Hô hấp là gì? Các hình thức hô hấp ở động vật

0
Tìm hiểu khái niệm hô hấp là gì?
Tìm hiểu khái niệm hô hấp là gì?
Hô hấp là gì? Các hình thức hô hấp ở động vật
Đánh giá bài viết

Hô hấp là hoạt động không thể thiếu, gắn với sự sống của các loài sinh vật. Vậy hô hấp là gì? Các hình thức hô hấp ở động vật có những loại nào? Vai trò của hô hấp với cơ thể ra sao? Hôm nay, bạn hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Tìm hiểu hô hấp là gì?

Tìm hiểu khái niệm hô hấp là gì?
Tìm hiểu khái niệm hô hấp là gì?

Theo sinh lý học, hô hấp là hoạt động quan trọng giúp duy trì sự sống của cơ thể thông qua việc hấp thu khí oxy từ môi trường bên ngoài để cung cấp cho tế bào và thải ra một lượng khí cacbonic tương ứng. Quá trình này giúp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể diễn ra bình thường.

Quá trình hô hấp không chỉ có 2 hoạt động hít và thở mà nó còn có 3 giai đoạn quan trọng như sau: Giai đoạn hít thở, giai đoạn trao đổi khí ở phổi, da, mang (Hô hấp ngoài) và giai đoạn trao đổi khí ở tế bào (Hô hấp trong).

Trong đó, hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí Oxy giữa bề mặt cơ thể (Da, phổi, mang) với môi trường bên ngoài. Còn hô hấp trong là quá trình trao đổi khí trong tế bào. Các tế bào trong cơ thể sẽ nhận khí oxy từ máu, rồi lại thải ra khí cacbonic.

>> Nitơ Là Chất Gì? Vai Trò Của Nitơ Trong Cơ Thể Thực Vật?

Hệ hô hấp là gì? Gồm những bộ phận nào?

Hệ hô hấp được tạo nên từ sự kết hợp của nhiều bộ phận
Hệ hô hấp được tạo nên từ sự kết hợp của nhiều bộ phận

Hô hấp là gì thì đã được nêu ở phái trên. Vậy còn hệ hô hấp thì sao? Đây cũng là cái tên được nhắc tới khá nhiều trong chương trình sinh học bậc phổ thông.

Hệ hô hấp là một hệ cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất diễn ra trong toàn bộ cơ thể người.

Cấu tạo nên hệ hô hấp không chỉ có bộ phận riêng lẻ là phổi mà nó còn gồm những cơ quan khác như: Mũi, họng, thanh quản, khí quản và phế quản. 

Trong đó:

  • Mũi: Là bộ phận đầu tiên của hệ hô hấp nếu tính từ bên ngoài môi trường vào. Nhiệm vụ chủ yếu của mũi là lấy khí, đồng thời làm sạch khí qua những sợi lông mũi hay chất nhầy. Không khí đi qua bộ phận này còn được làm ấm và ẩm trước khi đi sâu vào trong các bộ phận tiếp theo.
Mũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp đó khí đi vào
Mũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp đó khí đi vào
  • Họng (Hay còn gọi là hầu): Họng là bộ phận nằm giữa khu vực giao nhau của đường thở (Khí quản) và đường ăn (Thực quản). Bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn, virus từ bên ngoài. Do phải thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nên họng là bộ phận rất dễ bị chúng tác động gây viêm nhiễm.
  • Thanh quản: Theo đường đi của không khí thì sau khi đi qua họng, chúng sẽ tới thanh quản. Bộ phận này được làm từ sụn và cơ và tương đối nhạy cảm. Thanh quản không chỉ giúp tạo ra âm thanh từ luồng khí đi vào mà còn có tác dụng làm ấm không khí trước khi đi tới phổi.
  • Khí quản: Bộ phận này có thể coi là một đường ống dẫn khí trực tiếp tới phổi, dài 10cm và có đường kính khoảng 2cm. Khí quản có chức năng làm giảm lượng khí thất thoát khi đi vào phổi, đồng thời nó cũng có tác dụng điều hòa lượng khí vào phổi sao cho thích hợp (Theo kết quả của một số nghiên cứu).
Sơ đồ cấu tạo của khí quản chi tiết
Sơ đồ cấu tạo của khí quản chi tiết
  • Phế quản là một nhánh của khí quản, có hình dạng giống như cành cây với nhiều nhánh nhỏ khác nhau. Nó làm nhiệm vụ đưa khí vào phế nang (Cơ quan làm nhiệm vụ đưa oxy hấp thụ vào m.á.u) và dẫn ngược lại khí từ phế nang đi ra.
  • Phổi: Đây là cơ quan quan trọng nhất trong hệ hô hấp, gồm phổi trái và phổi phải. Vì nằm ở gần tim nên lá phổi trái có kích thước nhỏ hơn một chút so với lá phổi bên kia. Phổi thực hiện chức năng giúp khí oxy mà chúng ta hít vào đi vào trong hồng cầu. Thông thường, ở người trưởng thành, dung tích phổi có thể lên đến 5 lít khí. 

Bề mặt trao đổi khí là gì? Đặc điểm ra sao?

Bề mặt trao đổi khí của động vật chính là nơi nhận khí oxy và giải phóng khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường. Ví dụ như: Da, bề mặt cơ thể, phổi, mang hay túi khí.

Thông thường, bề mặt trao đổi khí có đặc điểm như sau:

  • Có diện tích rộng, bề mặt lớn.
  • Mỏng, luôn ở trạng thái ẩm ướt để giúp không khí khuếch tán ra dễ dàng.
  • Hệ thống mao mạch dày đặc, m.á.u có khả năng vận chuyển khí
  • Có sự lưu thông không khí để tạo nên sự chênh lệch nồng độ. Điều này giúp không khí khuếch tán nhanh chóng hơn.

Các hình thức hô hấp ở động vật có mấy loại?

Chúng ta đã biết hô hấp là gì rồi, vậy thì trong phần dưới đây, hãy xem thử có mấy loại hình thức hô hấp ở động vật nhé!

Có 4 hình thức hô hấp ở động vật đó là: Hô hấp bằng phổi, hô hấp bằng da, hô hấp bằng mang và cuối cùng là hô hấp bằng hệ thống túi khí. Chúng được phân loại theo bề mặt trao đổi khí mà chúng ta đã tìm hiểu ở phía trên.

Hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể (Qua da)

Hô hấp qua bề mặt cơ thể xuất hiện ở trùng biến hình, thủy tức hay giun đất
Hô hấp qua bề mặt cơ thể xuất hiện ở trùng biến hình, thủy tức hay giun đất

Hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể thường xuất hiện ở các loài động vật bậc thấp, động vật đơn bào hay đa bào thuộc ngành: Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, giun đốt,…

Ngoài ra, ở một số loài như: Ếch nhái, lưỡng cư,… cũng có hô hấp qua bề mặt da bên cạnh hình thức hô hấp phụ của chúng là qua phổi.

Chúng có khả năng thực hiện hình thức hô hấp này là bởi vì: Những loài trên đều có diện tích bề mặt trao đổi khá lớn so với thể tích cơ thể của chúng. Một phần lý do khác là vì kích thước cơ thể nhỏ nên khoảng cách giữa bề mặt và cơ quan bên trong không quá lớn. Điều này giúp chất khí được khuếch tán rất nhanh tới các bộ phận bên trong.

>> Giun Đất Có Vai Trò Gì Trong Cuộc Sống? Giải Đáp Thắc Mắc Về Giun Đất

Hình thức hô hấp bằng phổi có đặc điểm gì?

Hình thức hô hấp bằng phổi thường gặp ở những loài động vật sống trên cạn như lớp bò sát, lớp chim hoặc lớp thú. Một số động vật ở dưới nước cũng thực hiện hình thức hô hấp này là: Rắn nước, ba ba, cá voi hay cá heo,…

Theo đó, dòng khí oxy sẽ đi vào cơ thể theo quá trình sau: Từ khoang mũi -> Hầu (Họng) -> Thanh quản -> Khí quản -> Phổi.

Đường đi của không khí qua các cơ quan trong hệ hô hấp
Đường đi của không khí qua các cơ quan trong hệ hô hấp

Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ các cơ hô hấp là cơ hoành và cơ liên sườn ngoài. Cơ hoành giúp làm tăng thể tích lồng ngực theo phương thẳng đứng còn cơ liên sườn lại làm tăng thể tích theo hướng từ trước và hai bên.

Khi hai loại cơ này co lại thì thể tích lồng ngực sẽ tăng, lá tạng và phổi đồng thời bị kéo ra. Điều này khiến cho không khí tràn vào phổi. Ngược lại, khi hai loại cơ nói trên dãn ra thì thể tích lồng ngực giảm, phổi bị co lại nên tạo điều kiện để đẩy khí cacbonic ra ngoài.

Hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí là gì?

Loài động vật thực hiện hô hấp bằng hệ thống ống khí chính là côn trùng. Chúng có các ống khí làm nhiệm vụ dẫn khí, sau đó được chia nhỏ thành nhiều nhánh con rồi vươn ra khắp cơ thể, tiếp xúc với các tế bào.

Châu chấu có các lỗ thở được phân bố đều trên bụng
Châu chấu có các lỗ thở được phân bố đều trên bụng

Hệ thống ống khí này thông ra với môi trường bên ngoài nhờ các lỗ thở phân bố đều trên cơ thể côn trùng. Ở hình thức hô hấp này, sự thông khí trong các ống khí được thực hiện nhờ sự co dãn của phần bụng.

Hình thức hô hấp bằng mang xuất hiện ở loài nào?

Hình thức hô hấp bằng mang thường thấy ở những loài cá, hay thân mềm (Trai, ốc, hến,…). Trong đó, cá là loài có hệ thống trao đổi khí hoàn hảo với khả năng thu được 80% lượng khí oxy từ nước chảy qua cơ thể nó.

Về cơ chế hoạt động, khi miệng và nắp mang của cá đóng mở nhịp nhàng thì dòng nước sẽ chảy một chiều, theo dòng từ miệng qua mang. Cụ thể, bạn có thể nhìn rõ qua hình ảnh dưới đây:

Cá là loại động vật điển hình cho hình thức hô hấp bằng mang
Cá là loại động vật điển hình cho hình thức hô hấp bằng mang

Nói sơ qua một chút về cấu tạo của mang. Mang cá có cấu tạo là cung mang, được ngăn cách với nhau bằng các khe giữa gọi là khe mang. Mỗi cung mang đều có 2 lá mang màu đỏ tươi. Mỗi lá mang này lại bao gồm nhiều tia mảnh, dài, vách mỏng, xếp khít với nhau.

Phía bên ngoài mang cá là nắp mang đóng mở cùng với viền nhỏ xung quanh. Phần riềm này có tác dụng điều chỉnh dòng nước chảy qua mang, giống như một cái van nhỏ.

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng ta đã biết hô hấp là gì và hình thức hô hấp ở động vật đa dạng ra sao. Vì vậy, sẽ có một số loài động vật dù “không hề” có phổi nhưng vẫn hô hấp bình thường và tồn tại được. Để theo dõi thêm các bài viết mới khác từ thegioimay.org, các bạn nhớ truy cập website thường xuyên nhé, sẽ có điều bất ngờ chờ các bạn ở phía trước đấy!