Tết Đoàn Viên là gì? Tại sao Trung Thu lại là tết Đoàn Viên?

0
tet-doan-vien-la-gi
Tết Đoàn Viên là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau
Tết Đoàn Viên là gì? Tại sao Trung Thu lại là tết Đoàn Viên?
Đánh giá bài viết

Không chỉ là lễ hội cổ truyền được nhiều trẻ em Việt Nam mong chờ, Trung Thu còn là tết Đoàn Viên, là sự háo hức, mong chờ của hàng triệu người con xa nhà. Vậy tết Đoàn Viên là gì? Tại sao Trung Thu lại là tết Đoàn Viên? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

tet-doan-vien-la-gi
Tìm hiểu về tết Đoàn Viên? Tại sao tết Trung Thu gọi là tết Đoàn Viên?

Tết Đoàn Viên là gì? 

Tết Đoàn Viên hay còn gọi là tết Trung Thu, tết Thiếu Nhi, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp để những người con xa nhà, xa quê trở về sum vầy bên gia đình và tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc bên cạnh người mình yêu thương nhất. Vì vậy mà chúng ta có câu nói “không có quà nào bằng gia đình sum vầy tết nào vui bằng tết Đoàn Viên” để thể hiện ý nghĩa vô cùng đặc biệt mà ai ai cũng trân quý của ngày tết Đoàn Viên. 

Không chỉ có tại Việt Nam, tết Trung Thu còn là nét văn hóa đặc trưng của nhiều quốc gia Châu Á khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore,… Tuy mỗi quốc gia có nguồn gốc, phong tục và các hoạt động khác nhau nhưng đều có chung một ý nghĩa là ngày của sự hội ngộ, sum vầy. 

tet-doan-vien-la-gi
Tết Đoàn Viên là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau

Tại sao tết Trung Thu là tết Đoàn Viên? 

Cứ mỗi dịp gần đến Trung Thu, chúng ta nghe thấy rất nhiều quảng cáo trên tivi như “tết nào vui bằng tết Đoàn Viên”,… Vậy tại sao lại gọi Trung Thu là tết Đoàn Viên mà không phải là tết thiếu nhi hay tết nhi đồng? 

Theo chúng tôi tìm hiểu, ý nghĩa ban đầu của tết Trung Thu là dịp để người nông dân tạ ơn thần Rồng đã phù hộ cho mùa màng bội thu. Dần dần, theo thời gian, tết Trung Thu trở thành dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, dù ai có đi xa đến đâu cũng cố gắng trở về để đoàn tụ bên gia đình. 

Không chỉ vậy, theo phong tục của người Việt, vào ngày tết Trung Thu, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên, bày tỏ lòng thành đối với những người đã khuất. Sau đó, cùng quây quần bên nhau để phá cỗ và thưởng thức trăng. 

Tết Trung Thu không chỉ là tết Đoàn Viên mà nó còn là thời điểm để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ bằng những món quà và những lời thăm hỏi ân cần, chu đáo. 

tao-sao-tet-trung-thu-la-tet-doan-vien
Tại sao tết Trung Thu còn là tết Đoàn Viên?

Đối với trẻ nhỏ, tết Trung Thu là tết Thiếu Nhi bởi đó là thời gian mà trẻ em trên khắp mọi vùng miền được tặng quà, được tham gia các hoạt động phá cỗ, rước đèn, hát bài hát tết Đoàn Viên,… rất vui và náo nhiệt. 

Ý nghĩa các phong tục trong ngày tết Đoàn Viên

Sau khi tìm hiểu về ngày tết Đoàn Viên là gì, chúng tôi thấy rằng trong ngày lễ ấy có rất nhiều các phong tục khác nhau. Và mỗi phong tục lại mang một màu sắc và ý nghĩa riêng.

Rước đèn lồng

Những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc là hình ảnh quen thuộc với người dân Việt Nam, nhất là vào dịp tết Đoàn Viên. Đèn lồng được làm cho trẻ em vui chơi, rước đèn trong lễ hội đêm rằm. Không chỉ vậy, đèn lồng còn biểu tượng cho sự ấm no và hạnh phúc gia đình. 

Trước kia, đèn lồng được làm chủ yếu từ giấy dó và tre với những nét vẽ đặc sắc, khéo léo. Hình dáng chủ yếu của chúng là hình ngôi sao năm cánh biểu tượng cho đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, những chiếc đèn lồng được sản xuất với nhiều vật liệu khác nhau và có nhiều hình thù hơn. 

cac-phong-tuc-cua-ngay-le-doan-vien
Phong tục rước đèn lồng

Ngắm trăng

Trăng là biểu tượng mang ý nghĩa to lớn đối với một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời như Việt Nam. Ngày rằm tháng tám Âm lịch là thời điểm trăng tròn nhất, sáng nhất và có thể soi rõ từng cảnh vật trong đêm. Đó cũng là lúc mà người nông dân “nhàn nhã” nhất, thảnh thơi ngắm trăng và hòa mình vào đất trời sau một ngày làm việc vất vả. 

Phá cỗ

Vào ngày tết Đoàn Viên, mỗi gia đình đều chuẩn bị một mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên, cảm tạ trời đất, cầu mong mùa màng bội thu và cuộc sống tốt lành. Trăng lên cao nhất cũng là lúc các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để phá cỗ, thưởng thức hoa quả, bánh trái – thành quả đạt được trong một năm làm lụng vất vả.

Múa lân

Theo quan niệm dân gian, Lân là hình ảnh biểu tượng cho điềm lành, cho sự may mắn và phú quý. Chính vì vậy, tục múa Lân vào ngày tết Đoàn Viên có ý nghĩa cầu mong những điều tốt lành đến với mọi gia đình. Tùy vào từng vùng miền mà lễ hội múa Lân có thể diễn ra vào một hoặc hai đêm (vào đêm 14 và đêm 15 âm lịch). 

phong-tuc-trong-ngay-tet-trung-thu-tet-doan-vien
Múa Lân là phong tục không thể thiếu trong ngày tết Trung Thu

Cắt bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu là món ăn truyền thống của ngày tết Đoàn Viên. Người Việt Nam ta có phong tục tặng quà nhau bằng hai cặp bánh Trung Thu dẻo và nướng tượng trưng cho lời chúc may mắn đầy đủ, trọn vẹn. 

Bánh được cắt sau khi phá cỗ và chia thành các miếng bằng đúng số thành viên trong gia đình. Theo quan niệm dân gian, bánh cắt càng đều thì gia đình càng hòa thuận và hạnh phúc. 

Các món ăn đặc trưng của ngày tết Đoàn Viên là gì? 

  • Bánh Trung Thu: Những chiếc bánh Trung Thu thơm ngon tượng trưng cho cuộc sống gia đình luôn tròn đầy và viên mãn. Bánh Trung Thu thường có hai loại chính là bánh dẻo và bánh nướng với nhân truyền thống là đậu xanh. Tuy nhiên, ngày nay, bánh được biến tấu với nhiều loại nhân để phù hợp với gu thưởng thức của từng người như: nhân trứng muối, nhân thập cẩm, nhân sữa dừa, nhân xôi xéo,..
  • Xôi cốm: Những hạt xôi cốm xanh mướt, tròn đều với hương vị thơm ngon là thành quả của một mùa màng bội thu.
  • Gỏi bưởi: Trong mâm cơm ngày tết Đoàn Viên chắc chắn sẽ không thiếu món gỏi bưởi thơm ngon, thanh mát này được. Những tép bưởi mọng nước trộn đều với tôm sú và thịt ba chỉ luộc thái mỏng kết hợp với nước chấm chua cay đậm đà tạo nên một món ăn vừa hấp dẫn lại vừa ngon miệng. 
tet-trung-thu
Một số món ăn đặc trưng trong ngày tết Đoàn Viên

>>> Bài viết tham khảo: Thảo mai là gì? tính cách thảo mai ám chỉ điều gì?

Chắc hẳn với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ ý nghĩa của ngày tết Đoàn Viên là gì và tại sao tết Trung Thu lại là tết Đoàn Viên rồi phải không? Trung Thu là lúc để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những niềm vui, khó khăn của cuộc sống. Vì vậy, dù có ở xa đến đâu, hãy cố gắng trở về bên cha mẹ để có một cái tết Đoàn Viên trọn vẹn nhé!