Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có sự du nhập, vay mượn từ vựng của các nước ngoài. Lý do cho sự du nhập này là bởi một ngôn ngữ vốn dĩ không đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả khái niệm, sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, đây cũng là xu thế tất yếu khi quá trình hội nhập văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Tiếng Việt cũng không nằm ngoài quy luật này, nhờ đó hệ thống ngôn ngữ Việt mới trở nên phong phú, đa dạng. Hãy cùng Thegioimay.org giải đáp chi tiết từ mượn là gì, mục đích của việc vay mượn trong Tiếng Việt trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Từ mượn là gì?
Trong Tiếng Việt, từ vựng được chia thành 2 loại, đó là từ Thuần Việt và từ mượn. Từ Thuần Việt là những từ do cha ông ta đã sáng tạo ra và tồn tại từ rất lâu đời trong cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam. Vậy còn từ mượn là j, thế nào là từ mượn?
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 và lớp 9 đã giải thích khái niệm từ mượn là gì như sau: Từ mượn bao gồm các từ được vay mượn của nước ngoài nhằm biểu thị đặc điểm, hiện tượng hay một sự vật, sự việc,… Đây là những từ mà tiếng Việt chưa có hoặc không đủ phù hợp để biểu thị. Vì thế, một số người thường gọi từ mượn là từ vay mượn, từ ngoại lai.
Từ mượn là những từ được vay mượn của nước ngoài, từ đó tạo ra sự phong phú, đa dạng của vốn từ. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn với nguồn gốc khác nhau như tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ấn,…
Trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa, các sự vật, hiện tượng mới du nhập vào nước ta trong khi tiếng Việt vẫn chưa hoàn thiện. Điều này đòi hỏi phải có ngôn ngữ mới và từ mượn ra đời là một điều tất yếu. Dù được vay mượn từ vựng nước ngoài nhưng khi sử dụng, chúng đã được Việt hóa về chữ viết , ngữ âm, ngữ nghĩa để dễ dàng diễn tả hơn, đầy đủ các sự vật, sự việc, hiện tượng mới mà tiếng Việt chưa đủ thích hợp để diễn tả một cách trọn vẹn.
Ví dụ về từ mượn: bít-tết (beefsteak), dép xăng đan (sandal), ti vi (TV), ghi đông (Guidon),…
Mục đích của việc vay mượn từ
- Bổ sung những từ vựng còn thiếu: Trong giai đoạn đầu hình thành, từ vựng tiếng Việt vẫn còn thiếu rất nhiều. Vì thế, người ta đã phải vay mượn từ để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của người Việt.
- Tạo ra những lớp từ có sắc thái nghĩa khác nhau với những từ đã có trong tiếng Việt: Thực tế, một số từ Thuần Việt có nghĩa mang lại cảm giác thô tục, ghê sợ hoặc quá dài dòng. Trong khi đó, những từ mượn sẽ mang lại cảm giác trung hòa và lịch sự hơn.
Ví dụ: Các từ Thuần Việt như đàn bà, cưới nhau, ch.ết, ch.ảy m.á.u,… nhưng khi vay mượn từ vựng (cụ thể là Hán Việt) như phụ nữ, kết hôn, t.ử vo.ng, xu.ất h.u.y.ế.t,… sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng, lịch sự hơn.
Các loại từ mượn phổ biến
Từ mượn trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:
Dựa vào nguồn gốc của từ mượn
* Từ mượn tiếng Pháp
Trước đây, Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp, tiếng Pháp được đưa vào giảng dạy trong các trường học của giới nhà giàu và dần trở thành ngôn ngữ chính thức của nước ta. Do vậy ngôn ngữ Pháp có điều kiện du nhập nước ta từ rất sớm và ít nhiều ảnh hưởng đến tiếng Việt.
Trong quá trình giao lưu văn hóa, nhân dân Việt Nam đã vay mượn khá nhiều từ vựng gốc Pháp để biểu thị các khái niệm mà trong tiếng Việt chưa có. Tuy nhiên, hầu hết các từ vay mượn đều được Việt hóa, có chút thay đổi về cách viết, cách đọc nhằm giữ gìn nét đẹp của tiếng Việt.
Ví dụ:
- Cà phê có từ gốc tiếng Pháp là “café” (phiên âm: /kafe/): dùng để chỉ một loại thức uống lấy từ quả của cây cà phê, được ủ từ hạt cà phê rang.
- Dăm bông có từ gốc là “jambon” (phiên âm: /ʒɑ̃.bɔ̃/): còn được viết là dăm bông, đây là loại thịt nguội, một món ăn làm từ đùi heo có nguồn gốc từ các nước châu Âu.
- Ba lô có từ gốc là “ballot” (phiên âm: /balo/): là từ dùng để chỉ một loại túi đựng bằng vải có hai dây song song vắt qua vai để đeo trên lưng, có một số loại ba lô nhẹ đôi khi chỉ có một dây đeo chéo vai.
Một số ví dụ về từ mượn tiếng Pháp khác như: Bia (bière), Pho mát (fromage), Bê tông (béton), Súp lơ (chou-fleur), Ban công (balcon), Kem (crème), Com lê (complet), Ăng ten (antenna), Xì căng đan (scandal),…
* Từ mượn tiếng Hán
Từ Thuần Việt sẽ mang lại cảm giác thô tục, ghê sợ nhưng khi sử dụng từ Hán Việt, nghĩa của từ đó vẫn không đổi nhưng sẽ có sắc thái trung hòa, trang trọng, lịch sự hơn.
Số lượng từ mượn Hán Việt hiện nay khá nhiều, chiếm phần lớn trong hệ thống từ mượn của ngôn ngữ Việt. Theo thống kê, có tới 60% số từ vựng tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. Nguyên nhân chủ yếu là do nước ta đã trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, vì thế không chỉ ngôn ngữ mà trong văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc cũng có những nét tương đồng.
Tuy nhiên, khi vay mượn tiếng Hán, nhân dân ta đã Việt hóa sao cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt. Và đây chính là từ mượn Hán-Việt. Những từ mượn này được hoàn thiện từ thế kỷ X – XI và được sử dụng đến ngày nay. Ví dụ về từ mượn Hán Việt như góa phụ, thảo mộc, phu nhân, băng hà, bằng hữu, huynh đệ, thiên thu, gia đình, nhi đồng, phụ nữ, khâm phục, chiến thắng, hoa lệ, phẫn nộ,…
Bên cạnh đó, tiếng Việt còn dùng các yếu tố gốc Hán để sáng tạo ra các từ mới chỉ sử dụng trong tiếng Việt, ví dụ như tiểu đội, tiểu đoàn, đại đội. Hoặc kết hợp một yếu tố Thuần Việt với một yếu tố gốc Hán để tạo ra từ mới, ví dụ như binh lính, tàu thủy,…
* Từ mượn tiếng Anh
Là những từ được vay mượn trong tiếng Anh. Như bạn đã biết, tiếng Anh hiện nay đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu, và đây chính là một ngôn ngữ nước ngoài bắt buộc mà học sinh phải học trong chương trình giáo dục phổ thông.
Ví dụ về từ mượn tiếng Anh: bánh quy (biscuit), ra – đa (radar), vi ta min (vitamin), tắc xi (taxi), in-tơ-nét (internet), láp-tốp (laptop), vắc-xin (vacxin), vi-ô-lông (violin),…
* Từ mượn tiếng Nga
Là những từ vựng được vay mượn từ tiếng Nga.
Ví dụ về từ mượn tiếng Nga: Bôn-sê-vích (Большевик), Lê-nin (Ленинец), Xô Viết (Совет), Mát-xcơ-va (Москва),…
Dựa vào cách viết
Dựa theo tiêu chí này, từ mượn được chia thành:
- Từ mượn được Việt hóa hoàn toàn: xăng, bếp ga, ghi đông xe đạp, xăm,…
- Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: ra-đi-ô, vi-ô-lông, a-xít,…
>>> Bài viết tham khảo: Sức bền là gì? Sức bền được chia là mấy loại? Ví dụ
Nguyên tắc khi sử dụng từ mượn
Để có thể giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, khi vay mượn từ cần có những nguyên tắc riêng. Đó là chúng ta không thể tùy tiện sử dụng hay quá làm dụng các từ mượn vào mọi trường hợp.
Nếu như bạn lam dụng từ mượn thường xuyên có thể sẽ làm “tổn hại” đến ngôn ngữ Tiếng Việt. Về lâu dài sẽ khiến cho ngôn ngữ mẹ để trở nên pha tạp, trộn lẫn mà không giữ được bản sắc riêng. Vì vậy, việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt chính là nhiệm vụ hàng đầu, vô dùng quan trọng của mọi người dân, không chỉ mỗi nước ta mà ở mọi quốc gia trên thế giới.
Do vậy, khi muốn vay mượn từ, chúng ta cần đảm bảo hai nguyên tắc sau:
- Tiếp thu những nét đặc sắc cũng như tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.
- Tuy vay mượn nhưng cũng phải giữ gìn được bản sắc dân tộc, phát huy truyền thống, văn hóa của dân tộc trên nền tảng từ mượn, tạo ra nét riêng biệt.
Cách viết từ mượn là gì?
Đối với những từ mượn đã được nhân dân ta Việt hóa, bạn có thể sử dụng bình thường như các từ Thuần Việt.
Ví dụ như kỳ lạ, biến đổi, gia đình, sống động, bày biện,…
Tuy nhiên, với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, đặc biệt là các từ có 2 tiếng trở lên, bạn nên sử dụng dấu gạch nối ở giữa các tiếng để nối lại với nhau.
Ví dụ: bi-a, In-tơ-nét, vi-ô-lông,…
Sử dụng từ mượn vào giao tiếp
Từ mượn đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, mang đến nhiều lợi ích cho ngôn ngữ nhận. Tuy nhiên, không phải từ nào bạn cũng lạm dụng cho mọi trường hợp.
Trước hết, cần phải có ý thức trong việc bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Việc vay mượn từ là chính đáng, tuy nhiên phải làm thế nào mà khi dùng vẫn thể hiện ý thức tôn trọng, nghiêm túc với ngôn ngữ dân tộc, đây là vấn đề cần quan tâm.
Để có thể sử dụng từ mượn trong giao tiếp mà vẫn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bạn cần dùng từ đúng lúc, đúng nơi, gọi tên sự vật kèm với thái độ của người nói, người viết.
Ví dụ liên quan về từ mượn
Phương pháp để làm bài: Học sinh cần hiểu rõ từ mượn là gì, các phân loại, vai trò và nguyên tắc sử dụng từ mượn.
Ví dụ 1: Hãy kể tên một số từ mượn mà bạn biết theo các chủ đề dưới đây:
- Từ mượn là tên bộ phận trên xe đạp.
- Từ mượn là tên đồ vật.
- Từ mượn là tên món ăn.
Lời giải:
- Tên bộ phận trên xe đạp: ghi đông, săm, gác- đờ-bu, pê đan, gác-đờ-sen, đĩa xi đi,…
- Tên đồ vật: xoong, ti-vi, ra-đi-ô, vi-ô-lông, ắc-coóc-đi-ông, ghi-ta,…
- Tên món ăn: bánh quy, ca cao, giăm bông, xăng guýt, rượu sâm panh, súp lơ, kem, xúc xích, phô mai,…
Ví dụ 2: Hãy tìm các từ Hán Việt tương ứng với các từ Thuần Việt đã cho:
Từ thuần Việt | Từ Hán Việt |
cha mẹ | phụ mẫu |
anh em | huynh đệ |
trời đất | thiên địa |
sông núi | giang sơn |
nhà thơ | thi nhân |
ngày đêm | nhật dạ |
cha con | phụ tử |
trước sau | tiền hậu |
mẹ con | mẫu tử |
Ví dụ 3: Hãy xác định từ mượn trong các câu dưới đây và nêu ý nghĩa của nó.
- Mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng và cao đẹp.
- Xin chào quý vị khán giả đã đến với chương trình Ai là triệu phú!
- Hầu hết độc giả hiện nay đều ưa chuộng sách điện tử thay vì sách truyền thống.
Lời giải:
- Từ mượn: mẫu tử, nghĩa là tình cảm mẹ con.
- Từ mượn: khán giả, là từ chỉ người xem.
- Từ mượn: độc giả, với nghĩa là người đọc.
Trên đây là những thông tin giải đáp từ mượn là gì, mục đích của việc vay mượn từ vựng nước ngoài, phân loại từ mượn,… Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn bổ sung những kiến thức về từ mượn trong chương trình văn học 6.