FIFA là gì? Có vai trò và trách nhiệm gì với bóng đá Thế Giới?

0
Tìm hiểu FIFA là gì? Viết tắt của từ gì?
Tìm hiểu FIFA là gì? Viết tắt của từ gì?
FIFA là gì? Có vai trò và trách nhiệm gì với bóng đá Thế Giới?
5 (100%) 1 vote

Nếu như là một fan cứng của bóng đá thì chắc chắn bạn đã biết FIFA là gì? Vậy tổ chức này được hình thành từ năm nào? Ai đang giữ cương vị chủ tịch? Và vai trò, trách nhiệm của FIFA đối với bóng đá Thế Giới ra sao? Hãy cùng thegioimay.org đọc bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!

FIFA là gì? FIFA là viết tắt của từ gì?

Tìm hiểu FIFA là gì? Viết tắt của từ gì?
Tìm hiểu FIFA là gì? Viết tắt của từ gì?

FIFA thực chất là từ viết tắt của một từ tiếng Pháp là Fédération Internationale de Football Association. Còn trong tiếng Anh, nó được viết thành International Federation of Association Football. Nếu dịch sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là Liên đoàn bóng đá Thế Giới. 

Đây là tổ chức cấp cao nhất của bộ môn bóng đá, futsal (Bóng đá trong nhà) và bóng đá bãi biển trên toàn cầu. Liên đoàn bóng đá của các quốc gia khác nhau cũng chính là thành viên của FIFA.

FIFA được thành lập vào năm 1904 với mục đích giám sát giải đấu quốc tế giữa các đội tuyển quốc gia như: Bỉ, Đan Mạch, Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ (Các đội bóng châu Âu).

Hiện nay, trụ sở của FIFA được đặt tại Zürich (Thụy Sĩ) và đã có 211 quốc gia đăng ký làm thành viên. Và các quốc gia này phải là thành viên của các liên đoàn bóng đá của một trong sáu châu lục như: Châu Á, châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc và Trung Mỹ, châu Đại Dương.

Không giống như Ủy ban bóng đá quốc tế, FIFA không có quyền kiểm soát luật bóng đá nhưng tổ chức này lại có nhiệm vụ đứng ra tổ chức, quảng bá các giải đấu rồi từ đó thu về nguồn lợi nhuận từ hoạt động tài trợ.  

Nguồn tiền ấy đã biến FIFA trở thành một tổ chức phi chính phủ giàu có nhất Thế Giới. Cụ thể, theo số liệu năm 2013, chỉ tính riêng trong năm này, FIFA đã thu về 1,3 tỷ đô la Mỹ, trong đó lợi nhuận 72 triệu đô và có số tiền dự trữ lên đến 1,4 tỷ đô tiền mặt.

Trọng tài FIFA là gì? Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài FIFA?

Các trọng tài FIFA của Việt Nam
Các trọng tài FIFA của Việt Nam

Trước khi tìm hiểu về định nghĩa trọng tài FIFA thì chúng ta sẽ nói qua một chút về trọng tài.

Trọng tài là một chức danh dùng để chỉ người điều khiển một trận bóng đá. Họ là người nắm rõ luật bóng đá, có trách nhiệm theo dõi trận đấu rồi đưa ra phán quyết công bằng. Đồng thời đảm bảo cho trận bóng được diễn ra đúng luật, đúng thời gian. 

Một trận đấu sẽ có 3 đến 4 trọng tài, trong đó quyền hạn chủ yếu được đặt vào trong tay trọng tài chính.

Trọng tài FIFA là những trọng tài giỏi nhất được từng quốc gia đề cử với FIFA. Họ phải trải qua nhiều sự kiểm tra, cấp phép và sàng lọc khắt khe trước khi làm việc cho FIFA. Trong những trận đấu đẳng cấp quốc tế do FIFA tổ chức thì những trọng tài được điều đến phải là trọng tài FIFA chứ không phải là trọng tài cấp quốc gia.

Lịch sử hình thành FIFA qua các năm

Như đã nói ở trên,  FIFA được thành lập vào năm 1904. Nhưng ít ai biết rằng trước đó, vào năm 1902 Anton Wilhelm Hirschman – Tổng Thư ký Liên đoàn bóng đá Hà Lan đã đề nghị lời mời tổ chức giải đấu chính thức và thành lập một tổ chức bóng đá có quy mô quốc tế nhưng đã bị liên đoàn bóng đá Anh từ chối.

Không từ bỏ, Anton Wilhelm Hirschman tiếp tục gửi lời mời tới các liên đoàn bóng đá quốc gia khác ở châu Âu để đề nghị họ cùng đứng lên thành lập một tổ chức bóng đá quốc tế và cuối cùng đã được họ đồng thuận.

Tới năm 1904, trận đấu bóng đá giao hữu giữa Bỉ và Pháp đã diễn ra. Đây được coi là trận đấu quốc tế đầu tiên. Sau đó, chỉ trong vài ngày, thoả ước thành lập liên đoàn bóng đá chung chính thức đã được thông qua tại trụ sở của Hiệp hội các môn thể thao Pháp. Đây cũng chính là lý do FIFA được viết tắt từ một từ tiếng Pháp chứ không phải là tiếng Anh như chúng ta thường thấy.

7 thành viên đầu tiên của FIFA là: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Còn vị chủ tịch đầu tiên của tổ chức này là: Robert Guerin.

Tên các vị chủ tịch FIFA trong từng giai đoạn

Giai đoạn Tên vị chủ tịch của FIFA
1904 – 1906 Robert Guerin
1906 – 1918 Daniel Burley Woolfall
1918 – 1921 Không có chủ tịch do C.h.i.ế.n t.r.a.n.h Thế Giới lần thứ nhất
1921 – 1954 Jules Rimet
1954 – 1955 Rodolphe William Seeldrayers. Vị chủ tịch tại vị trong thời gian ngắn nhất
1956 – 1961 Arthur Drewry
1961 – 1974 Sir Stanley Ford Rous
1974 – 1998 Joao Havelange. Vị chủ tịch tại vị trong thời gian dài nhất
1998 – 2015 Sepp Blatter
2015 – 2016 (5 tháng) Issa Hayatou (Quyền chủ tịch)
2016 – Hiện tại Gianni Infantino

Cơ cấu tổ chức của FIFA gồm những gì?

Liên đoàn bóng đá châu Âu (Viết tắt: UEFA) có tổng cộng 53 thành viên
Liên đoàn bóng đá châu Âu (Viết tắt: UEFA) có tổng cộng 53 thành viên

Hiện nay, FIFA đang quản lý 6 liên đoàn bóng đá châu lục với tổng cộng 211 quốc gia thành viên.

Cụ thể, 6 liên đoàn bóng đá châu lục đó là:

  • Liên đoàn bóng đá châu Á: Tên viết tắt – AFC, có 46 thành viên.
  • Liên đoàn bóng đá châu Phi: Tên viết tắt – CAF, có 54 thành viên.
  • Liên đoàn bóng đá châu Nam Mỹ: Tên viết tắt – CONMEBOL, có 10 thành viên.
  • Liên đoàn bóng đá châu Âu: Tên viết tắt – UEFA, có 53 thành viên.
  • Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương: Tên viết tắt – OFC, gồm 11 thành viên.
  • Liên đoàn bóng đá Bắc Mỹ, Trung Mỹ và vùng Caribe: Tên viết tắt CONCACAF, gồm 41 thành viên.

Giải đấu bóng đá mà FIFA tổ chức

FIFA đã đứng ra tổ chức nhiều giải đấu giữa nhiều đội tuyển Quốc gia hoặc các giải đấu lớn như:

  • Giải bóng đá vô địch Thế Giới – FIFA World Cup: Được tổ chức chu kỳ 4 năm/lần cho toàn bộ Đội tuyển quốc gia là thành viên của FIFA.
  • Giải vô địch bóng đá Thế giới dành cho các đội tuyển nữ.
  • Giải đấu bóng đá nam tại Thế vận hội mùa hè cho lứa tuổi U23.
  • Giải vô địch bóng đá trong nhà (Futsal)
  • Giải đẳng cấp Thế giới dành cho bộ môn bóng đá bãi biển.

Mặc dù đã tổ chức rất nhiều giải đấu lớn và thu được thành công, thế nhưng cũng có lần FIFA phải loại bỏ một số giải đấu như: Giải Vô địch liên đoàn các châu lục với lý do: Nó không còn đủ hấp dẫn để thu hút người xem.

Vai trò, trách nhiệm của FIFA với bóng đá Thế Giới

Chủ tịch đương nhiệm của FIFA - ông Gianni Infantino
Chủ tịch đương nhiệm của FIFA – ông Gianni Infantino

Vai trò quan trọng của FIFA là gì?

Như đã nói ở trên, FIFA không có quyền đưa ra luật bóng đá nhưng lại có quyền đứng ra tổ chức và thực hiện công việc quảng bá, quyền thông cho các giải đấu, từ cấp độ nghiệp dư cho tới chuyên nghiệp. 

Tổ chức này sẽ có vai trò duy trì liên lạc giữa nhiều thành viên với văn phòng được đặt tại các quốc gia. Trong đó, các văn phòng đặt ở các nước thành viên sẽ phối hợp, hỗ trợ những hoạt động của cả Liên đoàn cũng như các liên minh khác.

Trách nhiệm của FIFA với nền bóng đá Thế Giới

FIFA là nơi giám sát, duy trì những tiêu chuẩn của bóng đá. Họ sẽ là đơn vị phát hiện ra các hành vi gian lận trong một trận bóng để có biện pháp xử phạt, đảm bảo cho một nền bóng đá công bằng.

FIFA cũng có trách nhiệm phát triển, thúc đẩy nền bóng đá Thế Giới. Tất cả các liên đoàn trực thuộc đều phải thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình theo quy định đã được ban hành trước đó.

Văn phòng đại diện của FIFA được đặt ở nhiều quốc gia thành viên. Điều này cho phép việc liên lạc, thông báo giữa các liên đoàn diễn ra nhanh chóng, cập nhật nhất. 

Liên đoàn bóng đá Việt Nam – Một thành viên của FIFA

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) là một tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động, giải đấu bóng đá diễn ra tại Việt Nam.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam hiện là thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và liên đoàn bóng đá Thế Giới (FIFA).

Hiện nay, trụ sở của Liên đoàn bóng đá Việt Nam được đặt tại đường Lê Quang Đạo, thuộc phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vị chủ tịch hiện tại của VFF là ông Lê Khánh Hải.

Lời kết

Trong bài viết trên, thegioimay.org đã chia sẻ thông tin liên quan tới FIFA là gì? Lịch sử hình thành, vai trò, trách nhiệm của FIFA đối với bóng đá Thế Giới. Hy vọng, sau khi đọc bài viết, bạn đã có câu trả lời đầy đủ cho những thắc mắc của mình. Hãy ghé thăm website của chúng tôi nhiều hơn để cập nhật các thông tin hay ho khác về thể thao và các lĩnh vực khác, bạn nhé!