“Quy y” là gì? Ý nghĩa của quy y Tam Bảo mà bạn cần biết

0
Quy y có nghĩa là gì? Có nên quy y không?
Quy y có nghĩa là gì? Có nên quy y không?
“Quy y” là gì? Ý nghĩa của quy y Tam Bảo mà bạn cần biết
5 (100%) 1 vote

Quy y Tam Bảo là việc làm rất nhiều người lựa chọn để có cuộc sống an lạc, tĩnh tâm, tìm ra được ý nghĩa của cuộc đời. Vậy quy y là gì, ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo là như thế nào? Hãy đọc bài viết sau cùng thegioimay.org để hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn nhé!

Tìm hiểu quy y là gì?

Quy y có nghĩa là gì? Có nên quy y không?
Quy y có nghĩa là gì? Có nên quy y không?

Để hiểu quy y là gì thì đầu tiên chúng ta xét theo nghĩa từ Hán – Việt trước. “Quy” ở đây là trở về, quay về, còn “y” là nương tựa, dựa vào. Như vậy, những hành vi làm phát sinh cảm giác an toàn, yên tâm từ sự quay đầu, nương tựa đều gọi chung là quy y.

Không chỉ được sử dụng trong Phật pháp mà quy y còn là từ được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ: Con cái trở về nương tựa vào cha mẹ cũng gọi là quy y. Đó có thể là nương tựa về tinh thần hoặc vật chất.

Quy y Tam Bảo nghĩa là gì?

Tìm hiểu ý nghĩa của quy y Tam Bảo
Tìm hiểu ý nghĩa của quy y Tam Bảo

Quy y Tam Bảo là việc trở về nương tựa với ba ngôi báu của đạo Phật bao gồm: Quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng. Trong đó, người quy y sẽ đem mình nương gửi nơi Phật, học theo tấm gương của Phật, rèn luyện tâm tính theo pháp và cuối cùng là vâng lời nhắc của chư tăng.

Quy y không nhất thiết phải là xuống tóc đi tu, từ bỏ mọi thế tục cuộc đời mà là con đường Đức Phật hướng chúng ta tới việc “bỏ ác, hướng thiện”, tích lũy thêm nhiều phước báu và giảm bớt nghiệp chướng, đau khổ trong cuộc đời.

Tại sao cần phải quy y cửa Phật?

Tại sao cần quy y nơi cửa Phật?
Tại sao cần quy y nơi cửa Phật?

Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, có đầy rẫy những sự vô minh, cám dỗ nên nhiều người dễ bị sa vào ngũ dục, bị chúng lôi kéo. Từ đó tạo nên nhiều nghiệp chướng, thân tâm đều bị suy nhược do u mê, bất ngộ. 

Vì vậy, để thoát khỏi tình trạng này, mọi người cần nương nhờ ánh sáng nơi cửa Phật để soi sáng, dẫn đường, đánh tan sự mê muội đó. 

Vì sao cần quy y Phật?

Đức Phật đại diện cho sự giác ngộ, giúp cho con người nhận ra được bản chất và ý nghĩa của cuộc sống. Ngài sẽ xoa dịu nỗi sợ hãi, giúp chúng ta tránh được hiểm nguy bằng cách đưa chúng ta tới chỗ tốt đẹp. 

Nói như vậy không phải là chúng sinh nương tựa Đức Phật là để tìm ra chỗ trú ẩn an toàn mà là khám phá ra được quan điểm đúng đắn, nhận thức mới trong chính con người chúng ta. 

Theo Đức Phật, không có bất kỳ một vị thần linh hay đáng tối cao nào sáng tạo ra vũ trụ và điều khiển, sắp đặt vận mệnh con người mà tất cả đều tuân theo một quy luật đó là: Nhân – quả. Muốn có tiền thì phải lao động, làm ăn; muốn học giỏi thì phải chăm học; muốn có năng lực thì phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kỹ năng, muốn có gia đình hạnh phúc thì cần phải giữ mối quan hệ cha mẹ – vợ chồng – con cái thật hài hòa, tốt đẹp…

Vì sao cần quy y Pháp?

Pháp (Dhamma) là lời dạy của Đức Phật được ghi chép, lưu truyền lại qua kinh sách, gồm ba dạng là: Giáo Pháp, Thực Hành và Chứng Ngộ. Khi một người thấu hiểu được nội dung của Pháp thì người đó đang dần tiến tới sự giác ngộ. 

Một khi đã giác ngộ được thì người đó sẽ vượt qua được các vòng sinh tử, luân hồi để đến bờ bên kia an toàn. Pháp bảo cũng giúp xoa dịu đi nỗi sợ hãi thường trực của chúng sinh để hướng tới cuộc sống tốt đẹp, giảm bớt khổ đau.

Vì sao cần quy y Tăng?

Tăng đoàn là từ dùng để chỉ các tăng ni, thầy giáo của đạo Phật. Tăng bảo cũng là một nơi để chúng sinh nương tựa vì họ là những người đã loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn phiền não, là tấm gương trong sạch để chúng ta có thể noi theo. 

Các bậc Thánh tăng là người đi trước theo con đường của Đức Phật, đã giác ngộ. Từ đó, tạo niềm tin cho chúng ta tiếp nối con đường đúng đắn của sự tu tập. 

Chư tăng cũng là người thay mặt mọi người thực hiện việc cúng dường chư Phật và chư Bồ tát để thể hiện lòng biết ơn. Điều này giống như việc con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay học trò biết ơn tới thầy cô giáo vậy. 

Ngoài ra, chư tăng cũng là người mở những buổi thuyết giảng để đại chúng biết đến Phật pháp, thực hành theo Phật pháp nhiều hơn hoặc nhắc nhở mọi người học theo Phật, đi theo con đường đúng đắn.

Ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo là gì?

Ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo ra sao?
Ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo ra sao?

Khi quy y Tam Bảo thì người quy y sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, ý nghĩa như sau:

  • Trở thành một đệ tử của Đức Phật: Khi bạn quy y thì bạn sẽ chấp nhận Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là thầy và bạn sẽ là học trò của Ngài.
  • Có thể tiêu trừ nghiệp chướng đã gây ra: Quy y là một cách để hướng chúng ta đi theo con đường ánh sáng, tích đức, làm việc thiện. Từ đó tiêu trừ, giải bớt những ác nghiệp mà chúng ta đã tạo ra trước đó. 
  • Là nền tảng của việc thọ giới: Trải qua việc quy y Phật, người tu hành sẽ rèn luyện được nhân cách, đức tin.
  • Có thể tích tập được phước đức to lớn: Sau khi quy y, nếu làm tốt thì Phật tử có thể tích lũy được phước đức nhiều vô biên, hơn cả việc cúng dường, bố thí. 

Ví dụ: Theo kinh Ưu Bà Tắc Giới thì người quy y Tam Bảo sẽ có phước báu vô cùng tận, còn hơn cả của báu mà người trong cả nước vận chuyển bảy năm cũng không hết được.

Ví dụ khác: Theo Kinh Hiệu Lượng Công Đức, nếu có người xây tháp cúng dường tất cả chư vị Thánh nhân chứng đắc nhị thừa trong cả 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc thì người này sẽ có công lao rất to lớn. Tuy nhiên, công lao này vẫn không thể sánh bằng người quy y được.

  • Không đọa vào nơi ác đạo: Khi quy y, người tu hành sẽ không phải đầu thai vào ba cõi thấp như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh mà sẽ được tái sinh trong cõi người hoặc cõi Trời. Đương nhiên là họ phải là người tuân thủ, chấp hành việc giữ giới, thường xuyên làm việc thiện, tránh làm điều ác.

Ví dụ: Theo Kinh Triết Phù La Hán, xưa kia có một vị Thiên Tử ở cung trời Đao Lợi, khi phước trời đã hết, Thiên Tử biết rằng mình sẽ đầu thai vào loài súc sinh là heo. Vị Thiên Tử rất lo sợ nên đã cầu cứu Thiên Vương tới giúp. Thiên Vương vì không cứu được nên đã khuyên Thiên Tử tới cầu cứu Phật. 

Phật đã dạy Thiên Tử quy y Tam Bảo, nên sau đó, khi c.h.ế.t đi, Thiên Tử không bị đầu thai vào loài heo mà được sanh làm người. Vị này đã gặp được tôn giả Xá Lợi Phất (Ông là một trong hai đệ tử tỳ kheo gương mẫu nhất của Đức Phật Thích Ca, bên cạnh Mục Kiền Liên). Rồi đi theo tôn giả học đạo. Cuối cùng, Thiên Tử đã đắc chứng thành quả.

  • Người và loài không phải người (Phi nhân) không bị nhiễu loạn: Khi quy y, Phật tử sẽ được người giám hộ pháp bảo vệ, không bị kẻ tiểu nhân hay lòng dạ độc ác quấy phá.

Ví dụ: Nếu quy y Tam Bảo, thì Phật tử sẽ được Tứ đại Thiên Vương sai 36 vị thiện thần hộ trì cùng với trăm ngàn vạn ức hà sa quyến cùng theo hộ trì. Vì thế, người quy y Tam Bảo sẽ được hưởng bình an. 

  • Có thể thành công trong việc lớn: Quy y giúp chúng ta giảm trừ nghiệp xấu, đạt được sự bình an, tiến tới hạnh phúc. Vì thế, mọi việc diễn ra trong cuộc đời bạn sẽ có phần hanh thông, bạn gặp gỡ được quý nhân và dễ dàng gặt hái thành công hơn.
  • Được thành Phật đạo: Những người đã tham gia vào quy y dù trong đời này họ không tu hành thì vẫn sẽ được giải thoát khi Bồ Tát đến thế gian bởi họ có đức tin và nhiều phước đức.

Có thể thấy, mặc dù lợi ích hay ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo là gì đi nữa thì mục đích cuối cùng của nó vẫn là trở về và làm sống dậy tự tính Tam Bảo trong mỗi người, đó mới là quy y Tam Bảo chân chính.

5 điều cần nhớ khi quy y Tam Bảo là gì?

Ngũ giới - 5 điều cần ghi nhớ trong đạo Phật
Ngũ giới – 5 điều cần ghi nhớ trong đạo Phật

Một khi Phật tử đã quy y Tam Bảo thì nhất định phải nhớ tuân thủ 5 điều sau:

Không s.á.t sanh, g.i.ế.t h.ạ.i súc vật

Khi đã quy y tức là đã trở thành đệ tử của Phật nên người quy y không được thực hiện hành vi hành hạ, sát sinh súc vật. Bởi theo đạo Phật, vạn vật đều có linh tính. Cho dù con gà, con chó hay loài vật có nhỏ bé tới đâu thì chúng cũng có cảm giác, biết đau, biết khổ, biết sợ hãi trước cái c.h.ế.t như con người. 

Nếu như chúng ta không muốn phải “oan oan tương báo”, nhận “quả” cay đắng ở những kiếp sau thì ở kiếp này, chúng ta không nên gieo “nhân” xấu, tạo nghiệp ác. Thay vào đó, bạn cần gieo duyên lành, tích thêm phước đức từ những hành động ấm áp, giúp người khi khó khăn, hoạn nạn.

Không t.r.ộ.m c.ắ.p, c.ư.ớ.p g.i.ậ.t

Một Phật tử không nên lấy những thứ không thuộc về mình để tiêu xài, gây ra tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật. Vì hành vi này sẽ khiến người bị hại lâm vào hoàn cảnh đau khổ, túng thiếu, thậm chí là nản chí, nghĩ quẩn nếu số tiền mất đi quá lớn với họ.

Kể cả trong trường hợp vô tình nhặt được tiền rơi trên đường thì cũng cần tìm kiếm, liên hệ chủ nhân số tiền để trả lại. Nếu không biết chủ số tiền là ai hoặc không cách nào tìm được thì lúc này nên mang tiền làm từ thiện, chia cho người nghèo cần giúp đỡ.

Không tà d.â.m

Người đã quy y cửa Phật cần có cái tâm trong sáng, minh bạch, không đam mê sắc dục tới mức mù quáng để rồi xảy ra mối quan hệ bất chính với người khác. Nếu Phật tử đã có vợ chồng, lập gia đình rồi thì cần giữ tấm lòng son sắt thủy chung, không nên có mối quan hệ ngoài luồng để tránh cho bạn đời của mình tránh khỏi đau khổ.

Không nói dối, lừa lọc

Câu nói: “Họa từ miệng mà ra” của người xưa vẫn còn nguyên giá trị. Một lời nói đã buông ra thì đến cả 4 con ngựa đuổi theo cũng không kịp. Vì vậy, người quy y cần học cách giữ gìn mồm miệng, chỉ nên nói những thứ có ích, đúng đắn mà tránh xa lời nói xấu, đặt điều hay buôn chuyện “bà tám”, có thể gây hại tới người khác.

Một lời nói sai sự thật có thể kéo theo vô vàn những điều xấu như: Gây chia rẽ tình cảm của người khác, tạo ra mối hận thù khó dứt, khiến cho tâm hồn người đối diện bị tổn thương sâu sắc,… Do đó, một người Phật tử hiểu rõ lời răn dạy của Phật thì không nên nói dối, tránh khẩu thị tâm phi.

Không uống rượu, sử dụng chất k.í.c.h t.h.í.c.h

Phật tử quy y cần tránh xa những chất k.í.c.h t.h.í.c.h không tốt cho sức khỏe như: Rượu bia, heroin, ma túy, chất gây nghiện,… Vốn dĩ, cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã nhận ra tác hại của rượu đối với sức khỏe con người. Nó không những tàn phá sức khỏe mà còn khiến người sử dụng mất đi sự tỉnh táo. 

Từ đó gây nên nhiều rắc rối không đáng có: Gây lộn, đánh nhau, cãi vã,… Thậm chí là hãm hại người khác hoặc g.i.ế.t người. Người không uống rượu chính là từng bước làm tâm hồn mình trong sạch, tỉnh táo và tránh xa những cám dỗ trong cuộc sống.

Trên đây là 5 điều mà mọi Phật tử khi quy y Tam Bảo cần nhớ. Tuy nhiên, để thực hiện trọn vẹn cả 5 điều trên là điều khá khó. Vì thế, Đức Phật từ bi khuyến khích các Phật tử cố gắng giữ giới càng nhiều càng tốt và cho phép tùy thuộc vào hoàn cảnh mà đưa ra lời phát nguyện giữ được bao nhiêu giới (Thông thường, Phật tử cần giữ ít nhất 2/5 giới đó).

Cách thực hành đạo lễ khi quy y cửa Phật

Khi quy y, cần thực hành đạo lễ như thế nào?
Khi quy y, cần thực hành đạo lễ như thế nào?

Các Phật tử mới quy y cửa Phật cần nhớ rõ một điều rằng: Họ cần phải giữ thực hành đạo lễ ít nhất mỗi tuần một lần tại các ngôi chùa. Chỉ cần chọn nơi thuận lợi, không nhất thiết phải là ngôi chùa mà họ đã tiến hành quy y trước đó. Tại nhà Phật tử thì cần có bàn thờ Phật và thường xuyên đọc kinh để hiểu và ghi nhớ những lời Phật dạy.

Lưu ý: Cần đặt bàn thờ, tượng Phật ở những nơi sạch sẽ, thanh tịnh, tránh nơi có nhiều người qua lại. Đặc biệt, không nên thờ Phật ở phòng bếp, phòng ngủ vì những nơi này không được uy nghi.

Tiếp theo, Phật tử nên ăn chay ít nhất 2 lần một tháng vào ngày mồng một và rằm giữa tháng. Nếu có thể ăn chay trường được thì càng tốt. Việc ăn chay này không phải là tạo thêm phước đức mà là tuân theo điều ngũ giới đầu tiên: Tránh sát sinh, chấm dứt việc vay – nợ – trả.

Những cách hiểu sai lầm về quy y bạn nên tránh

Những cách hiểu sai lầm về quy y chúng ta cần tránh
Những cách hiểu sai lầm về quy y chúng ta cần tránh

Chúng ta đã hiểu quy y là gì và những ý nghĩa, lợi ích của việc quy y qua nội dung phía trên. Mặc dù việc quy y ngày càng trở nên phổ biến khi nhiều người muốn tìm về nơi an yên, có thể dựa dẫm, tìm ra mục đích cuộc đời nhưng vẫn còn rất nhiều người có cách hiểu sai lầm về quy y.

  • Cho rằng: Quy y là hoạt động nương nhờ vào một vị thầy nào đó, càng quy y ở nhiều nơi thì càng tốt.

Điều này là không đúng bởi vì: Một lễ quy y sẽ bao gồm: Người phát tâm quy y, một vị thầy làm lễ quy y và nghi lễ được chứng minh trước Tam Bảo. 

Trong đó, người thầy làm lễ quy y được gọi là Bổn Sư thế độ, có trách nhiệm làm lễ quy y, truyền giới để người phát tâm trở thành Phật tử tại gia. Như vậy, cho dù bạn được thực hiện nghi lễ cùng Bổn Sư thế độ nào thì cuối cùng vẫn là quy y trước Tam Bảo.

Có nhiều người chưa hiểu điều này nên họ quyết phải tìm được cao tăng, vị danh sư có tiếng thì mới chịu quy y. Đồng thời họ cũng muốn quy y càng nhiều thầy càng tốt. Mà theo quy tắc, lễ quy y chỉ diễn ra một lần và mỗi người Phật tử chỉ có một Bổn sư thế độ mà thôi, người thầy này sẽ được ví như cha mẹ trong đạo của bạn. Do đó, quy y nhiều lần là trái với chánh pháp, làm sai giá trị của việc quy y.

  • Cho rằng: Một khi đã quy y là phải túc trực ở chùa, phải ăn chay trường, gõ mõ, tụng kinh hàng ngày. Còn những việc của thế gian thì không cần quan tâm.

Những người có suy nghĩ như vậy thường khá quan ngại khi đưa con cháu họ tới chùa và không muốn con cháu mình quy y cửa Phật sớm. Vì theo họ, chỉ có người già hay những người gặp thất bại, chán nản thường xuyên trong cuộc sống mới cần đến chùa để nương nhờ nơi cửa Phật. Con cháu còn trẻ, còn có khả năng phấn đấu thì chưa cần tới.

Thậm chí, có người còn lo ngại rằng: Nếu đến chùa quy y thì con cháu họ sẽ quá “tín”, có thể sẽ xuất gia luôn hoặc không còn ý chí phấn đấu, bỏ bê cuộc sống bên ngoài.

Có những người là nam giới cũng giữ nguyên suy nghĩ như trên. Họ cho rằng việc thắp hương, khấn cầu Phật là việc làm của phụ nữ, còn họ là đàn ông thì không nên tới những nơi như vậy.

Cả hai quan điểm trên đều sai lầm và khiến cho chúng ta không được tiếp cận với Phật giáo sớm hơn. Thực chất là bất kì ai cũng nên đi chùa và giác ngộ sớm. Bởi ngày nay có rất nhiều cám dỗ về vật chất, đầy rẫy những sự vô minh khiến con người bị sa vào nghiệp chướng. 

Do đó, nếu đi chùa, quy y Tam Bảo sớm thì chúng ta sẽ học được trí tuệ, lòng từ bi, thanh tịnh thanh tâm, tích phước đức. Từ đó trở thành một công dân mẫu mực, một Phật tử có ích cho đời. 

  • Cho rằng: Nếu đã quy y mà không làm được theo những lời Phật dạy thì sẽ có tội nặng hơn những người chưa quy y

Việc quy y ngũ giới là điều bạn làm để tự nguyện sửa mình, thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Nếu thực hiện được thì bạn là người hưởng lợi, còn nếu không thực hiện được thì bạn là người tự chịu hậu quả do mình gây ra. Còn thực ra, Đức Phật sẽ không trừng trị hay giáng họa xuống cho ai cả, bởi Ngài biết rằng: Không có ai là thoát được luật nhân – quả. Cho dù đó có là Phật tử hay là người bình thường đi chăng nữa.

Ví dụ: Nếu bạn lỡ uống rượu, sử dụng chất kích thích thì chính bạn là người phải chịu hậu quả do rượu gây ra: Say bí tỉ, nói năng không có chừng mực, gây gổ, đánh nhau với người khác khiến cho nhiều mối quan hệ bị xấu đi, chứ không phải là Phật đang trừng phạt bạn.

  • Cho rằng: Cứ quy y Tam Bảo là nhận được phước, không bị đọa xuống kiếp địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh khi mất đi

Trong bài pháp “Tự quy y”, có những câu thơ như sau: “Tự quy y Phật – Không đọa địa ngục”, “Tự quy y Pháp – Không đọa ngạ quỷ”, “Tự quy y Tăng – Không đọa súc sanh”. Có lẽ vì bài pháp này mà nhiều người hiểu lầm rằng: Cứ đăng ký, làm lễ quy y Tam Bảo là có thể thoát khỏi 3 cõi thấp hơn đó, cho dù có làm gì đi nữa.

Đây là một ý nghĩ sai lầm vì bạn sẽ chỉ không đọa vào 3 cõi đó nếu thực hiện đúng ngũ giới mà thôi. Còn nếu làm việc xấu xa, hại người, hại đời thì chung quy bạn vẫn không thể thoát khỏi luật nhân – quả và vẫn bị đọa xuống kiếp địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh như thường.

Chỉ khi bạn giác ngộ được Phật Pháp thì sẽ không còn vô minh để rơi vào tù ngục tăm tối. Khi bạn có trí tuệ thì sẽ không còn ích kỷ, hẹp hòi, xấu xa như ngạ quỷ. Khi bạn có sự hòa hợp, đoàn kết với mọi người thì đương nhiên cũng không đọa vào sự si mê hay kiếp súc sanh nữa.

Lời kết

Trên đây là nội dung về quy y là gì và những vấn đề xoay quanh việc quy y Tam Bảo mà thegioimay.org muốn chia sẻ tới bạn. Như vậy, quy y là một việc làm tốt vì nó giúp chúng ta học hỏi, tu luyện theo Đức Phật, rèn luyện tâm tính theo Pháp và nhận được sự nhắc nhở, khuyên răn của Tăng. Từ đó, giúp chúng ta tìm kiếm được sự an lạc, tốt đẹp của cuộc sống. Nếu thấy bài viết hay thì bạn đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè, người quen cùng biết nhé!