Khái niệm sức bền chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao. Một người không có sức bền tốt sẽ không thể làm công việc hiệu quả được. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ sức bền là gì? Vậy hãy cùng Thegioimay.org khám phá chi tiết về sức bền trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Sức bền là gì?
Theo thể dục 9 định nghĩa thế nào là sức bền thì đây là một loại sức mạnh tiềm ẩn trong cơ thể của mỗi người. Sức mạnh bền này chính là khả năng mà cơ thể có thể chống lại sự mệt mỏi khi học tập, vận động và luyện tập thể dục thể thao kéo dài. Bên cạnh đó, sức bền là khả năng cơ thể con người có thể thực hiện một hoạt động nào đó với cường độ cho trước, đây là năng lực duy trì khả năng vận động trong khoảng thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu được.
Sức bền cũng không tự nhiên xuất hiện, nó được hình thành và xuất hiện thông qua rèn luyện bằng việc thường xuyên vận động.
Ví dụ về sức bền: Một người có thói quen luyện tập thể dục thể thao bằng việc chạy bộ mỗi buổi sáng sẽ có sức bền cao hơn hẳn những người không tập thể dục, lười vận động.
Một khi bạn duy trì được sức bền dai dẳng thì chắc chắn thể lực cũng sẽ ngày càng cải thiện. Từ đó, tạo điều kiện để có những đột phá tốt hơn trong thể thao. Chính vì vậy, sức bền là một yếu tố vô cùng quan trọng, giúp cho các các vận động viên chuyên nghiệp đạt được thành tích tốt trong các giải đấu.
>>> Bài viết tham khảo: Số lẻ – số chẵn là gì? Đâu là số chẵn lớn nhất có 2 chữ số?
Các yếu tố cấu thành nên sức bền là gì?
Nguồn sức mạnh bền được bộc phát từ cơ bắp và t.i.m mạ.ch. Nếu hai bộ phận này hoạt động bền bỉ trong một khoảng thời gian vận động kéo dài của cơ thể thì chúng sẽ tạo ra sức bền. Sức mạnh này cho phép cơ thể của bạn có thể kéo dài thêm thời gian vận động, luyện tập thể thao mà không hề cảm thấy mệt mỏi hay hao hụt sức lực quá nhiều.
– Sức bền t.i.m mạ.ch: Là khả năng bơm m.á.u từ t.i.m sau đó vận chuyển oxy từ ph.ổi. Khi sức bền t.i.m mạ.ch tốt thì việc duy trì nhịp tăng cho cơ thể tăng co trong một khoảng thời gian dài mà không làm ảnh hưởng đến thể trạng. Bên cạnh đó, m.á.u và oxy sẽ liên tục được vận chuyển đi khắp cơ thể với áp lực cao, nhờ đó tạo nên nguồn sức mạnh lớn cho cơ bắp.
– Sức bền cơ bắp: Là khả năng hoạt động của cơ bắp một cách liên tục mà cơ thể không cảm thấy đau mỏi hay kiệt sức. Đối với những người tập gym, sức bền cơ bắp chính là yếu tố quan trọng giúp họ có thể thực hiện được các bài nâng tạ nặng. Sức bền cơ bắp thường đến từ nguồn năng lượng dự trữ cơ bắp (ATP), lượng m.á.u cũng như oxy luân chuyển đến các cơ và hàm lượng creatine có sẵn trong cơ thể,…
Qua đây, ta có thể dễ dàng nhận ra sức bền t.i.m mạ.ch và sức bền cơ bắp luôn song hành, liên kết chặt chẽ với nhau. Khi hệ thống tim mạch có hoạt động bền bỉ mạnh mẽ thì cơ bắp mới có thể sản sinh được tối đa năng lượng.
Có mấy loại sức bền chính?
Sức bền là loại sức mạnh quan trọng với con người , vậy sức bền được chia làm mấy loại? Thực tế, sức bền có rất nhiều loại và đa dạng, phụ thuộc vào cơ chế mệt mỏi của cơ thể bởi các hình thức vận động gây nên. Tuy nhiên, dựa vào khả năng chuyển sức bền từ hoạt động này sang hoạt động khác, chúng ta có thể chia sức bền thành hai loại, đó là sức bền chung và sức bền chuyên môn. Cùng tìm hiểu sức bền chung, sức bền chuyên môn là gì trong phần dưới đây.
Sức bền chung là gì?
Sức bền chung chính là khả năng mà cơ thể có thể thực hiện các hoạt động chung trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là loại sức bền thường xuất hiện khí cơ thể hoạt động kéo dài với cường độ thấp, có sự tham gia của hầu hết các hệ cơ của cơ thể.
Ví dụ về sức bền chung: Khả năng một người có thể chạy được quãng đường 5km trong vòng 20 phút.
Sức bền chuyên môn
Sức bền chuyên môn là gì? Sức bền chuyên môn là khả năng mà cơ thể có thể thực hiện chuyên sâu một hoạt động nào đó, trong một khoảng thời gian dài nhất. Loại sức bền này giúp cơ thể có khả năng vận động cao nhất trong một số loại hình bài tập chuyên nghiệp.
Ví dụ về sức bền chuyên môn: Khả năng chạy của các vận động viên điền kinh marathon, khả năng lặn hoặc bơi lội của người dân làm nghề chài lưới, khả năng leo núi của những người vùng núi.
Tầm quan trọng của sức bền
Một người có sức bền tốt sẽ giúp quá trình học tập, làm việc hay thực hiện bất bỳ công việc nào đó đạt hiệu quả cao nhất. Nếu không có sức bền, khi làm việc hoặc vận động, bạn sẽ nhanh chóng bị mệt mỏi, uể oải khiến hiệu quả không đạt như mong muốn.
Làm thế nào để kiểm tra độ bền của cơ thể?
Để có thể kiểm tra được độ bền của một người, ta thực hiện các cách sau:
- Kiểm tra sức bền thân trên và thân dưới: Sức bền của thân trên có thể được đánh giá bằng cách thực hiện các bài tập hít đất, leo xà, chống đẩy cho đến khi cơ thể đạt mức giới hạn chịu đựng. Đối với sức bên thân dưới, bạn có thể đánh giá thông qua các bài tập squat, nhảy ếch, tư thế ngồi xổm, …
- Kiểm tra sức bền của cơ bắp và t.i.m mạ.ch: Để đánh giá sức bền cơ bản, bạn có thể lựa chọn các bài tập như nâng tạ, lên xà đơn,… Đối với sức bền t.i.m mạ.ch, bạn đánh giá thông qua các bài tập cardio như đạp xe, bơi lội, nhảy dây, nhảy aerobic,…
Một số phương pháp tăng sức bền hiệu quả
Nếu bạn đã hiểu rõ sức bền là gì cũng như tầm quan trọng của sức bền, bạn nên có một kế hoạch cụ thể để tăng sức bền cho cơ thể. Để đạt được sức bền như mong muốn, bạn bắt buộc phải có chế độ luyện tập cũng như nghỉ ngơi hợp lý. Bạn cũng lưu ý rằng sức bền không hề cố định, chúng có thể bị giảm sút nếu bạn dừng luyện tập một thời gian. Vì vậy, để cơ thể luôn dẻo dai, sức lực bền bỉ, hãy thực hiện 5 phương pháp sau đây để tăng sức bền hiệu quả nhé!
Thường xuyên luyện tập
Mỗi ngày, bạn có thể dành ra khoảng 20 – 30 phút để tập luyện hoặc khoảng 3 – 4 lần trong tuần. Lưu ý răng bạn phải thật kiên trì, không nóng vội. Lúc bắt đầu tập, bạn có thể lựa chọn những bài tập dễ như chống đẩy, nâng cao đùi, chạy bộ hoặc đu xà,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các bài yoga để luyện tập, giúp tăng sự dẻo dai và sức bền cho bản thân.
Tăng dần cường độ luyện tập
Trong quá trình luyện tập, bạn nên để cơ thể thích ứng từ từ với các bài tập, sau đó mới tăng dần mức độ khó lên để tăng sức bền cho bản thân. Đây chính là cách để chúng ta dần cải thiện và nâng cao mức độ chịu đựng của cơ thể lên mỗi ngày.
Ví dụ ở buổi tập đầu tiên, bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như nhảy dây, nâng cao đùi, chạy chậm với quãng đường khoảng 500m. Sau đó, bạn tăng dần cường độ bằng việc tăng thời gian, tốc độ và độ dài quãng đường chạy.
Sau mỗi buổi tập, bạn hãy chú ý xem cơ thể của mình như thế nào: bạn có cảm thấy mệt mỏi, đau nhức không? Ăn ngon miệng không? Giấc ngủ có ngon không?… Nếu kết quả cho thấy mọi thứ đều ổn và có chiều hướng tốt, bạn hãy tăng dần mức độ khó hơn. Ngược lại, khi có biểu hiện bất thường, hãy ngưng tập ngay và tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ.
Bổ sung nhiều nước và điện giải cần thiết
Việc luyện thường xuyên với cường độ cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước và các chất điện giải. Điều này làm cho thể lực bị hao mòn, khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. Do vậy, để tăng độ bền của cơ thể, bạn cần lưu ý bổ sung đầy đủ nước và các chất điện giải cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi lao động nặng nhọc hoặc luyện tập ra nhiều mồ hôi.
Thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh việc rèn luyện thường xuyên, chúng ta cũng cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đây là phương pháp đảm bảo sức bền cho thể lực, tạo điều kiện cho cơ bắp được tái tạo và nhanh chóng phục hồi. Vì thế, mỗi tuần hãy cố gắng dành ra một ngày để cơ thể được thả lỏng, thư giãn sau những ngày tập luyện vất vả.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý và các thực phẩm có lợi
Dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng đối với việc tăng cường sức khỏe và tăng sức bền cho cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như chất xơ, tinh bột, protein,…
Bên cạnh đó, để tăng cường tối đa sức bền bộc phát, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm pre-workout, whey protein cũng như BCAA giúp hỗ trợ tăng sức bền cơ bắp, chống lại dị hóa và tăng khả năng phục hồi cơ nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng và phụ thuộc bởi chúng có chất cafein, sẽ không tốt cho cơ thể nếu dùng quá nhiều.
Ngoài ra, trước mỗi buổi tập luyện, không nên để bụng đói cũng như ăn quá no. Trước khi bắt đầu tập ít nhất 30 phút, bạn có thể bổ sung cho cơ thể bằng một bữa ăn nhẹ như một quả chuối hoặc táo, 1 ly sinh tố hoa quả,…
Tập gì để gia tăng sức bền cho cơ thể?
- Bạn có thể tăng sức bền cho cơ thể với một số bài tập vận động như tâng cầu, nâng cao đùi, nhảy dây bền, chạy phối hợp với thở đều, chạy vượt chướng ngại vật, đi bộ, chạy bền, chạy nhanh cự ly ngắn dần lên cự ly dài,…
- Hoặc bạn cũng có thể tăng sức bền bằng các trò chơi thể thao như bóng đá, bóng rổ, chơi cầu lông, bơi lội, … hoặc bất kỳ môn thể thao nào mà bạn yêu thích đều được.
- Bạn có thể luyện tập cá nhân hoặc tập theo nhóm để có thêm nhiều động lực tập hơn.
- Bạn có thể tập luyện vào chiều tối hoặc buổi sáng sớm đều được, miễn sao phù hợp với sở thích và lịch trình công việc của bạn.
Sức bền vật liệu là gì?
Sức bền vật liệu là giới hạn chịu đựng được của vật liệu khi chịu tác động của một lực nào đó. Đó có thể là khả năng chịu đựng không bị gãy, nứt vỡ hoặc bị phá hủy dưới tác động của ngoại lực lên vật.
Độ bền của vật liệu được chia thành nhiều loại, phụ thuộc vào các lực tác động khác nhau như độ bền kéo, độ bền uốn, độ bền va đập, độ bền nén, độ bền mỏi,…
Trên đây là những thông tin mà Thegioimay đã tổng hợp giúp giải đáp sức bền là gì, gồm những loại nào và phương pháp để tăng sức bền. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm sức bền này, từ đó đưa ra kế hoạch rèn luyện sức bền hiệu quả.