Mật mía là gì? Mật mía dùng để làm gì? Có béo không?

0
Mật mía tiếng Anh có tên là Blackstrap Molasses
Mật mía tiếng Anh có tên là Blackstrap Molasses
Mật mía là gì? Mật mía dùng để làm gì? Có béo không?
5 (100%) 1 vote

Mật mía là một loại nguyên liệu, gia vị có vị ngọt, thường được sử dụng để chế biến món ăn. Trong bài viết sau đây của thegioimay.org, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mật mía là gì và những tác dụng tuyệt vời của loại mật này đối với sức khỏe, bạn nhé!

Tìm hiểu mật mía là gì?

Mật mía tiếng Anh có tên là Blackstrap Molasses
Mật mía tiếng Anh có tên là Blackstrap Molasses

Mật mía (Còn có tên gọi: Kéo tre hoặc kéo mật) được chiết xuất từ cây mía đường, đây là một dạng chất lỏng màu nâu vàng óng ánh, có độ sệt khá giống với sirô. Khi ăn mật cây mía ta sẽ thấy có vị ngọt thanh mà không quá gắt.

Thành phần dinh dưỡng trong mật làm từ cây mía phần lớn là đường. Ngoài ra còn có một số chất khoáng khác như: Mangan (13%), magie (12%), đồng, sắt, kẽm và vitamin B6. Vì vậy, loại mật này khá có lợi với sức khỏe con người. 

Người ta có thể sử dụng mật cây mía để thay thế cho đường kính trắng trong việc chế biến, nêm nếm gia vị hay để làm một số loại bánh, nấu kẹo hay nấu chè,…

Hiện nay, ở nước ta vẫn còn làng nghề sản xuất mật mía. Những làng nghề này chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa cùng với vài tỉnh miền núi phía Bắc.

Mật mía có tác dụng gì với sức khỏe chúng ta?

Mật cây mía có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe
Mật cây mía có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe

Như đã nói ở trên, mật cây mía không chỉ chứa phần lớn hàm lượng đường mà còn có một thành phần chất khoáng tốt cho sức khỏe.

Tăng cường sức khỏe cho x.ư.ơ.n.g

Mật cây mía có chứa các chất như: Selen, sắt, đồng,… nên sẽ giúp x.ư.ơ.n.g bạn duy trì sự khỏe mạnh. 

Mật mía chứa rất nhiều đường, vì thế bạn không nên quá lạm dụng nó để tăng cường sức khỏe cho x.ư.ơ.n.g. Thay vào đó, bạn có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng này từ các thực phẩm lành mạnh khác như: Sữa, cá, trứng,…

Cải thiện sức khỏe hệ tuần hoàn, tim mạch

Một lượng kali khá dồi dào tồn tại trong mật mía nên nó có tác dụng thúc đẩy huyết áp khỏe mạnh và duy trì sức khỏe cơ t.i.m. Cụ thể, chỉ với 1 thìa mật này là bạn đã cung cấp cho cơ thể khoảng 300mg kali (Bằng với hàm lượng Kali có trong một nửa trái chuối chín).

Hiện tại, mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói về tác dụng trực tiếp của mật mía đối với t.i.m người nhưng các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả khá tích cực trên cơ thể động vật. 

Việc bổ sung mật cây mía giúp tăng lượng lipoprotein hoặc c.h.o.l.e.s.t.e.r.o.l tốt. Nhờ đó, giảm áp lực lên thành mạch, duy trì h.u.y.ế.t á.p ổn định và bảo vệ sức khỏe cho t.i.m mạch.

Là chất chống oxy hóa, stress hiệu quả

Theo kết quả nghiên cứu của nhà khoa học, mật mía đen có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa nhiều hơn so với mật ong và với đường kính trắng tinh luyện. Những chất chống oxy hóa này có tác dụng làm giảm stress, chống lại các gốc tự do – nguyên nhân chính gây nên căn bệnh u.n.g t.h.ư. 

Giảm các triệu chứng của trong thời kỳ kinh nguyệt

Hàm lượng sắt có trong mật mía là khá cao, mà sắt lại là thành phần chính cấu tạo nên hồng cầu. Do đó, nó giúp điều hòa lượng kinh nguyệt đều đặn và hỗ trợ bổ sung m.á.u, ngăn ngừa triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt do thiếu m.á.u.

Tác dụng khác của mật mía theo Đông Y

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng mật cây mía để làm gia vị và một vị thuốc cổ truyền. Theo Đông y, mật làm từ mía có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận táo, giáng khí. 

Vì vậy, nó có thể dùng cho người bị ho khan, kể cả là chứng ho ra máu, người bị buồn nôn, táo bón và người bị ngộ độc rượu để cải thiện triệu chứng.

Dùng mật mía nấu món gì?

Mật làm từ mía được sử dụng như một loại nước sốt ngọt để chấm cho các loại bánh hoặc dùng làm nguyên liệu nấu nên một số món như: Bánh chay, sủi dìn, bánh ngào, bánh khảo, bánh gai, chè đỗ,… Đặc biệt, ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, người ta còn dùng loại mật này để làm kẹo cu đơ.

Dưới đây là một vài công thức nấu ăn sử dụng mật làm từ mía cho bạn tham khảo:

*Cá kho mật mía thơm ngon

Cách sử dụng mật mía trong nấu ăn - Cá kho mật mía
Cách sử dụng mật mía trong nấu ăn – Cá kho mật mía

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món cá kho này bao gồm:

  • 3 – 4 thìa canh mật cây mía
  • 5 – 8 lạng thịt cá (Cá thu, cá nục hoặc loại cá bạn thích)
  • Gia vị: Gừng, ớt tươi, củ hành tăm, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách chế biến: – Đầu tiên, bạn sơ chế cá bằng cách rửa sạch, bỏ ruột, cắt khúc vừa ăn. Nếu thích thì bạn có thể chiên qua cá với dầu trước.

  • Sau đó ướp cá với các loại gia vị đã chuẩn bị (Gồm gừng, ớt, hành, nước mắm,…) trong vòng 15 phút.
  • Xếp cá vào nồi, xếp gừng đã thái lát lên trên, đổ nước cho ngập. Bạn đun nồi cá này trong vòng 5 – 7 phút ở chế độ lửa lớn. Tiếp theo, mở vung, rưới đều mật mía lên bề mặt cá và đun nồi trong khoảng 30 phút, sau đó tắt nghỉ 10 phút và lại đun lửa nhỏ.
  • Đến khi thấy thịt cá mềm, nước sóng sánh, đặc lại thì bạn có thể mang cá ra thưởng thức.

*Bánh nếp mật mía thơm phức, ấm bụng

Bánh nếp mật mía thơm ngon, ấm bụng
Bánh nếp mật mía thơm ngon, ấm bụng

Đây là một loại bánh nếp có vị ngọt thanh của mật, thơm lừng của gạo nếp. Nếu như nấu món ăn này trong ngày Tết Hàn thực 3/3 Âm lịch thì quả thực, đây sẽ là món ăn “một chín một mười” với bánh trôi nước.

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để chế biến bao gồm:

  • 2 – 3 thìa canh lớn mật cây mía
  • Khoảng 200g bột gạo nếp
  • 500 – 700 ml nước ấm
  • Gia vị: Muối, gừng thái lát thành sợi.

Cách làm món bánh nếp ngào mật như sau:

  • Đầu tiên, bạn trộn bột nếp với một ít muối, đổ nước ấm vào rồi nhào đều tay cho tới khi dẻo mịn, không còn dính. Tiếp theo, bạn bọc bột và ủ trong vòng 30 phút.
  • Nặn bột theo hình dáng tùy thích, có thể sáng tạo. Sau đó, mang bột cho vào nồi luộc. Khi thấy bột nổi lên thì tức là đã chín, lúc này bạn hãy vớt bột ra, nhúng vào nước nguội để bánh không bị dính chặt vào nhau.
  • Chế nước dùng: Bạn đun sôi nước, sau đó hòa mật cây mía vào chung và đổ bánh nếp vào. Khi đun được khoảng 5 – 7 phút thì cho gừng sợi vào một lúc rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng, bạn chỉ cần ngồi thưởng thức món bánh nếp thơm ngon, đậm vị mà thôi.

*Chè sắn ngào mật mía

Chè sắn ngào mật phù hợp ăn trong mùa đông giá lạnh
Chè sắn ngào mật phù hợp ăn trong mùa đông giá lạnh

Món chè sắn ngào mật cũng là một món ăn rất mới lạ, khi ăn có vị bùi bùi, thơm ngon. Để làm món chè này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

  • 2 – 3 thìa canh lớn mật cây mía
  • 300 – 500g sắn củ (Khoai mì)
  • 20 – 30g bột năng (Hay còn gọi là bột đao)
  • Gia vị: Gừng thái sợi, nước cốt dừa, dừa nạo.

Cách chế biến: – Bước 1: Bạn sơ chế sắn bằng cách rửa sạch, gọt vỏ, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút. Sau đó, mang đi hấp chín rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

  • Bước 2: Đun sôi nước, cho mật cây mía vào chung với sắn rồi đun lửa nhỏ trong vòng 15 phút. Tiếp theo, bạn đổ thêm một chút bột năng vào để làm hỗn hợp trở nên sánh quyện hơn.
  • Bước 3: Thêm gừng thái sợi lên bên trên, đun thêm khoảng 5 – 7 phút nữa thì tắt bếp và thưởng thức.

Cách làm mật mía tại nhà ngon, đơn giản 

Làm mật cây mía rất đơn giản, chỉ cần nhiều thời gian 
Làm mật cây mía rất đơn giản, chỉ cần nhiều thời gian

Nếu như có thời gian thì bạn cũng có thể nấu mật mía ngay tại nhà rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị nước mía nguyên chất cùng với một vài dụng cụ như: Xoong, nồi, thìa là đã đủ điều kiện để bắt tay vào làm.

Các bước thực hiện nấu mật mía tại nhà như sau:

  • Đổ nước ép mía nguyên chất vào một chiếc nồi to, sạch, nên chọn loại nồi có lòng sâu ít nhất là 13 cm.
  • Bắc nồi lên bếp và đun sôi, sau đó hãy hạ lửa xuống mức thấp nhất rồi nấu trong khoảng 6 tiếng. Trong quá trình đun, bạn cần đảo đều tay để nước mía không bị cháy.
  • Sau khi đun trong thời gian lâu như vậy, nước mía sẽ chuyển từ màu vàng xanh sang vàng nâu sóng sánh, đây chính là mật cây mía cô đặc.

Tùy vào thời gian bạn nấu mà mật cây mía cũng có nhiều loại với màu sắc khác nhau. Càng nấu mật lâu thì màu sắc và vị ngọt sẽ đậm dần.

  • Nếu là mật mía nhẹ thì sẽ có màu vàng nâu, ngọt hơn mật đường đã đun sôi.
  • Mật đen có vị ngọt, đậm đặc cả về màu sắc lẫn vị ngọt hơn so với mật mía nhẹ
  • Mật mía rỉ đường: Đây là loại mật thu được khi đun sôi mật đường 3 lần. Nó có vị ngọt đậm, dày nhất và xen lẫn chút hơi đắng.

Bảo quản mật mía sao cho để được lâu?

Để nguội rồi đậy kín nắp lọ hũ mật sau khi chế biến
Để nguội rồi đậy kín nắp lọ hũ mật sau khi chế biến

Sau khi chế biến mật mía, bạn hãy đổ mật vào lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp lại. Bạn nên để mật ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có côn trùng, nấm mốc hay ánh nắng chiếu vào trực tiếp. Thông thường, nếu để ở nhiệt độ phòng thì mật cây mía có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu, lên tới 18 tháng.

Để bảo quản tốt nhất thì vào những ngày nắng nóng, bạn nên cất mật mía trong ngăn mát tủ lạnh. Ngoài ra, sau khi mở nắp hũ mật thì bạn nên lau sạch miệng hũ trước khi đóng lại. Nếu làm theo cách này thì mật mía có thể để được đến 1 năm mà vẫn giữ nguyên chất lượng.

Lưu ý: Bạn nên tránh di chuyển hũ đựng mật nhiều vì điều này sẽ làm cho mật bị sủi bọt, sinh bong bóng khí, sau một thời gian thì mật sẽ bị chua, hỏng. 

Một số các câu hỏi xoay quanh mật mía

Tổng hợp câu hỏi xoay quanh mật cây mía
Tổng hợp câu hỏi xoay quanh mật cây mía

Phần nội dung trên đây đã giúp bạn hiểu được mật mía là gì, công dụng của mật mía như thế nào rồi nhưng trong quá trình sử dụng loại mật này, chắc hẳn bạn còn không ít câu hỏi thắc mắc cần giải đáp. Hãy theo dõi một vài câu trả lời ở phần dưới đây nhé!

Mật mía có tốt không? Nên dùng bao nhiêu?

Như đã phân tích ở phía trên, mật mía được cho là khá tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều loại khoáng chất như: Kali, sắt, mangan, đồng,… 

Tuy nhiên, dẫu sao đây cũng là một loại gia vị, nguyên liệu chứa rất nhiều đường. Vì thế, mỗi lần sử dụng, bạn chỉ nên dùng 3 – 4 thìa canh mật cây mía để tránh gây tác dụng ngược cho sức khỏe.

Uống mật mía có béo không?

Mật làm từ mía gây béo là điều có thể xảy ra vì theo ước tính, trong 1 cốc mật (Khoảng 337g) chứa tới 970 calo. Trong đó, phần lớn hàm lượng calo đến từ đường. 

Do vậy, nếu bạn đang thực hiện kế hoạch giảm cân thì hãy cân nhắc trước khi sử dụng mật cây mía nhé!

Mật mía bị sủi bọt phải làm sao cho đúng?

Thực ra hiện tượng mật cây mía bị sủi bọt là hiện tượng bình thường, hay xuất hiện khi tiết trời nóng nực, oi bức. Hoặc khi bạn di chuyển hũ đựng mật quá nhiều thì cũng sẽ làm xuất hiện bọt khí. 

Giải pháp để loại bỏ bọt khí là: Bạn hãy cho mật cây mía vào đun sôi lại, sau đó hớt hết bọt khí đi rồi để nguội. Vào những ngày hè nóng, nhiệt độ cao thì bạn hãy “ưu ái” hơn cho mật cây mía một chút bằng cách: Để nó vào ngăn mát tủ lạnh. Như vậy thì hiện tượng sủi bọt sẽ không còn xảy ra nữa.

Xử lý mật mía bị đóng đường thế nào?

Không chỉ mật làm từ mía mà các loại mật ong cũng thường xảy ra tình trạng đóng đường. Nếu gặp phải hiện tượng này thì bạn không cần quá lo lắng vì lượng mật còn lại chỉ bị loãng đi chứ không hề bị hỏng.

Bạn có thể vớt đường bị đóng ra rồi tận dụng để nấu ăn, pha trà hoặc ngâm chanh đào, chưng yến,…

Mật mía kỵ với gì? Ai không nên ăn mật mía?

Mặc dù chưa có nguồn tin chính thống nào xác nhận mật làm từ mía kỵ với thức ăn gì. Tuy nhiên, theo lời khuyên của một vài trang báo thì bạn không nên ăn mật mía với cua, cá diếc hay tỏi vì có thể gây n.g.ộ đ.ộ.c.

Những người không nên ăn mật cây mía bao gồm: Người bị t.i.ể.u đ.ư.ờ.n.g, người gặp vấn đề về đường tiêu hóa, mắc hội chứng r.u.ộ.t k.íc.h t.h.í.c.h,… 

Lý do là bởi, mật mía mắc dù tốt hơn đường tinh luyện và được sử dụng như nguyên liệu thay thế nhưng nó vẫn chứa rất nhiều đường nên không tốt cho người bị rối loạn chuyển hóa insulin. 

Nếu sử dụng nhiều mật cây mía cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nên nó cũng không được khuyến cáo dùng cho người bị b.ệ.n.h đường ruột.

Lời kết

Trên đây là các thông tin xoay quanh về mật mía là gì, tác dụng của mật mía cùng với cách nấu mật cây mía tại nhà mà thegioimay.org gửi tới bạn. Nếu bạn thấy bài viết đầy đủ, dễ hiểu thì hãy chia sẻ cho người quen, bạn bè cùng biết về loại mật này nhé! Và đừng quên theo dõi website thường xuyên để cập nhật các thông tin bổ ích hơn!