Đậu mùa khỉ là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh tại Việt Nam

0
Đậu mùa khỉ là gì? Nguồn gốc từ đâu?
Đậu mùa khỉ là gì? Nguồn gốc từ đâu?
Đậu mùa khỉ là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh tại Việt Nam
5 (100%) 1 vote

Ngay khi có thông tin Việt Nam xuất hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên, nhiều người tỏ ra vô cùng lo lắng về căn bệnh truyền nhiễm này. Bạn hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu cũng như cách phòng tránh của bệnh đậu mùa khỉ qua bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu đậu mùa khỉ là gì?

Đậu mùa khỉ là gì? Nguồn gốc từ đâu?
Đậu mùa khỉ là gì? Nguồn gốc từ đâu?

“Đậu mùa khỉ” là tên của một loại bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae. Người mắc bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện các nốt phỏng nước lan khắp cơ thể. Phần lớn các ca bệnh đều sinh sống ở gần các khu rừng nhiệt đới – nơi sinh sống của một số loài động vật (Là vật chủ mang virus gây bệnh).

Đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật sang con người và lây từ người sang người. Đây là lý do khiến nó dễ dàng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.

Ít ai biết rằng, bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện từ lâu, chỉ là gần đây có nhiều đợt bùng phát dịch nên mới khiến chúng trở nên nổi tiếng hơn. Ca bệnh nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên trên Thế Giới được ghi nhận vào năm 1970. Bệnh nhân là một trẻ em 9 tuổi người Công Gô. Khu vực mà dịch bệnh hoành hành trước đây cũng chủ yếu thuộc khu vực Trung và Tây Phi.

Bệnh đậu mùa khỉ tiếng Anh là gì?

Trong tiếng anh, đậu mùa khỉ được viết là “monkeypox”. Vào năm 1958, loại virus này được phát hiện trên những con khỉ trong phòng thí nghiệm ở Đan Mạch. Vì vậy, cái tên đậu mùa khỉ cũng bắt nguồn từ đây.

Dấu hiệu nhận biết đậu mùa khỉ dễ thấy

Nổi phát ban, nốt phỏng nước chính là dấu hiệu điển hình của bệnh đậu mùa khỉ
Nổi phát ban, nốt phỏng nước chính là dấu hiệu điển hình của bệnh đậu mùa khỉ

Người mắc đậu mùa khỉ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ khiến xuất hiện triệu chứng nhẹ. Nhưng đối với một số người khác, triệu chứng của bệnh có thể nặng hơn và cần có sự can thiệp y tế.

Một vài dấu hiệu điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

  • Sốt, tăng thân nhiệt, đau đầu dữ dội
  • Đau lưng, đau cơ và suy nhược cơ thể.
  • Mệt mỏi, kiệt sức, cảm thấy ớn lạnh.
  • Sưng hạch bạch huyết, cơ thể nổi hạch.
  • Nổi phát ban: Vị trí mà các nốt phát ban, phỏng nước hay xuất hiện là ở mặt, lòng bàn tay, bàn chân, mắt, miệng, họng,… Ở giai đoạn đầu, bề mặt da sẽ xuất hiện các tổn thương phẳng rồi sau đó chúng sẽ hình thành mụn nước, mụn mủ với số lượng có thể lên đến cả nghìn nốt. Tiếp theo, các nốt này sẽ khô, đóng vảy nếu được điều trị tốt và hình thành lên một lớp da mới (Giai đoạn sắp khỏi bệnh).

Lưu ý: Dấu hiệu sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu quan trọng giúp bạn phân biệt bệnh đậu mùa thông thường và đậu mùa khỉ. Bởi vì bệnh đậu mùa khỉ mới khiến cơ thể nổi lên các hạch bạch huyết.

Thông thường, sau khoảng 1 – 3 ngày bị sốt thì cơ thể người mắc đậu mùa khỉ sẽ xuất hiện các nốt phát ban ở vùng mặt, lòng bàn tay, bàn chân, sau đó sẽ lan ra khắp cơ thể. Tổng thời gian nhiễm bệnh có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần.

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Có các con đường lây nhiễm đậu mùa khỉ là:

  • Lây nhiễm thông qua vết xước hoặc vết cắn từ động vật nhiễm virus đậu mùa khỉ.
  • Người ăn phải động vật bị nhiễm b.ệ.n.h (Những loài gặm nhấm và linh trưởng).
  • Người tiếp xúc gần với b.ệ.n.h nhân bị mắc đậu mùa khỉ. Trong đó, bao gồm tiếp xúc qua da, chạm vào đồ vật của người nhiễm b.ệ.n.h. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bị lây nhiễm nếu chẳng may hít phải vảy da hoặc virus từ quần áo, gối hoặc khăn mặt của người bị bệnh.
  • Lây nhiễm qua đường t.ì.n.h d.ụ.c và lan truyền từ mẹ sang con.

Đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong 2 - 4 tuần nhưng cũng có khả năng gây biến chứng nặng
Đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong 2 – 4 tuần nhưng cũng có khả năng gây biến chứng nặng

Trong hầu hết các ca bệnh, triệu chứng của đậu mùa khỉ sẽ biến mất dần trong khoảng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người thì bệnh lại trở nặng và có thể dẫn tới nguy cơ t.ử v.o.n.g. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người mắc bệnh nền, suy giảm miễn dịch chính là các đối tượng có khả năng bị mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Các biến chứng mà đậu mùa khỉ có thể gây ra là: Nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, suy giảm trí nhớ và các vấn đề về mắt. Theo thống kê thì tỷ lệ người t.ử v.o.n.g bởi bệnh đậu mùa khỉ là khoảng 3 – 6% (Theo các số liệu gần đây). Tỷ lệ này có sự khác nhau theo nhiều yếu tố, trong đó có khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe.

Như vậy, đây cũng được coi là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta nên phòng tránh kỹ lưỡng mà không quá hoang mang, lo sợ bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không?

Theo thông báo từ tổ chức y tế, hiện nay chưa có giải pháp đặc trị nào dành cho bệnh đậu mùa khỉ. Vắc xin phòng chống đậu mùa khỉ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, điều chế. Các vắc xin sẽ tiếp tục được phân tích, thí nghiệm để có dữ liệu phản ứng. 

Theo thông tin từ bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó Giám đốc bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung Ương, những người được tiêm vắc xin đậu mùa thông thường sẽ được bảo vệ tới 85% trước bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, vì Thế Giới đã loại trừ được đậu mùa nên lượng vắc xin đậu mùa dự trữ không còn nhiều ở các nước. Vì vậy, loại vắc xin này sẽ được ưu tiên tiêm cho người có nguy cơ cao mắc bệnh, người bị phơi nhiễm đậu mùa khỉ.

Cách phòng tránh đậu mùa khỉ thế nào?

Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam khiến nhiều người hoang mang
Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam khiến nhiều người hoang mang

Cách phòng tránh đậu mùa khỉ được áp dụng hiện nay là: Cách ly, giữ khoảng cách đồng thời giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Mặc dù sau khoảng từ 2 – 4 tuần, người mắc bệnh sẽ giảm dần các triệu chứng và bắt đầu tự khỏi bệnh nhưng bạn vẫn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời uống t.h.u.ố.c đầy đủ khi nhiễm bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ bạn có thể tham khảo:

  • Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là bạn nên che bằng khăn vải, khăn giấy để hạn chế các giọt bắn.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đồng thời rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn tay.
  • Những người thấy mình có dấu hiệu nghi nhiễm hoặc phát ban không rõ nguyên nhân thì nên liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, cũng cần chủ động kịp thời cách ly, tránh quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c.
  • Không tiếp xúc gần với những người đang mắc đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc với vết thương, giọt bắn hoặc vật dụng sinh hoạt hàng ngày của người bị nhiễm bệnh.
  • Nếu phát hiện nơi ở, nơi làm việc có người bị mắc bệnh đậu mùa khỉ thì nên đưa người đó tới cơ sở y tế mà không nên chủ quan, tự điều trị.
  • Những người đến các quốc gia có lưu hành bệnh dịch như khu vực (Trung và Tây Phi) thì cần hạn chế tiếp xúc với các loại động vật có vú, nhất là loài gặm nhấm, linh trưởng hay thú có túi vì chúng có thể là vật chủ nhiễm virus. Khi quay lại Việt Nam thì cần khai báo đầy đủ thông tin với cơ quan y tế địa phương.

Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ thegioimay.org vừa mới chia sẻ tới bạn. Có thể thấy, đây là loại bệnh khá nguy hiểm và chưa có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá hoang mang, lo sợ mà nên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm bệnh. Hãy nhớ theo dõi website của chúng tôi để cập nhật các tin tức mới nhất về các lĩnh vực, bạn nhé!