Giun đất có vai trò gì trong cuộc sống? Giải đáp thắc mắc về giun đất

0
giun đất có vai trò
Giun đất đóng góp nhiều lợi ích, đặc biệt là trong nông nghiệp
Giun đất có vai trò gì trong cuộc sống? Giải đáp thắc mắc về giun đất
5 (100%) 1 vote

Giun đất là loài động vật không mấy xa lạ với chúng ta vì chúng sống ở mọi nơi, dưới lớp đất. Vậy giun đất có vai trò gì trong cuộc sống? Chúng mang tới ích lợi hay là tác hại? Cùng thegioimay.org giải đáp thắc mắc xoay quanh con vật có tên “địa long” qua bài viết dưới đây nhé!

Giun đất là gì?

Giun đất (Hay khâu dẫn) là động vật thuộc ngành giun đốt. Trong đông y, nó còn được gọi với cái tên khác là địa long.

Về đặc điểm cơ thể, giun đất có chiều dài khoảng 10 – 35 cm, chiều rộng dao động từ 5 – 15mm với hình dạng thuôn hai đầu. Thân chúng có màu nâu hồng hoặc nâu đen, cơ thể chứa các đốt giúp giun dễ dàng co giãn, chui rúc trong lớp đất. Bề mặt da của giun mềm, có chức năng hô hấp, luôn ở trạng thái ẩm ướt. 

Giun sống trong địa bàn rất rộng, chúng ta có thể thấy chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, ở sâu bên trong lớp đất. Giun đất có vai trò làm cho đất thêm màu mỡ, tơi xốp. Những nơi mà tập trung nhiều giun đất là: Mô đất ẩm, khu vực đất trồng trọt, hoang sơ,… Đây là những nơi có nhiều mùn và giàu chất dinh dưỡng hữu cơ.

Giun đất có vai trò gì trong cuộc sống?

giun đất có vai trò
Giun đất đóng góp nhiều lợi ích, đặc biệt là trong nông nghiệp

Giun đất có vai trò quan trọng với nông nghiệp – canh tác

* Giúp loại trừ một số vi sinh vật gây b.ệ.n.h

Giun đất có khả năng tiêu diệt, làm giảm sự phát triển của một số loại vi sinh vật gây hại. Phân của giun sẽ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật có lợi phát triển. Sau đó, vi sinh vật có lợi này sẽ tiết ra chất kháng sinh chống lại vi sinh vật có hại.

* Dùng làm thức ăn cho vật nuôi

Giun đất là thức ăn ưa thích và bổ dưỡng cho gà, vịt, ngan, ngỗng,… Đặc biệt gần đây, có một loại giun đất là trùn quế được sử dụng làm thức ăn cho lợn. Lợn sau khi thu hoạch cho chất lượng thịt thơm, ngon, giàu đạm.

* Giun đất giúp làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất 

giun đất có vai trò
Giun đất như chú công nhân cần mẫn, giúp làm tăng độ tơi xốp cho đất

Giun đất giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng mà cây khó tiêu thành chất cây dễ hấp thụ. Thức ăn của giun đất là những mảnh vụn hữu cơ từ thực vật hay động vật khác đang bị phân hủy, gồm: Bã thực vật, cỏ khô, lá khô,… 

Sau khi tiêu hóa, giun sẽ thải ra lượng phân lớn và giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng (Mùn hữu cơ, kali, chất khoáng,…) nhanh chóng. Lượng phân này cũng có tác dụng làm tăng hoặc giảm độ pH cho đất, góp phần đưa đất chua hay kiềm về trạng thái cân bằng.

Giun đất còn có giúp cho đất có khả năng giữ nước tốt hơn nhờ việc tăng độ tơi xốp và gắn kết của đất, thông qua việc di chuyển và đào hang thường xuyên.

Tóm lại, ở những nơi nào có giun đất thì chứng tỏ nơi có đó hàm lượng dinh dưỡng rất dồi dào, tốt cho cây.

* Giun đất giúp nhận biết đất màu mỡ dễ dàng

Như đã nói ở trên, giun đất có vai trò lớn trong việc làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu. Cho nên, sự hiện diện của giun là dấu hiệu đáng tin cậy cho biết khu vực đất có màu mỡ hay không. Cụ thể, ở những nơi có mật độ giun từ 300 – 500 con/m2, chất lượng đất ở mức rất tốt để canh tác cây trồng.

Không những vậy, mật độ giun đất còn cho thấy vài yếu tố khác như: Hoạt động sống tự nhiên của loài vi sinh vật, nấm,… Hệ vi sinh vật này cũng tham gia vào quá trình phân hủy chất hữu cơ để làm giàu cho đất.

Giun đất có vai trò gì trong lĩnh vực y tế?

địa long
Giun đất có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Giun đất được coi là một bài thuốc đông y hiệu quả, có tên là địa long. Theo đó, bài thuốc này đã được sử dụng từ lâu trong dân gian, có tác dụng làm tan m.á.u, trừ phong thấp, lợi tiểu, hạ sốt, tiêu đờm,… Do vậy, địa long được áp dụng để chữa các b.ệ.n.h: Sốt cao c.o g.i.ậ.t, v.i.ê.m đ.ư.ờ.n.g t.i.ế.t n.i.ệ.u, đ.ộ.n.g k.i.n.h, s.ố.t r.é.t, p.h.o.n.g t.h.ấ.p, l.i.ệ.t nửa người,…

Tuy nhiên địa long kiêng kỵ sử dụng trong trường hợp người b.ệ.n.h xuất hiện triệu chứng hư hàn (Tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, sức yếu, mệt mỏi, hay ra mồ hôi,…) mà không có thực nhiệt (Nóng sốt, họng khô, khát nước, nước tiểu đỏ vàng,…).

Cách sơ chế địa long như sau: Rửa sạch địa long tươi bằng nước ấm cho sạch chất nhớt. Sau đó ép đuôi vào gỗ rồi mổ dọc thân giun, rửa sạch đất trong bụng. Cuối cùng là phơi khô hoặc sấy, cất dùng. Tất cả các bộ phận của giun đất đều có thể làm thuốc được.

Giải đáp một số thắc mắc về giun đất

giun đất có vai trò
Giun đất khổng lồ được phát hiện

Dưới đây là những câu hỏi mà bạn đọc thường thắc mắc về giun đất. Hãy theo dõi để biết câu trả lời nhé:

Giun đất hô hấp bằng gì?

Khác với một số loài vật sinh sống trên cạn, giun đất không hề có phổi mà chúng chủ yếu hô hấp qua da. Bởi vậy mà da của giun thường ẩm ướt để dễ dàng khuếch tán khí oxy vào hệ thống mao mạch dày đặc nằm ngay phía dưới. Tương tự, khí cacbonic mà chúng thải ra cũng sẽ theo con đường này mà ra ngoài. 

giun đất có vai trò
Giun đất hô hấp, trao đổi khí bằng da

Đây cũng chính là lý do khiến giun phải bò lên mặt đất mỗi khi trời mưa. Nếu không, nước sẽ ngập và giun sẽ bị ngạt thở.

Giun đất có mắt không?

Giun đất không có mắt. Theo các nhà khoa học, vì giun đất sống trong lòng đất tối tăm nên phần đầu đã bị thoái hóa, trong đó có mắt. Điều này khá giống với các loại động vật khác sinh sống dưới lòng đất như: Chuột chũi.

Mặc dù giun đất không có mắt nhưng chúng có cơ quan xúc giác phát triển và có khả năng cảm nhận ánh sáng. Nhờ đó, chúng vẫn di chuyển được theo hướng chính xác.

Giun đất thuộc hệ tuần hoàn gì?

Giun đất có hệ tuần hoàn thuộc dạng kín. M.á.u trong cơ thể giun đất được các “tim giả” (Nằm bao quanh thực quản, còn gọi là mạch vòng hầu) đẩy đi khắp cơ thể qua mạch kín. M.á.u giun sẽ trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

Về cấu tạo, giun đất có 3 loại mạch trong hệ tuần hoàn là: Mạch vòng hầu, mạch lưng và mạch bụng. Những mạch m.á.u này nằm ngay phía dưới da giun để tiện cho quá trình hô hấp. Nhờ đó, giun đất có màu phớt hồng.

Giun đất ăn gì?

giun đất có vai trò
Hình ảnh hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn của giun đất

Thức ăn của giun đất là mùn và những mảnh vụn hữu cơ được phân hủy ra từ thực vật. 

Bởi vậy chúng ta mới nói, giun đất có vai trò chuyển hóa chất dinh dưỡng từ khó tiêu thành dễ tiêu cho cây cối, thực vật.

Nói sơ qua một chút về hệ tiêu hóa, giun đất có hệ tiêu hóa được chia ra làm nhiều phần, được phân hóa rõ ràng, đi một chiều từ miệng tới hậu môn. Đầu tiên thức ăn sẽ vào tới miệng giun, tiếp theo được đẩy qua hầu, thực quản và chứa ở diều. 

Sau đó, dạ dày sẽ làm nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn, đẩy xuống ruột tịt để tiết enzim tiêu hóa. Cuối cùng, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu qua thành ruột. Còn chất thải, cặn bã thì được đưa tới hậu môn.

Giun đất thuộc ngành nào?

Giun đất là loài động vật thuộc ngành giun đốt. Đặc điểm chung của những loài thuộc ngành này là: Cơ thể đối xứng hai bên, thể khoang, không có xương sống, có thể có chi bên hoặc không, tùy từng loài.

Hiện nay, theo cách phổ biến, giun đốt được phân thành 3 loại là:

  • Polychatea: Là những loài có chi bên, hầu hết là động vật biển.
  • Oligochaeta: Giun đất. Đa số đều ăn thức ăn mục rữa để sống.
  • Hirudinea: Đỉa và các loài họ hàng lân cận. Chúng hút máu để tồn tại, sử dụng lối sống kí sinh, thường di chuyển giống với sâu đo.

Giun đất di chuyển nhờ đâu?

giun đất di chuyển như thế nào?
Giun đất di chuyển như thế nào?

Giun đất di chuyển nhờ bò trườn trên mặt đất vì không có chi. Để di chuyển, chúng thực hiện theo quá trình 4 bước sau: 

  • Thu mình để làm phồng đoạn đầu, co đoạn đuôi
  • Giun chuẩn bị bò trườn
  • Thu mình để làm phồng đoạn đầu, co đoạn đuôi
  • Dùng toàn thân và vòng tơ làm điểm tựa, vươn đầu, đẩy thân mình về phía trước

Có thể thấy, nhờ sự co dãn của các vòng tơ trên cơ thể và sức co, đẩy của toàn thân nên giun mới di chuyển được.

Giun đất có mấy lỗ s.i.n.h d.ụ.c?

Giun đất là sinh vật l.ư.ỡ.n.g t.í.n.h nên cơ thể chúng chứa cả bộ phận s.i.n.h d.ụ.c cái (B.u.ồ.n.g t.r.ứ.n.g) lẫn bộ phận s.i.n.h d.ụ.c đực (T.i.n.h h.o.à.n). Lỗ s.i.n.h d.ụ.c cái nằm ở vị trí mặt bụng đai s.i.n.h d.ụ.c.

Giun đất không thể tự sinh sản một mình mà vẫn cần t.h.ụ t.i.n.h chéo với cá thể giun đất khác.

Giun đất sống ở môi trường nào?

Giun đất ưa sống ở môi trường ẩm ướt nhưng không quá ngập nước, nơi có nhiều thức ăn phù hợp với chúng: Chứa nhiều mùn, mảnh vụn hữu cơ.

Nếu chẳng may gặp phải môi trường đất khô cứng, giun sẽ phải tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi mới nuốt thức ăn vào miệng.

Giun đất chữa bệnh gì?

tác dụng của giun
Giun đất có vai trò dùng làm thuốc chữa bệnh

Từ xa xưa, ông cha ta đã ứng dụng bài thuốc giun đất – địa long để chữa nhiều căn bệnh liên quan tới tuần hoàn, bài tiết, xương khớp,… Cụ thể là căn bệnh gì thì thegioimay.org đã liệt kê đầy đủ ở mục: Giun đất có vai trò gì trong lĩnh vực y tế? Bạn hãy lướt lên một chút để xem lại nhé.

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin lan truyền liên quan đến khả năng chữa bệnh COVID 19 của địa long. Theo đó, nhiều người đã thực hiện ăn sống giun đất mà không qua bước sơ chế, chế biến nào. 

Tuy nhiên, tin đồn này đã nhanh chóng bị dập tắt bởi Bộ Y tế. Theo đó, Bộ cho biết: Chưa cấp phép bất cứ loại thuốc nào có thành phần địa long để chữa bệnh và cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra địa long có tác dụng trong việc chữa COVID 19.

Cho nên, chúng ta không nên tự ý mua hay sử dụng dược liệu theo lời quảng cáo từ mạng xã hội và cần kiểm chứng rõ thông tin trước khi tiếp nhận.

Giun đất bò vào nhà tốt hay xấu?

Khi trời mưa, nước ngập, giun thường hay bò lên mặt đất để tránh bị ngạt thở, bạn có thể thấy chúng xuất hiện khắp mọi nơi, kể cả trong nhà. Chưa cần xét ý nghĩa về mặt phong thủy, tâm linh hay gì cả, việc giun bò vào nhà bạn sẽ gây mất vệ sinh, đồng thời thể hiện rằng nền nhà bạn quá ẩm thấp. Vì nếu nền cao thì giun sẽ không thể bò lên cao được.

Còn nếu bạn mơ thấy giun bò vào nhà thì đây lại là điềm may. Vì nó dự báo rằng: Bạn sắp có cơ hội lớn trong làm ăn, được quý nhân phù trợ, giúp đỡ trên đường lập nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận với các mối quan hệ làm ăn xung quanh mình vì có thể sẽ bị đồng nghiệp xấu “đâm sau lưng”.

Cách bảo vệ giun đất 

Bạn đã biết giun đất có vai trò quan trọng như thế nào trong nông nghiệp rồi, vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ chúng. 

Đầu tiên, giun rất nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Khi hóa chất ngấm vào đất thì giun sẽ hấp thu qua da mà bị ngộ độc, dẫn tới cái c.h.ế.t rất nhanh. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu có sử dụng thì hãy chọn loại thuốc sinh học, không gây hại tới giun, tới hệ vi sinh vật có trong đất và an toàn với con người.

Tiếp theo, cần hạn chế cày xới đất quá thường xuyên. Vì mỗi lần bạn cày xới đất thì sẽ có khả năng tổn hại tới giun (Khiến chúng bị đứt lìa hoặc c.h.ế.t) hay gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của chúng.

>>> Bài viết tham khảo: PM là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của PM trong từng lĩnh vực khác nhau

Kết luận

Vậy là qua bài viết, chúng ta đã biết được giun đất có vai trò gì trong cuộc sống và các nội dung liên quan, xoay quanh về giun đất. Nói chung, đây là một loài vật rất có ích cho nông nghiệp và còn là một vị thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng đọc và đừng quên ghé thăm thegioimay.org thường xuyên nha!