Rừng phòng hộ là gì? Rừng phòng hộ có chức năng gì?

0
Rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng với bảo vệ môi trường, chống t.h.i.ê.n t.a.i
Rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng với bảo vệ môi trường, chống t.h.i.ê.n t.a.i
Rừng phòng hộ là gì? Rừng phòng hộ có chức năng gì?
Đánh giá bài viết

Rừng phòng hộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường, cảnh quan. Vậy rừng phòng hộ là gì, có chức năng gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trên trong bài viết sau đây bạn nhé!

Tìm hiểu rừng phòng hộ là gì?

Rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng với bảo vệ môi trường, chống t.h.i.ê.n t.a.i
Rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng với bảo vệ môi trường, chống t.h.i.ê.n t.a.i

Rừng là gì theo quy định pháp luật?

Trước khi tìm hiểu rừng phòng hộ là gì thì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của rừng trước.

Theo pháp luật Việt Nam quy định thì rừng là một hệ sinh thái gồm động vật, thực vật, vi sinh vật, đất rừng và những yếu tố môi trường khác. Trong đó, tre, nứa hoặc thảm thực vật chính có độ che phủ tán rừng đạt từ 0,1 trở lên.

Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất và là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tổng diện tích rừng là 14.377 nghìn ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm đa số (10.242 nghìn ha), còn lại là rừng trồng. 

Rừng được chia ra thành 3 loại theo mục đích sử dụng là: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Như vậy, rừng phòng hộ là một loại rừng.

Rừng phòng hộ là gì?

Rừng phòng hộ là loại rừng chuyên được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, đất đai, phòng chống xói mòn, sạt lở, hoang mạc hóa. Từ đó, góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Phân loại rừng phòng hộ thành nhóm nào?

Mỗi loại rừng phòng hộ lại mang chức năng khác nhau
Mỗi loại rừng phòng hộ lại mang chức năng khác nhau

Rừng phòng hộ được chia thành 4 loại như sau, tùy theo khu vực rừng:

  • Rừng phòng hộ đầu nguồn: Loại rừng này thường gặp ở thượng nguồn các con sông với vai trò: Điều tiết lượng nước, cung cấp nước cho dòng chảy vào mùa khô, hạn chế xói mòn, sạt lở đất, ngăn chặn tình trạng bồi lấp sông, hồ,…
  • Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát: Về vị trí, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát thường nằm ở khu vực ven biển.
  • Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Loại rừng này có thể là phát triển tự nhiên hoặc được trồng ở khu vực cửa sông.
  • Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Rừng phòng hộ này được trồng quanh các khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp, khu đô thị lớn.

Vai trò của rừng phòng hộ ra sao?

Để hiểu rõ hơn vai trò của rừng phòng hộ, mời bạn theo dõi bảng so sánh sau:

Loại rừng phòng hộ Vai trò Ví dụ
Rừng phòng hộ đầu nguồn Điều tiết nguồn nước và điều hòa dòng chảy, chống xói mòn, sạt lở khi mùa mưa đến Rừng đầu nguồn sông Kôn: Rễ cây bám chặt vào đất nên giúp hạn chế sạt lở, lũ quét khi mùa mưa đến. Còn vào mùa hè, cây cũng đóng vai trò giữ, điều hòa lượng nước.
Rừng phòng hộ chắn gió, cát Chắn cát bay, phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ khu dân cư, khu đô thị, sản xuất
  • Rừng phòng hộ ở bãi cát trắng nằm trên đồi Con Voi – huyện Triệu Phong (Quảng Trị)
  • Rừng chống cát bay ở Bình Thuận, Ninh Thuận.
  • Rừng phi lao chắn cát ở các tỉnh ven biển miền Trung
Rừng phòng hộ chắn sóng Ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển như: Khách sạn, nhà ở, khu du lịch,… Ngoài ra, nó cũng có tác dụng cố định bùn cát lắng đọng để tạo thành vùng đất mới (Lấn biển). Các loại rừng ngập mặn như: Rừng đước, bần, mắm… ở Cà Mau, Cần Thơ, Nam Định,…
Rừng phòng hộ mục đích bảo vệ môi trường Điều hòa môi trường, khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở khu vực và còn kết hợp phục vụ cho du lịch. Công viên lịch sử – văn hóa dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 21ha,…

Tìm hiểu rừng phòng hộ có được khai thác không?

Khai thác phải đi đôi với trồng rừng phòng hộ
Khai thác phải đi đôi với trồng rừng phòng hộ

Theo quy định của điều 55, luật Lâm nghiệp năm 2017, việc khai thác rừng phòng hộ phải tuân thủ những điều sau:

*Đối với khai thác rừng phòng hộ tự nhiên

  • Các cá nhân, tổ chức được khai thác những cây đã chết, bị gãy đổ, sâu bệnh hoặc cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định.
  • Điều kiện chung: Có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, còn đối với khai thác những cây ở nơi có mật độ lớn thì chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng.

*Với khai thác lâm sản gỗ ngoài tự nhiên

  • Được khai thác những loại măng, tre, nứa, nấm trong rừng khi đã đạt yêu cầu phòng hộ.
  • Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác nhưng với điều kiện không làm ảnh hưởng tới khả năng phòng hộ của rừng.
  • Điều kiện chung: Đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của rừng, sản lượng khai thác không được phép lớn hơn sản lượng tăng trưởng của từng loài cây.

*Với khai thác gỗ rừng trồng:

  • Được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa rừng khi rừng trồng có mật độ lớn hơn quy định.
  • Được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo từng băng, đám rừng.
  • Sau khi khai thác xong, cần có trách nhiệm tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
  • Điều kiện chung: Chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ tuân theo quy định của Bộ Nông nghiệp.

*Với khai thác, tận dụng gỗ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng

  • Khai thác cây gỗ chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác hoặc khi thực hiện biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
  • Điều kiện: Cần có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, cơ quan thực hiện nghiên cứu khoa học,…

Việt Nam đã bảo vệ rừng phòng hộ như thế nào?

Nhận thấy sự quan trọng của rừng phòng hộ, nước ta đã rất chú trọng vào công tác bảo vệ, phát triển trồng rừng. Không chỉ tham gia vào nhiều công ước quốc tế về chống biến đổi khí hậu mà Việt Nam còn ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo vệ rừng như:

  • Quy định về đất rừng phòng hộ trong điều 136, luật đất đai năm 2013
  • Luật bảo vệ và phát triển rừng (Ban hành vào năm 2004)
  • Điều 25 luật lâm nghiệp năm 2017: Quy định về thẩm quyền thành lập khu rừng phòng hộ.
  • Luật bảo vệ môi trường – 2020

Lời kết

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi rừng phòng hộ là gì, vai trò của rừng phòng hộ đối với việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai ra sao. Mong rằng, qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của loại rừng này. Hãy cùng chung tay bảo vệ rừng cây để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta! Nhớ theo dõi thegioimay.org để tiếp tục hành trình khám phá tri thức, bạn nhé!