Với những phương tiện giao thông ngày nay thì công suất là thông số được quan tâm nhiều nhất. Bởi nó đặc trưng cho năng suất làm việc và độ nhanh của một chiếc xe. Có rất nhiều phương pháp để khác nhau để xác định công suất nhưng chúng đều được quy ra mã lực – một trong những đại lượng đặc trưng nhất. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mã lực là gì và chúng có những điểm gì cần chú ý trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Mã lực là gì?
Khái niệm
Mã lực có tên tiếng anh là HorsePower, đây là khái niệm được nhà phát minh Jame Watt đưa ra vào năm 1782. Lúc đầu, ông chưa phân chia các loại mã lực khác nhau nên những nhà khoa học sau đó đã đặt tên cho cách gọi này là “mã lực cơ học”.
Mã lực trên xe ô tô
1 mã lực cơ học được quy đổi có giá trị chính xác là 745,69987158227022 W. Điều này có nghĩa 1 công suất bóng điện 100W tương đương với 0,3 mã lực.
Việc áp dụng mã lực cho các dòng xe hiện nay cũng được thực hiện khi định nghĩa công suất cần thiết để nâng 1 khối lượng 75kg lên cao trong vòng 1 giây (1HP = 75kg m/s).
Để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị mã lực và KW, người ta sẽ dùng những hệ số tương đối như sau:
1HP = 0,736 KW hoặc 1 KW = 1, 36H
Đơn vị tính mã lực
Đơn vị đo mã lực được ký hiệu là HP, bên cạnh đó người ta còn sử dụng ký hiệu BHP (brake Horse Power) nhằm chỉ công suất của động cơ. Đơn vị này được bắt nguồn từ tên gọi của một loại lực kế được sử dụng để làm lực hãm phanh. Loại lực kế này nằm ở vị trí đầu trục cơ, sau đó sẽ hãm vòng quay trục cơ nhằm đo lực xoắn của trục cơ trong khoảng thời gian nhất định.
Xem thêm: Phanh ABS Là Gì? Hệ Thống Phanh ABS Trên Ô Tô Và Xe Máy
Mã lực được tính bằng đơn vị HP
Nếu động cơ của một chiếc xe sinh ra càng nhiều mã lực thì chiếc xe đó càng chở được khối lượng lớn trong thời gian nhất định. Nói một cách dễ hiểu thì động cơ càng nhiều mã lực thì nó có thể mang một trọng lượng bất biến nhất định (trọng lượng chiếc xe).
Chúng có thể di chuyển trong một quãng đường nhất định với thời gian càng nhanh. Hay muốn xe chạy càng nhanh và tăng tốc tốt hơn thì động cơ cần sản sinh ra mô men xoắn nhanh hơn nhiều.
Cách tính mã lực
Để có thể tính mã lực của một động cơ trên lý thuyết sẽ khác xa so với thực tế bởi không có các chi tiết bổ trợ. Cách tính mã lực của một động cơ sẽ được các nhà sản xuất đưa ra với nhiều quy định khác nhau nhằm mục đích phục vụ cho riêng họ.
Một số nhà sản xuất thường tăng công suất thực tế của xe khi quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Trong khi đó, một số lại hạ thấp công suất để giảm bớt tỷ lệ bảo hiểm cao cho những xe có công suất lớn.
Những đại lượng cần để tính mã lực
Phương pháp tính mã lực
-Xác định đường kính (bore) và Khoảng chạy của piston (K)
Ví dụ xe 1976 Kawasaki KZ750, theo thông số là: 78mmx78mm
-Khi đó sẽ áp dụng công thức tính diện tích hình tròn:
S = r2 x 3,14
A = d2/4 x 3,14
-Nhân pi*D(cm)^2/4 x K = cm^3:
(7.8 cm (bore) X 7.8 cm (bore) X 3.141593/4) X 7.8 cm (stroke) = 372.71195442 (cm^3)
-Lấy kết quả nhân với số xi-lanh
372.71195442 x 2 = 745.42390884 hay 745cc
Đây chính là cách tính mã lực đơn giản nhất mà người dùng có thể áp dụng.
Tại sao xe có dung tích như nhau nhưng mã lực lại khác nhau
Đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu cụ thể. Chẳng hạn như trên chiếc xe Mazda 3 SD 2.0L, dung tích 1998cc nhưng lại sản sinh công suất lên đến 153 mã lực, mô men xoắn 200Nm. Trong khi đó, xe Toyota Corolla Altis 2.0V Sport cũng có dung tích xi lanh 1,987cc nhưng chí có công suất 143 mã lực, mô men xoắn là 187 Nm.
Sự khác biệt giữa 2 mẫu xe có cùng dung tích xilanh
Điều này nên được hiểu đúng, dung tích xi lanh dùng để ám chỉ độ lớn của xilanh, còn sức mạnh phụ thuộc vào nhiều thứ đưa vào xilanh đó. Chính vì vậy, khi lắp động cơ một chiếc xe qua nhiều hệ thống dẫn động, công suất thực khi ra tới bánh xe không còn được như ban đầu.
Bên cạnh đó, nhằm mục đích tiết kiệm xăng nên các nhà sản xuất mới thực hiện tinh chỉnh trên động cơ. Nếu sức mạnh mô men xoắn càng lớn thì mức độ tiêu hao nhiên liệu càng nhiều.
Do công suất của mỗi nhà sản xuất đưa ra khác nhau nên mã lực của xe cũng sẽ không chính xác tuyệt đối mà chỉ là thông tin tham khảo. Nếu muốn chắc chắn về sức mạnh của chiếc xe, cách tốt nhất là nên chạy thử.
Như vậy, ở bài viết này chúng tôi đã phần nào giúp người đọc có thêm những thông tin liên quan đến mã lực. Hy vọng, với những thông tin này sẽ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của người đọc.