Một số lưu ý đối với cảm biến lưu lượng khí nạp trên ô tô

0
Một số lưu ý đối với cảm biến lưu lượng khí nạp trên ô tô
Đánh giá bài viết

Cảm biến lưu lượng khí nạp là một trong những bộ phận không thể thiếu trên bất cứ chiếc ô tô nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về chức năng và cấu tạo của bộ phận này. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cảm biến lưu lượng khí nạp và những điều cần lưu ý về bộ phận này.

Cảm biến lưu lượng khí nạp trên ô tô là gì?

Trong hệ thống điện điều khiển động cơ chế hòa khí, dựa vào áp suất chân không trong họng hút động cơ giúp cho lượng nhiên liệu được phun đều. Đối với động cơ sử dụng hệ thống phun xăng điện tử thì lượng nhiên liệu phun lại được quyết định bởi lượng không khí đi vào trực tiếp xi-lanh. Quyết định này được thực hiện nhờ những thông tin mà cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF) thu nhận được.

Cảm biến lưu lượng khí nạp trên ô tô

Cảm biến lưu lượng khí nạp trên ô tô

Chức năng và nhiệm vụ cảm biến lưu lượng khí nạp

Cảm biến MAF có chức năng đo khối khí lượng nạp qua cửa hút và truyền tín hiệu về ECU để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun sao cho đạt tỷ lệ chuẩn và điều chỉnh góc đánh lửa phù hợp.

Khi cảm biến lưu lượng khí nạp gặp vấn đề, động cơ sẽ chạy không êm, không đều và không chạy được. Đồng thời công suất động cơ kém, xe chạy tốn nhiên liệu hơn hoặc chết máy,…

Nguyên lý hoạt động của cảm biến lưu lượng khí nạp

Do có nhiều dòng xe với kết cấu khác nhau nên cảm biến lưu lượng khí nạp cũng được thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất trên các dòng xe đời mới vẫn là loại dây sấy. Bộ điều khiển trung tâm ECU sẽ sử dụng tín hiệu làm từ cảm biến này cùng với các cảm biến khác để tính toán sao cho đúng lượng nhiên liệu cần phun vào trong buồng đốt.

Xem thêm: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Van Biến Thiên VVT-I

Nguyên lý hoạt động của cảm biến lưu lượng khí nạp

Nguyên lý hoạt động của cảm biến lưu lượng khí nạp

Loại cảm biến dây sấy bao giờ cũng cho nhiệt độ duy trì ở mức cao hơn so với nhiệt độ của dòng khí nạp. Để duy trì được mức nhiệt độ này thì dòng điện luôn được cấp đến sợi dây sấy. Khi lượng khí nạp vào nhiều hay xe đi với tốc độ cao thì nhiệt độ của dây sấy sẽ giảm xuống. ECU lúc này phải cấp thêm dòng điện làm nóng lại dây sấy. Cũng dựa vào điều này mà ECU tính toán ra lượng không khí đi vào đường ống nạp.

Những dấu hiệu cho biết cảm biến lưu lượng khí nạp bị hư hỏng

Đèn check engine bật sáng

Cảm biến MAF có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của động cơ. Do đó, khi có vấn đề hư hỏng thì đèn check engine sẽ bật sáng. Đây chính là dấu hiệu nhắc nhở người sử dụng cần đem xe tới những gara sửa chữa.

Dấu hiệu cho biết cảm biến đang gặp vấn đề

Dấu hiệu cho biết cảm biến đang gặp vấn đề

Tiêu hao nhiên liệu

Sau quá trình hoạt động, cảm biến có thể bị bụi bẩn trong không khí bám kín và làm cản trở hoạt động của các dây sấy trên cảm biến. Điều này có thể khiến cảm biến gửi sai tín hiệu về ECU và ECU điều khiển nhiên liệu mặc dù lượng gió đi vào động cơ ít. Nếu để thời gian càng lâu mà không vệ sinh cảm biến thì động cơ sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.

Xem thêm: Những Nguyên Nhân Khiến Ổ Bi Trên Ô Tô Phát Ra Tiếng Kêu

Động cơ tiêu hao nhiều nhiên liệu

Động cơ tiêu hao nhiều nhiên liệu

Động cơ giảm công suất

Phần giắc cắm cảm biến bị lỏng, dây sấy bị bụi bẩn hay dây dẫn đứt có thể khiến tín hiệu của cảm biến gửi về ECU bị sai lệch, bị mất. Điều này sẽ khiến cho động cơ rung giật khi ở chế độ không tải và khó tăng tốc. Chủ xe nên sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra xem có phải cảm biến này bị hư hỏng hay không. Nếu xác định được nguyên nhân là do cảm biến hỏng thì việc cần làm đó là đem xe tới các tiệm rửa xe uy tín để sửa chữa kịp thời.

Như vậy, cảm biến lưu lượng khí nạp là một trong những bộ phận quan trọng trong quá trình hoạt động của ô tô. Để đảm bảo cho bộ phận này hoạt động bền bỉ, lâu dài thì chủ xe nên đem phương tiện của mình bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ. Như vậy, chiếc xe mới gắn bó với người dùng lâu nhất có thể.