Khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan nào?

0
Cảnh quan núi cao xuất hiện rất nhiều tại khu vực Nam Á
Cảnh quan núi cao xuất hiện rất nhiều tại khu vực Nam Á
Khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan nào?
5 (100%) 1 vote

Nam Á là nơi có cảnh quan rất phong phú và đa dạng do sự tác động của đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Vậy khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan nào? Hãy theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích để các bạn có thể giải đáp được vấn đề này nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố cảnh quan ở Nam Á 

Trước khi tìm hiểu chi tiết về vấn đề Nam Á có các kiểu cảnh quan nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phân bố của các cảnh quan ở khu vực Nam Á trước. 

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự hình thành các cảnh quan ở Nam Á
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự hình thành các cảnh quan ở Nam Á

Về mặt địa hình

Khu vực Nam Á gồm các quốc gia ở hạ Himalaya và vùng lân cận. Địa hình của Nam Á bị mảng Ấn Độ chi phối, nằm về phía Nam của dãy Himalaya và Hindu Kush. Khu vực này có Ấn Độ Dương bao quanh ở phía Nam, vùng đất liền giáp với Tây Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á. 

Về mặt diện tích

Nam Á có tổng diện tích khoảng 5.2 triệu km², chiếm 11.71% diện tích của toàn châu Á và chiếm khoảng 3.5% diện tích của bề mặt đất liền trên Trái Đất. Dân số của khu vực này khoảng 1.989.788.762 người, chiếm ¼ dân số của Thế giới. Đây cũng là khu vực địa lý có dân số đông nhất và mật độ dân số cao nhất trên thế giới (khoảng 311 người/km²). 

Về mặt khí hậu

Khí hậu và các cảnh quan của Nam Á đã được phân bổ như sau:

  • Rìa phía Bắc của Ấn Độ và vùng cao phía Bắc của Pakistan có khí hậu nhiệt đới lục địa khô. 
  • Dãy Himalaya là thuộc vùng khí hậu núi cao.
  • Vùng viễn Nam của Ấn Độ và phần Tây Nam của Sri Lanka có khí hậu xích đạo. 
  • Tại vùng trung tâm lại có khí hậu bán khô hạn nhiệt đới.
  • Đa số phần bán đảo của Nam Á đều có khí hậu nhiệt đới. 
  • Tại Bangladesh có khí hậu là nhiệt đới nóng với mùa đông mát.
  • Tại phần Tây Bắc của Ấn độ lại có khí hậu nhiệt đới ẩm. 

Về mặt độ ẩm

Độ ẩm tại khu vực Nam Á tương đối cao, trên 80% được ghi nhận ở vùng đồi Khasi và Jaintia thuộc vùng Đông Bắc của Ấn Độ. Sri LanKa trong khu vực Pakistan và miền Tây Ấn Độ đã ghi nhận mức độ ẩm từ 20 – 30%. Khí hậu của Nam Á phần lớn đều có đặc điểm gió mùa, phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Hai hệ thống gió mùa tồn tại trong khu vực Nam Á là:

  • Gió mùa đông thổi từ phía Đông Bắc xuống vùng Sri Lanka và Maldives chiếm ưu thế. 
  • Gió mùa mùa hè thổi từ phía Tây Nam đến hầu hết các địa phương trên khu vực và gây ra 70 – 90% lượng mưa thường niên. 
Độ ẩm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố cảnh quan tại Nam Á
Độ ẩm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố cảnh quan tại Nam Á

Về mặt áp thấp 

Vào những ngày đầu của tháng 6, các dòng tia sẽ biến mất trên cao nguyên Thanh – Tạng. Áp thấp ở trên thung lũng sông Ấn cũng giảm sâu, đới hội tụ nhiệt đới sẽ chuyển đến. Lúc này, sự thay đổi được diễn ra dữ dội hơn, các áp thấp gió mùa khá mạnh được hình thành ở trên vịnh Bengal và đổ bộ vào đất liền từ tháng 6 đến tháng 9. 

Ở Nam Á, giai đoạn ấm áp nhất trong năm là thời điểm trước khi gió mùa đến. Trong mùa hè, áp thấp thường tập trung trên vùng đồng bằng sông Ấn – Hằng, gió cao áp sẽ từ Ấn Độ Dương thổi vào trung tâm. Thời điểm này, khí hậu sẽ mát hơn vì có độ ẩm cao và sương mù bao phủ.  

Khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan nào?

Khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan gồm rừng nhiệt đới ẩm, hoang mạc, xavan và cảnh quan núi cao. Những cảnh quan này đều là toàn bộ những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy ở một khu vực. Bao gồm các yếu tố như tự nhiên, vật lý, con người và được nhìn nhận bằng mọi giác quan. 

Nguyên nhân xuất hiện cảnh quan núi cao ở Nam Á

Nam Á chính là khu vực miền Nam của Châu Á gồm các lãnh thổ như Afghanistan, Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Maldives, Pakistan và Sri Lanka. Khu vực này có các kiểu cảnh quan vô cùng đa dạng, nhưng lại xuất hiện nhiều cảnh quan núi cao. Dưới đây chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn vì sao lại có nhiều cảnh quan này đến như vậy.

Cảnh quan núi cao xuất hiện rất nhiều tại khu vực Nam Á
Cảnh quan núi cao xuất hiện rất nhiều tại khu vực Nam Á
  • Khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao là do có vùng núi Himalaya cao đồ sộ trên 3000m. 
  • Do vị trí địa lý của khu vực Nam Á tiếp giáp với Đông Nam Á, Trung Á và Tây Nam Á. Ngoài ra, khu vực này còn tiếp giáp với vùng vịnh Bengal, biển Ả Rập và Ấn Độ Dương.
  • Do Nam Á có 3 miền địa hình chính là dãy núi cao Himalaya chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phía Nam lại là sơn nguyên Deccan tương đối thấp và bằng phẳng. Hai bên rìa phía Đông và phía Tây chính là dãy Gát Đông và Gát Tây. Nằm ở vùng giữa chính là vùng đồng bằng Ấn – Hằng.
  • Do đại bộ phận của Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có sự phân hóa rất đa dạng. Đồng bằng, vùng sơn nguyên thấp có khí hậu thường thay đổi theo mùa (mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm). Các vùng núi cao có sự phân hóa khá phức tạp dựa theo độ cao. Vùng Tây Bắc của Ấn Độ và Pakistan lại có khí hậu nhiệt đới khô.
  • Do mật độ của hệ thống sông ngòi dày đặc với các hệ thống sông lớn gồm sông Ấn, Sông Hằng và sông Pra-ma-pút. 

Từ những phân tích về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình và sông ngòi đã cho thấy khu vực Nam Á có dãy núi Himalaya cao đồ sộ với độ cao trung bình trên 3000m. Do đó sẽ dẫn đến hình thành nên kiểu cảnh quan núi cao ở độ cao là 4500m trở lên với lớp băng tuyết vĩnh cửu bao phủ.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Nam Á có các kiểu cảnh quan nào? Nếu vẫn còn thắc mắc về nội dung trong bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để nhận được câu trả lời ưng ý nhất.