Hiện nay, NFT là khái niệm đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhiều người sẵn sàng chi hàng triệu USD để có thể sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, video hoặc các trò chơi dưới dạng NFT. Vậy định nghĩa về NFT là gì? Cùng tìm hiểu về khái niệm này ở bài viết dưới đây.
Nội dung chính
NFT là gì?
NFT là viết tắt của Non-fungible token, đây là tài sản mật mã độc nhất có trên công nghệ blockchain, không thể thay thế. NFT là một nội dung số (digital content) xây dựng trên hệ thống chuỗi khối, tương tự như bitcoin hoặc ethereum,…
Tất cả vật phẩm này đều là kỹ thuật số, không phải là tài sản vật lý, không cầm nắm được. Chúng là một loại mã hóa, dùng để lưu trữ và giao dịch trên thế giới, đại diện cho những thứ như giày thể thao, tranh ảnh nghệ thuật, vé máy bay, bằng đại học hay bất động sản, đến các vật phẩm trong game trực tuyến.
Nói cách khác, NFT là một “dữ liệu ảo”, chứa thông tin nhận dạng và xác định tài sản, mỗi mã sẽ đại diện cho một thứ tài sản. Chúng được mua và bán dưới hình thức kỹ thuật số, dùng để trao đổi tiền điện tử. Ví dụ như khi một NFT được bán đi, người tạo sẽ nhận được một số tiền hoa hồng dưới dạng tiền ảo.
Các loại tiền điện tử chính là tài sản “Fungible”, có khả năng thay thế và trao đổi. Khi đổi một NFT này lấy một NFT khác, bạn sẽ có thể sở hữu “tài sản” có giá trị hoàn toàn khác với tài sản ban đầu. Vì vậy, mỗi NFT là duy nhất, sẽ không có NFT trùng lặp với nó.
Do có tính duy nhất, NFT không thể thay thế, hay hoán đổi cho nhau. Điều này hoàn toàn khác với các loại tài sản có thể thay thế như tờ một đô, một miếng vàng hay một đồng bitcoin. NFTs hoạt động dựa trên tài chính phi tập trung (DeFi), trong đó tài sản và các nhà đầu tư sẽ hoạt động trên cơ sở cá nhân và phi tập trung.
Vì vậy, nếu bạn mua một bức tranh NFT thì không có nghĩa là bạn mua một bức tranh thật về treo ở phòng khách, mà bạn đang mua quyền sở hữu của tác phẩm đó. Hiện nay, trend NFT đang được rất nhiều nhà đầu tư hưởng ứng bởi sự độc đáo, đặc biệt của chúng.
Vậy NFT coin là gì? NFT coin không giống với các cryptocurrencies phổ biến như Ether (ETH), Bitcoin (BTC) hay Monero (XMR) về mặt nắm giữ trong hệ thống chuỗi khối. Tuy nhiên, hiện nay coin vẫn đang chia sẻ trên các đặc tính của Blockchain một cách phi tập trung và ẩn danh.
Nguồn gốc của NFT là gì?
NFT chủ yếu được vận hành trên nền tảng Blockchain. Ý tưởng này dùng để xác định quyền sở hữu tài sản được tạo ra bởi Yoni Assia vào năm 2012 với tên gọi đầu tiên là Colored Coins. Ý tưởng sử dụng nền tảng Blockchain có nét tương đồng với NFT hiện nay. Tuy nhiên, trong thời điểm đó, Colored Coins không thành công như NFT hiện nay.
Cùng với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật, nền tảng Blockchain ngày càng được hoàn thiện hơn. Năm 2017, NFT được người dùng biết đến nhiều hơn nhờ vào tự game nuôi mèo ảo trên ứng dụng Ethereum. Tựa game này cho phép người chơi nuôi và giao dịch nào ảo bằng đồng Ether.
Những đặc tính của NFT
- NFT không thể phân chia: Không giống như Ether hay Bitcoin có thể chia nhỏ giá trị. Mỗi NFT là một tài sản nguyên vẹn và không thể phân chia.
- NFT là duy nhất: Mỗi NFT là một vật phẩm duy nhất, không tồn tại NFT tương tự, không thể thay thế hay hoán đổi hay sao chép dưới bất kỳ hình thức nào.
- NFT có khả năng xác minh và nhận dạng: Các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT luôn là bản gốc, có thể xác minh quyền sở hữu cũng như tác giả của chúng thông qua dữ liệu trên Blockchain. Đặc tính này rất được ưa chuộng, dùng để nhận diện kỹ thuật số của các sản phẩm nghệ thuật hoặc các bộ sưu tập cổ.
- NFT rất khan hiếm: NFT có thể khan hiếm vì vậy khiến giá trị của chúng được đẩy lên cao. Mặc dù các nhà phát triển có thể tạo ra rất nhiều tài sản tùy thích, nhưng việc hạn chế số lượng NFT do sự khan hiếm nằm trong khả năng của họ.
- NFT có tính minh bạch: Bởi số cái phân phối công khai là phi tập trung và bất biến, nơi hồ sơ phát hành, chuyển nhượng và hoạt động mã và xác minh công khai, người mua có thể tin tưởng và xác minh độ xác thực của NFT cụ thể.
Các coin NFT tiềm năng
Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào coin NFT, nhưng không biết nên chọn loại coin nào tiềm năng. Dưới đây là 5 loài coin NFT tiềm năng nhất, đáng được đầu tư:
Coin Elemon
Đứng đầu top các loại coin NFT đáng đầu tư nhất đó là Elemon. Đây là một dự án giống như game NFT được phát triển bởi VTC Studio. Elemon sở hữu đồ họa bắt mắt, cách chơi đơn giản nhưng rất hấp dẫn, kết hợp giữa hành động và tư duy chiến thuật logic.
Tuy dự án này chỉ mới khởi động từ quý 2 năm 202, nhưng Elemon lại cực kỳ gây ấn tượng với các nhà đầu tư. Được xây dựng trên mô hình Play to Earn, dự án này giúp người tham gia vừa được giải trí vừa có thể kiếm tiền.
Mã thông báo Tokenomic (ELMON) của Elemon kết nối với mọi thành phần cùng tham gia vào hệ thống lại với nhau. Tokenomic có nguồn cung cấp cao nhất lên tới 500 triệu ELMON.
Nếu bạn muốn sở hữu ELMON, hãy cố gắng hoàn thành càng nhiều nhiệm vụ trong đêm càng tốt. Ngoài ra, hoạt động staking giúp cho người tham gia kiếm được nhiều mã thông báo ELMON.
Coin Theta Network (THETA)
Theta Network là dự án cung cấp dịch vụ phát video online streaming. Từ khi dịch Covid bùng phát, hoạt động phát video trực tuyến ngày một phát triển bùng nổ hơn. Kéo theo đó là sự tăng trưởng của các nền tảng như Theta.
Đội ngũ phát triển nền tảng này là các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như máy tính, kỹ thuật, thiết kế. Trong đó, Steve Chen là một nhà Youtube, là cố vấn cho Theta. Ngoài ra còn một số thành viên và cựu thành viên nổi tiếng như Verizon, Twitch, Plays.tv,…
Về nhà đầu tư, Coin Theta được sự “chống lưng” của hai ông lớn trong ngành công nghiệp là Samsung và Google. Nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của lĩnh vực phát video trực tuyến, Theta được dự đoán sẽ trở thành nền tảng nối gót sự thành công của Youtube.
Theta coin chính thức đưa vào giao dịch lần đầu từ tháng 1/2018 với mức giá khởi đầu chỉ 0,21 USD. Đến giữa tháng 4/2021, đồng Theta đạt mức lịch sử với 15,72 USD. Sau đó, giá của chúng đã có đôi chút điều chỉnh. Tính đến hết tháng 9/2021, giá của đồng Theta là 4,98 USD, bằng 1/3 so với thời điểm đạt đỉnh ở tháng 4.
Theta coin còn thường xuyên được nằm trong top 50 loại tiền điện tử có giá trị vốn có lớn nhất. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc dự án Theta Network để đầu tư. Khi sử dụng ứng dụng này, người dùng có thể chia sẻ hoặc đăng tải video lên. Sau đó, bạn sẽ được nhận thưởng tưởng mã thông báo Theta hoặc TFUEL. Cơ chế này của Theta có nét tương tự như Youtube nhưng linh hoạt hơn.
Coin Chiliz (CHZ)
Cũng giống như Theta, CHZ là một trong số ít các NFT coin đáng đầu tư nhất hiện nay. Dự án Chiliz hiện đang vận hành trên nền tảng Blockchain Ethereum. Trong đó, web socios.com gần giống như một trang mạng xã hội thu nhỏ dành riêng cho những người yêu thích thể thao.
Đây là nơi mà bạn có thể tạo tự thức ảnh hưởng, tham gia vào quá trình quyết định hành động của các câu lạc bộ lớn. Với những thành viên tích cực hoạt động và tham gia đóng góp vào hệ thống, Chiliz có có chế trả lương riêng cho họ.
Điều đặc biệt ở nền tảng Chiliz là khả năng hỗ trợ các fan hâm mộ và câu lạc bộ thể thao có thể tương tác với nhau. Sự tương tác này không chỉ nằm ở lượt thích, lượt chia sẻ hay bình luận thông thường, mà đã được đẩy lên mức độ cao hơn.
Cụ thể, người hâm mộ có quyền tặng trực tiếp các hiện vật giá trị thông qua hệ thống Chiliz đến câu lạc bộ yêu thích. Đồng thời, họ còn được tham gia biểu quyết hoạt. Chẳng hạn như việc bầu chọn trang phục trong giải đấu tiếp theo của một câu lạc bộ, vận động viên xuất sắc,…
Quá trình bình chọn này thông qua CHZ, mã thông báo NFT riêng trên nền tảng Chiliz. Đối tác của nền tảng Chiliz có thể kể đến các câu lạc bộ hàng đầu như Paris Saint-Germain, West Ham United, Barcelona, AS Roma, Juventus, Atlético de Madrid,…
Decentraland (MANA)
Dự án Decentraland được thiết kế như một mô hình thực tế ảo VR, hoạt động phi tập trung. Nền tảng gốc đang hoạt động của Decentraland là chuỗi khối Ethereum. Trong thế giới ảo Decentraland, người chơi sẽ trở thành những công dân ảo. Và mỗi người có thể mua một mảnh đất, sau đó tiến hành xây dựng, kiếm tiền trên chính mảnh đất của mình.
Nhà sáng lập ra dự án này là Esteban Ordano (trưởng kỹ thuật), cố vấn Xiaolao Li (nhà sáng lập của Inblockchain), Luis Cuende (quản lý dự án Aragon),… Decentraland mang đặc điểm của một hệ thống phi tập trung, toàn bộ đất đai và các vật phẩm kiếm được đều có nguồn gốc từ Blockchain Ethereum. Người chơi sẽ có quyền sở hữu tuyệt đối và được tham gia vào quá trình bầu chọn.
Vào năm 2020, mỗi đồng MANA được bán với giá khởi điểm là 0,01 USD. Chỉ sau chưa đầy một năm phát hành, tháng 5/2021, giá mỗi MANA đã đạt đỉnh là 1,58 USD. Theo thống kê, trong một năm kể từ ngày phát hành, giá trị của mỗi MANA tăng xấp xỉ 800%.
Coin Axie Infinity (AXS)
Đây được xem là một trong những niềm tự hào của ngành công nghiệp Việt Nam. Bởi Axie Infinity là một dự án phát triển bởi đội ngũ người và công nghệ tiên tiến nhất của công nghệ Blockchain. Hiện tại, nền tảng này rất phổ biến tại các quốc gia trên thế giới. Giá trị vốn hóa của dự án đã từng có lúc lên hàng tỷ USD.
Axie Infinity mang hơi hướng của một trò chơi chiến đấu nhưng theo kiểu tươi sáng. Khi tham gia trò chơi này, bạn sẽ phải lựa chọn một linh vật Axie và huấn luyện nó như Pokemon. Sau khi trưởng thành sẽ cùng chúng chiến đấu.
Điểm nổi bật thu hút người chơi là họ có quyền biểu quyết, đề xuất kế hoạch phát triển của dự án. Đây là điểm hoàn toàn khác biệt so với các trò chơi truyền thống, tương tác chỉ 1 chiều. Bên cạnh đó, người nắm giữ mã AXS sẽ được staking để nhận thêm AXS. Nền tảng game này giúp cho người tham gia vừa có cơ hội giải trí, nhưng vẫn có thể kiếm được thu nhập từ chính trò chơi họ tham gia.
AXS chính thức “chào sân” từ tháng 11/2021 với mức giá khởi điểm chỉ là 0,14 USB. Tuy nhiên. chỉ chưa đầy một năm sau khi ra mắt, AXS từng có thời điểm đạt được giá hơn 70 USD. Đây là mức tăng trưởng không tưởng từ một dự án game của Việt Nam như Axie Infinity.
NFT art – ứng dụng phổ biến của NFT
NFT art là một dạng của NFT trong lĩnh vực nghệ thuật được tạo bởi các họa sĩ, nghệ sĩ,… Trong lĩnh vực này, những nhà sưu tầm hoặc nhà đầu tư sẽ sẵn sàng chi ra một số tiền lớn để xác định nguồn gốc, tính xác thực của bức tranh hoặc tác phẩm nghệ thuật đó.
Trong thời đại công nghệ, kỹ thuật số, người ta có thể dễ dàng sao chép bất cứ tác phẩm gì. Nhưng với NFT, tác giả sẽ được cung cấp quyền sở hữu, chứng nhận duy nhất và vĩnh viễn. Có thể hiểu đơn giản rằng, NFT art có thể bị sao chép nhưng sẽ chỉ có 1 bản gốc duy nhất tồn tại và được công nhận.
Khi nghệ sĩ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, họ sẽ sử dụng Blockchain để xác thực tác phẩm của mình. Các thao tác thực hiện là gửi tác phẩm cho các đại lý. Sau khi xác thực xong, họ có thể gửi một mã NFT art của tác giả đến các buổi đấu giá.
Bức tranh Everyday: The First 5000 Days được bán với giá 69,3 triệu USD
Lúc này, tác giả có thể dễ dàng theo dõi NFT art của mình trên ứng dụng Blockchain. Mỗi khi tác phẩm đó được bán đi, tác giả sẽ nhận được một khoản tiền.
Hầu hết, các NFT art sẽ được gia dịch bằng Ether. Khi giá trị của tiền điện tử tăng lên đột biến, khoản lợi nhuận khủng mà tác giả nhận được từ quyền sở hữu NFT art này sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Chính điều này đã khiến NFr art tạo nên một cơn sốt trong giới đầu tư.
>>> Bài viết tham khảo: Có 100 triệu nên đầu tư gì? Ý tưởng kinh doanh sinh lời từ 100tr
Trên đây là những thông tin mà Thegioimay đã tổng hợp về “NFT là gì” dành tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho những người đang muốn tìm hiểu thêm các loại đồng tiền điện tử hot nhất hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy bình luận phía dưới để chúng tôi giải đáp giúp bạn nhé.