Lực phanh điện tử EBD là gì? Sự khác nhau giữa EBD và ABS

0
luc-phanh-dien-tu-ebd-la-gi
Lực phanh điện tử EBD là gì? Sự khác nhau giữa EBD và ABS
Đánh giá bài viết

Khi di chuyển trên đường, xe ô tô sẽ tạo ra các dao động liên tục không ngừng nghỉ. Nếu như biên độ của những dao động đó quá lớn sẽ khiến cho người lái dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe cũng như xe, các nhà sản xuất đã cho ra đời lực phanh điện tử EBD.

Lực phanh điện tử EBD là gì?

Hiện nay, lực phanh điện tử là hệ thống bắt buộc phải có ở trên những xe ô tô sản xuất mới do tầm quan trọng của chúng. Lực phanh điện tử EBD là viết tắt của từ Electronic Brake-force Distribution là hệ thống có vai trò phân bổ lực phanh của từng bánh xe một cách hợp lý nhất theo tải trọng tác dụng khi phanh xe.

Chúng ta dễ nhận thấy, lực phanh xe là lý tưởng được phân phối tại các bánh xe tỉ lệ với sự phân phối tải trọng tác dụng lên chúng. Động cơ xe phần lớn là đặt lên phía trước xe, do đó mà tải trọng tác dụng lên các bánh trước là lớn hơn. Hơn nữa, khi chúng ta tiến hành phanh xe, lực quán tính càng làm cho lực được dồn nén về phía trước giảm ở phía sau.

 luc-phanh-dien-tu-ebd-la-gi

Quãng đường phanh khi có EBD

Ngoài ra, khi chúng ta vòng cua dưới tác dụng của lực ly tâm, trọng lực sẽ được dồn nén lên những bánh xe phía ngoài tạo độ nghiêng và vung ra cho xe. Những hiện tượng này sẽ gây ra nguy hiểm nếu như chúng ta di chuyển với tốc độ cao. 

Chính vì vậy mà hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD được ra đời. Việc phân phối lực phanh bằng điện tử cho độ chính xác và hiệu quả cao. Bằng việc tính toán lực giữa 4 bánh, hệ thống EBD cho khả năng điều chỉnh cũng như cân bằng lực phanh giữa các bánh xe.

Nguyên lý vận hành của hệ thống lực phanh điện tử EBD cũng không quá phức tạp. Khi xe ô tô đang chạy, bộ điều khiển trung tâm Ecu sẽ nhận được những thông tin từ các cảm biến như tốc độ xe, góc độ lái, tốc độ vòng quay, góc nghiêng,… Nếu như như xe đang gặp sự cố với biên độ nghiêng vượt quá mức cho phép thì hệ thống EBD sẽ vận hành và phân bổ lực sao cho phù hợp nhất. 

Sự khác biệt giữa EBD và ABS

Để có thể so sánh được sự khác biệt giữa hai hệ thống này thì chúng ta cần biết ABS là gì đã. ABS là từ viết tắt của Anti-lock Brake System – hệ thống đảm bảo an toàn cho khả năng hỗ trợ chống bó cứng phanh.

su-khac-biet-giua-ebd-va-abs

ABS và EBD là hai hệ thống rất cần thiết trên xe ô tô hiện nay

Điểm khác biệt lớn nhất của hai hệ thống này chính là hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD sẽ có vai trò, tác động khi sự cố chưa xảy ra. Còn hệ thống chống bó phanh sẽ tác động khi sự cố đã bắt đầu diễn ra.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản là, khi xe đang vận hành, các cảm biến thu về tín hiệu về độ nghiêng, tốc độ, góc lái,… Nếu nhận thấy có sự sai khác về lực phanh thì EBD sẽ tiến hành điều chỉnh phân bổ cân bằng lại lực giữa các bánh xe.

Còn đối với hệ thống chống bó cứng phanh ABS là khi xe đã tiến hành phanh gấp rồi nếu xuất hiện tình trạng trượt lết thì bộ điều khiển ABS sẽ giữ nguyên trạng thái một thời gian ngắn sau đó tiến hành nhả bớt phanh đến khi xe không còn trượt lết nữa. Khi đó, hộp đen lại tiếp tục điều khiển phanh tăng áp theo một chu trình định sẵn.

Tuy khác nhau nhưng cả hai hệ thống này đều có sự tác động qua lại lẫn nhau, hệ thống này hỗ trợ hệ thống kia giúp cho quá trình vận hành xe thêm an toàn.

Cả hệ thống chống bó phanh ABS và hệ thống lực phanh điện tử EBD đều sử dụng chung các cảm biến của Ecu như cảm biến gia tốc, cảm biến tốc độ,…

Ngoài ra, EBD cũng có sử dụng các cảm biến riêng như cảm biến gia tốc ngang, cảm biến góc tay lái, cảm biến tải trọng,…

>>Mã lực là trên ô tô là gì? Những điều chưa biết về mã lực

Đến đây hẳn bạn đã biết lực phanh điện tử EBD là gì cũng như sự khác biệt giữa hai hệ thống đảm bảo an toàn quan trọng này. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng cho nên người dùng cần lưu ý khi sử dụng cũng như quá trình mua xe.