Tam Tông Miếu – Sự thật ít người biết về loại lịch quen thuộc của người Sài Gòn xưa

0
Lịch Tam Tông Miếu vẫn còn nhiều người sử dụng hiện nay
Lịch Tam Tông Miếu vẫn còn nhiều người sử dụng hiện nay
Tam Tông Miếu – Sự thật ít người biết về loại lịch quen thuộc của người Sài Gòn xưa
Đánh giá bài viết

Đối với người dân Sài Gòn đã vô cùng quen thuộc với cái tên Tam Tông Miếu, nhưng với những bạn ở nơi khác thì lại rất xa lạ. Đa số các bạn đều không biết Tam Tông miếu là gì?

Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết liên quan để các bạn hiểu rõ.

Lịch Tam Tông Miếu là gì?

Tam Tông Miếu là bộ lịch được phát triển dựa theo vũ trụ quan và những triết lý tốt đẹp ở trong cuộc sống hàng ngày.

Nội dung của sách Tam tông miếu chủ yếu nói về thiên văn, phong tục, ngày tốt xấu, mùa màng, khai trương,…và nhiều vấn đề khác của con người thường hay gặp phải hàng ngày.

Lịch Tam Tông Miếu vẫn còn nhiều người sử dụng hiện nay
Lịch Tam Tông Miếu vẫn còn nhiều người sử dụng hiện nay

Do bộ lịch này được soạn ra ở Tam Tông Miếu nên mới có tên là Tam Tông Miếu. Trong văn hóa của người Việt, mỗi khi làm chuyện gì đó quan trọng, ông bà ta thường chú ý và xem lịch Tam Tông Miếu để xác định ngày đó có tốt không. Điều này sẽ giúp cho việc đó được thuận lợi, gia chủ gặp may mắn và bình an.

Trước năm 1975, hầu như ai ở miền Nam cũng sử dụng ít nhất một lần loại lịch này. Sau năm 1975 thì lịch Tam Tông Miếu đã ngừng xuất bản. Chính vì vậy, bây giờ có rất ít người biết đến nó.

Lịch sử hình thành Tam Tông Miếu

Tam Tông Miếu được xây dựng ở trên thửa đất mà ông bà Trần Kim Ký hiến tặng, được dùng làm nơi thờ phụng và hành lễ của một loại tôn giáo mới xuất hiện, là đạo Minh Lý.

Công trình này đã được xây dựng vào ngày 10/8/1926, hoàn thành vào cuối tháng 1/1927. Ngày 2/2/1927, chính là ngày khai buổi cúng đầu tại nơi thờ phượng mới này.

Lịch sử hình thành nên Tam Tông Miếu
Lịch sử hình thành nên Tam Tông Miếu

Được biết, trước đó vào năm 1920, ông Âu Kiệt Lâm (1896 – 1941), người gốc Minh Hương cùng với một số thân hữu thuộc tầng lớp trí thức, công chức đã tập trung và nghiên cứu, tìm hiểu về giáo lý của tam giáo: Thích – Lão – Nho được mua từ Pháp nghiên cứu về nhân điện.

Đến năm 1924, những người đó đã giác ngộ ra chân lý của đạo và sáng lập nên tôn giáo mới, lấy tên là Minh Lý đạo.

Sau khi khai đạo vào cuối năm 1924, Minh Lý đạo vẫn chưa có nơi để tụ tập lễ bái, tu học,… Chư vị sau đó đã được trụ trì Linh Sơn Tự (đường Cô Giang) cho mượn chùa để làm nơi lễ bái, tụng kinh.

Cũng chính vì mượn chùa nên các đạo hữu phải tránh vào các ngày rằm và mùng Một, để nhường cho gia chủ cúng lễ nên lễ cúng hằng tháng thường vào các ngày 14 và 30 âm lịch.

Đặc điểm của Minh đạo

Minh Lý đạo và đạo Cao Đài cùng được hình thành vào khoảng giữa thập niên 1920 bởi những vị khai đạo trí thức, công chức (cho chính quyền Pháp).  Nhưng Minh Lý đạo lại chủ trương về Tam giáo đồng nguyên (Phật – Nho – Lão), còn Cao Đài chủ trương về Tam giáo quy nguyên.

Đặc điểm của Minh Lý đạo Tam Tông Miếu
Đặc điểm của Minh Lý đạo Tam Tông Miếu

Kinh của Minh Lý đạo hoàn toàn được dùng bằng tiếng Việt để người đọc dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc. Bộ kinh được chia làm 5 phần là: Kinh Bố cáo, Kinh Sám hối, Kinh Tịnh nghiệp vãng, Kinh Nhựt tụng và Kinh Giác thế.

Một số bài kinh của Minh Lý đạo đã được đạo Cao đài sử dụng như một bài Niệm hương, Bài Khai kinh, Kinh sám hối,…

Minh Lý đạo không thờ tượng hay hình ảnh mà chỉ thờ bài vị. Gian chính của Tam Tông Miếu cũng không được gọi là chánh điện mà là bửu điện. Bửu điện của Minh Lý đạo là Thiên bàn với 5 cấp: 

  • Cấp thứ nhất thờ bài vị của Diêu Trì Kim Mẫu. 
  • Cấp thứ hai thờ bài vị của Ngọc hoàng Thượng đế và Hồng quân Lão tổ.
  • Cấp thứ ba thờ Tam Giáo tổ sư gồm Phật Thích Ca, Thái Thượng Lão quân (Lão tử) và Khổng tử.
  • Cấp thứ tư thờ Tứ đại Bồ tát gồm Địa tạng Bồ tát, Văn Thù Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Quan Âm Bồ tát.
  • Cấp thứ năm thờ 7 bài vị của Ngũ đẩu Tinh quân và chư Phật.

Đạo phục của Minh Lý đạo: Nam mặc áo dài đen, quần trắng và khăn đóng đen. Nữ mặc áo dài đen, quần đen (Còn Cao Đài là áo trắng, quần trắng). Môn sanh vẫn để tóc và không cạo đầu như đạo Phật.

Về tổ chức Minh Lý đạo: Cơ quan cao nhất chính là Hội đồng Hội thánh, kế đó là Viện Bảo đạo sẽ lo phần tu tịnh, giữ gìn đạo pháp, đứng đầu chính là Tổng lý; tiếp theo là Viện Hành đạo lo về các công việc hành chính của đạo, đứng đầu là Hiệp lý.

Người đứng đầu ngôi của Tam Tông miếu được gọi là chủ trì (không gọi là trụ trì như Phật giáo).

Năm 1941 – 1965, Minh Lý đạo đã gặp nhiều khó khăn, các môn sanh phải tự tu học nên một số đạo hữu đã nản lòng tu hành. Tuy vậy, một số vị trung kiên lại quyết chí tu hành, đã ở lại chùa lo đạo, duy trì việc cúng lễ và trùng tu Tam Tông miếu. 

Thời gian này, ông Nguyễn Minh Thiện đã bỏ hết việc đời để chuyên tâm dẫn dắt mối đạo.Từ năm 1965 – 1975, đây là thời kỳ mà Minh Lý đạo hoàn thiện về tổ chức, hình thành Hội thánh và hoàn chỉnh bộ kinh “Minh Lý chơn giải” để bổ túc cho cuốn “Minh Lý học thuyết”.

Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ về Tam Tông Miếu. Nếu có gì vẫn còn thắc mắc về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để nhận được lời giải đáp chi tiết nhé!