Public relation là gì? Sự khác nhau giữa public relation & marketing

0
public relation là gì
PR marketing là gì?
Public relation là gì? Sự khác nhau giữa public relation & marketing
5 (100%) 1 vote

Bạn đã từng được nghe nói tới PR hay còn gọi là quan hệ công chúng nhưng lại chưa hiểu rõ về nó? Đặc biệt, PR còn khá gần với marketing vì đều cùng thuộc một lĩnh vực và na ná nhau khiến bạn khó phân biệt? Ngay sau đây, thegioimay.org sẽ cùng bạn đi tìm hiểu câu trả lời cho: Public relation là gì? Và sự khác nhau giữa public relation với marketing nhé!

Public Relation là gì?

PR là viết tắt của từ Public Relation. PR có nghĩa tiếng Việt là quan hệ công chúng. Theo Hiệp hội quan hệ công chúng Hoa Kỳ (PRSA) thì PR là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược, dài hạn nhằm xây dựng mối quan hệ có lợi giữa tổ chức, doanh nghiệp và công chúng.

public relation là gì
PR marketing là gì?

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì PR là một quá trình gồm nhiều bước, nhiều giai đoạn khác nhau, diễn ra trong dài hạn để đem những thông tin tốt về tổ chức gửi tới công chúng qua báo chí hay phương tiện đại chúng. 

Mục đích cuối cùng của Public Relation là tạo ấn tượng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu tổ chức với công chúng (Số đông người xem).

Có thể thấy rằng PR không phải là chỉ số gì cả như nhiều người vẫn nghĩ, PR là tên gọi của một công cụ trong truyền thông marketing mà thôi. Do đó, nhiều người gọi Public Relation là PR marketing.

Public Relation bao gồm những gì?

PR ngày càng xuất hiện với nhiều loại hình đa dạng, khác nhau. Tuy nhiên, ở phần dưới đây, thegioimay.org sẽ đưa ra cho bạn một số loại hình cơ bản của quan hệ công chúng:

Tổ chức sự kiện – Hình thức thường thấy của PR

Tổ chức sự kiện có lẽ là hình thức chúng ta khá quen thuộc và thường gặp. Các tổ chức hay doanh nghiệp tổ chức sự kiện nhằm mục đích thể hiện tính cách thương hiệu sản phẩm, thu hút nhiều người tham dự sự kiện để khiến họ biết và ghi nhớ sản phẩm vào trong tâm trí.

Những sự kiện được tổ chức không chỉ gồm sự kiện tập trung ngay vào sản phẩm hay thương hiệu mà còn là sự kiện hướng tới đông đảo cộng đồng.

Tại sự kiện cộng đồng, sản phẩm sẽ không được nói đến trực tiếp mà các tổ chức hay doanh nghiệp sẽ lồng ghép khéo léo sản phẩm của họ vào một phần nào đó của sự kiện.

* Ví dụ về hình thức PR: Tổ chức sự kiện

Ví dụ: Sự kiện chạy thử xe hơi của Vinfast khi vừa ra mắt ô tô VinFast Lux A2.0 và VinFast Lux SA2.0 tại công viên Thống Nhất đã thu hút hàng nghìn người tham gia. Thậm chí có rất nhiều khách hàng đã xuống tiền đặt trước sản phẩm.

public relation là gì
Sự kiện Public Relation chạy thử xe hơi của Vinfast năm 2018

Đây là sự kiện PR thuộc loại giới thiệu trực tiếp sản phẩm.

Ví dụ tiếp theo: Tập đoàn sữa TH đã tổ chức sự kiện cộng đồng: Giải chạy S-race dành cho học sinh – sinh viên lớn nhất Việt Nam nhằm khuyến khích các em rèn luyện sức khỏe, nâng cao tầm vóc.

public relation là gì
Public Relation thông qua sự kiện cộng đồng

Đây là sự kiện PR không trực tiếp giới thiệu sản phẩm nhưng logo của thương hiệu TH xuất hiện ở vị trí dễ thấy. Đồng thời, nhờ kết hợp tốt với báo chí nên nhiều người biết rằng TH là đơn vị tổ chức, từ đó sẽ có nhiều thiện cảm đối với thương hiệu này hơn.

Hình thức tài trợ trong Public Relation như thế nào?

Đây là hình thức PR mà tổ chức hay doanh nghiệp sẽ tài trợ bằng hiện vật, bằng tiền cho một tổ chức, cá nhân (Thường là đàn ở trong hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ) khác thông qua chương trình từ thiện, gây quỹ, ủng hộ. 

Khi thực hiện hình thức Public Relation này, tổ chức sẽ xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trước mắt khán giả, công chúng vì họ đang thực hiện xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển hơn.

Ví dụ: Tài trợ quỹ vắc xin phòng dịch Covid 19, tài trợ quỹ bảo trợ trẻ em, xây dựng trường học cho trẻ em vùng sâu vùng xa, ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ,…

Cụ thể, tập đoàn Ecopark đã ủng hộ 1 triệu USD, gửi tới Bộ Y tế để mua vắc xin phòng chống Covid19.

Quan hệ truyền thông trong Public Relation

Quan hệ truyền thông là loại hình PR mà doanh nghiệp hay tổ chức xây dựng mối quan hệ với cơ quan truyền thông như báo chí, các hãng tin,… để khuyến khích họ đưa thông tin tốt về thương hiệu hoặc sản phẩm của tổ chức. 

Nhờ đó mà hình ảnh của doanh nghiệp xuất hiện trên ấn phẩm, tạp chí, website hay tivi,… Từ đó họ sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với công chúng.

Một vài hình thức cơ bản của quan hệ truyền thông là: Thông cáo báo chí, buổi họp báo, cuộc phỏng vấn, bài viết giới thiệu,…

public relation là gì
Thông cáo báo chí là một hình thức của quan hệ truyền thông PR

Ví dụ: Nhà sản xuất phim Galaxy M&E đã mở cuộc họp báo để giới thiệu dàn diễn viên cho bộ phim sắp ra mắt mang tên “Mắt Biếc” – phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Quan hệ cộng đồng trong Public Relation

Quan hệ cộng đồng trong PR tức là hướng tới việc xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng có liên quan mật thiết tới tổ chức/doanh nghiệp như: Khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, cổ đông hay chính quyền địa phương,…

Cũng giống như mục tiêu của PR nói chung, mục tiêu của quan hệ cộng đồng là tạo nên hình ảnh tốt đẹp với cộng đồng xoay quanh tổ chức. Từ đó tranh thủ được sự ủng hộ của công chúng, tăng mức độ ảnh hưởng lên cao hơn.

Ví dụ: Doanh nghiệp thực hiện tổ chức nhiều hoạt động có ích cho địa phương – nơi họ mở chi nhánh hay đặt nhà máy như: Ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ cho các sự kiện đặc biệt diễn ra tại địa phương đó. Điều này sẽ giúp họ tạo thiện cảm tốt hơn với các nhà phân phối.

Từ đó, họ sẽ thuyết phục được nhiều nhà phân phối tham gia nhập sản phẩm về bán hơn, giúp nâng cao doanh số và lợi nhuận.

Xử lý khủng hoảng truyền thông khi gặp phải

Khủng hoảng truyền thông là việc xảy ra sự kiện không mong muốn liên quan tới chất lượng sản phẩm hay thương hiệu của tổ chức như: Sản phẩm bị lỗi, kém chất lượng, công ty bị cáo buộc vi phạm chính sách, pháp luật,… 

Khủng hoảng truyền thông đe dọa rất lớn tới uy tín cũng như hình ảnh tốt đẹp của tổ chức trong mắt công chúng.

Xử lý khủng hoảng truyền thông cũng là một hoạt động nằm trong PR, bởi nó có khả năng quyết định tới cái nhìn của công chúng về tổ chức sau khi xảy ra khủng hoảng.

Nếu giải quyết khủng hoảng tốt thì công ty vẫn giữ được hình ảnh tốt đẹp trong lòng công chúng, ngược lại, nếu xử lý không tốt thì có thể dẫn tới bị công chúng quay lưng hoặc tẩy chay. Người tham gia thực hiện xử lý khủng hoảng truyền thông thường là các lãnh đạo tối cao của tổ chức, nhân viên phòng PR. 

Phương pháp xử lý khủng hoảng rất linh hoạt nhưng đều dựa trên nguyên tắc: Thừa nhận lỗi sai nếu có, không tranh luận, xin lỗi công chúng, đưa ra phương hướng giải quyết rõ ràng và tuyệt đối không được né tránh vấn đề.

Public Relation khác gì marketing?

Ở trên chúng ta đã cùng tìm hiểu khá rõ về khái niệm PR và các loại hình PR. Vậy phân biệt Public Relation với marketing như thế nào? Câu trả lời nằm ở ngay dưới đây:

Marketing là gì?

Trước hết, cần tìm hiểu về marketing là gì? Theo Philip Kotler – Cha đẻ của marketing hiện đại thì marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ thông qua trao đổi. 

Như vậy, theo định nghĩa này, marketing là một lĩnh vực rất rộng, tất cả những gì giúp thỏa mãn nhu cầu thông qua trao đổi, mua bán chính là marketing.

Sự khác nhau giữa Public Relation và Marketing

Mô hình marketing mix 4P chắc hẳn cũng đã quen thuộc với nhiều bạn. Theo đó, 4 yếu tố thuộc về marketing đều bắt đầu bằng chữ “P” là: product (Sản phẩm), price (giá), place (địa điểm phân phối) và cuối cùng là promotion (xúc tiến thương mại).

Nếu như bạn hỏi Public Relation nằm ở đâu trong số 4P này thì câu trả lời sẽ là: Nó nằm trong promotion. 

Cụ thể, promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông – nếu xét ở góc độ khác) sẽ có 6 công cụ cơ bản để thực hiện là: Quảng cáo, PR – quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp và xúc tiến bán.

Như vậy, có thể thấy, PR chỉ là một phần rất nhỏ của marketing, nó giúp hoạt động marketing diễn ra tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

so sánh marketing và pr
Public relation với marketing có gì khác biệt?

Để xem xét chi tiết hơn về các khía cạnh khác nhau của PR và marketing, bạn hãy theo dõi nội dung sau nhé:

* Khác nhau về mục đích

Public Relation có mục đích là xây dựng hình ảnh, mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức, doanh nghiệp với các bên có ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp (Gọi là cơ quan hữu quan) như: Công chúng, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng, cổ đông,…).

Public Relation đóng vai trò như cầu nối, hay người hòa giải các mối quan hệ mà không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu của marketing rộng lớn và bao quát hơn mục tiêu của PR. Đó là các hoạt động nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin liên quan tới sản phẩm giúp người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn, đưa ra quyết định về sản phẩm: Phát triển sản phẩm mới, điều chỉnh giá hay xây dựng thương hiệu, xây dựng các chương trình khuyến mãi, tìm địa điểm phân phối,… 

Từ đó, nhắm tới mục đích cuối cùng là khiến cho người tiêu dùng ra quyết định nhanh hơn, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. 

* Khác nhau về bản chất

Như đã nói ở trên, vì Public Relation nằm trong marketing, hai khái niệm này không thể tách bạch hoàn toàn lẫn nhau nên sẽ rất khó để so sánh chúng. Vì thế, phần dưới đây sẽ so sánh hai công cụ truyền thông nổi bật của marketing là PR và quảng cáo.

Nếu xét về bản chất, Public Relation là công cụ cung cấp thông tin cho công chúng một cách khách quan. Bởi Public Relation sử dụng bên thứ ba để nói về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. 

Đây là cách: Để người khác nói về họ chứ họ không tự nói về chính mình. Do đó, thông tin mà PR mang lại nhận được sự tin tưởng nhiều hơn từ công chúng. 

Còn lại, khi sử dụng quảng cáo, doanh nghiệp thường nói về chính họ nên mức độ khách quan sẽ không được cao như PR.

* Khác nhau về đối tượng

Ngay từ cái tên, chúng ta đã biết đối tượng mà PR hướng đến là công chúng. Ngoài ra còn có các bên liên quan: Nhà phân phối, khách hàng, nhà cung cấp,…

Còn đối tượng của truyền thông marketing khá rộng và linh hoạt. Tùy thuộc vào từng mục tiêu, chiến dịch và công cụ truyền thông sử dụng mà đối tượng hướng đến sẽ khác nhau.

Ví dụ: Đối tượng hướng tới của quảng cáo sẽ khác với xúc tiến bán, đối tượng truyền thông hướng tới khi ra mắt sản phẩm sẽ khác với đối tượng hướng tới khi thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá.

Public Relation có ưu, nhược điểm gì so với công cụ khác trong marketing?

Ưu điểm nổi trội của Public Relation

Một số ưu điểm của Public Relation có thể kể tới là:

ưu điểm của pr
Ưu điểm của public relation so với công cụ truyền thông khác

* Có tính tin cậy cao 

Nhờ thông điệp được truyền tải một cách khách quan tới công chúng mà thông tin của Public Relation có sức thuyết phục cao hơn và đáng tin cậy hơn. 

Không những vậy, nếu như mà xét về mặt gây ấn tượng, cảm tình đối với công chúng thì PR thực hiện điều này tốt hơn rất nhiều so với quảng cáo.

* Tạo nên tác dụng bền vững, lâu dài

Nhờ tạo ra thiện cảm tốt và những điều có ích cho xã hội (Ví dụ như hoạt động tài trợ) mà PR tạo ra được sức ảnh hưởng lớn và ở trong tâm trí người tiêu dùng lâu hơn.

* Mang lại điều tích cực, có ích cho xã hội

Hoạt động từ thiện hay sự kiện cộng đồng chính là cách mà doanh nghiệp giúp xã hội xây dựng những điều tốt đẹp hơn.

* Chi phí so với quảng cáo thấp hơn nhiều lần

Ngân sách mà các doanh nghiệp dùng cho Public Relation thấp hơn quảng cáo đến khoảng 10 lần. Hơn nữa tác dụng mà PR tạo ra còn mang tính chất lâu dài. Vì vậy Public Relation được coi là một kênh đầu tư hiệu quả.

Nhược điểm của Public Relation

* Rủi ro khá cao khi thực hiện

Vì là hoạt động liên quan tới hình ảnh của doanh nghiệp nên nếu một khâu nào đó của PR không được chuẩn bị tốt thì có thể gây ra rủi ro. Đồng thời, vì công cụ này sử dụng lời nói của người khác để về nói mình nên sẽ khó kiểm soát được thông điệp truyền thông.

* Khó đo lường, thống kê kết quả

Hoạt động Public Relation đem lại hiệu quả khi công chúng có thiện cảm với doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Nhưng những gì diễn ra trong tâm trí công chúng thì rất khó để nhận biết và đo lường (Vì họ không nói ra hoặc thông tin mang tính chất cảm tính, mơ hồ).

* Không được đảm bảo về kết quả

Khi làm việc với đối tác truyền thông như báo chí, công ty tổ chức sự kiện, họ chỉ giúp truyền tải hay xây dựng chương trình cho doanh nghiệp nhằm thu hút nhiều công chúng quan tâm mà thôi. Còn lại, kết quả của hoạt động PR sẽ không được đảm bảo.

>>> Bài viết tham khảo: Uwu là gì? Đọc “Uwu” như thế nào mới đúng | Trend facebook

Vừa rồi, chúng ta đã đi tìm hiểu chi tiết về công cụ PR trong marketing. Đây sẽ là một công cụ truyền thông hiệu quả nếu bạn biết cách ứng dụng nó. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã hiểu được public relation là gì? Sự khác nhau giữa public relation với marketing. Đừng quên theo dõi website thegioimay.org để chúng ta tiếp tục khám phá chân trời tri thức nhé!