Toxic là gì? Toxic trong game có những biểu hiện nào?

0
Toxic là gì trong tiếng Anh?
Toxic là gì trong tiếng Anh?
Toxic là gì? Toxic trong game có những biểu hiện nào?
5 (100%) 1 vote

Bạn có thắc mắc toxic là gì mà lại được mọi người nhắc đến thường xuyên trên Facebook, Instagram, Tiktok không? Một người toxic sẽ có biểu hiện thế nào để chúng ta tránh xa? Không để bạn đợi lâu, sau đây, hãy cùng thegioimay.org tìm kiếm câu trả lời ngay nhé!

Toxic là gì? Từ này được sử dụng ở đâu?

Toxic là gì trong tiếng Anh?
Toxic là gì trong tiếng Anh?

Theo nghĩa đen, toxic là một từ có nghĩa trong tiếng Anh, dùng để chỉ sự độc hại hay muốn ám chỉ tới một loại chất có khả năng gây hại tới con người. 

Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng thì toxic là tính từ chỉ một người nào đó luôn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực, lan truyền những thứ xấu xa cho người khác. Vì vậy, bất cứ ai đều không muốn ở gần hay tạo mối quan hệ thân thiết với người toxic cả.

Hiện nay, tính từ toxic thường được các bạn trẻ sử dụng để miêu tả một sự kiện, sự vật, con người, tính cách,… Nó được sử dụng phổ biến trong game hay mạng xã hội. 

Toxic game là gì? Nhận biết người chơi toxic nhanh chóng

Toxic là gì trong game? Biểu hiện người chơi toxic
Toxic là gì trong game? Biểu hiện người chơi toxic

Trong game, từ toxic thường được dùng để chỉ một người chơi phản ứng thái quá, tiêu cực, thiếu văn minh mỗi khi họ gặp phải tình huống không như mong muốn hoặc đồng đội của họ mắc một lỗi nhỏ. Điều này hay xảy ra ở những game đồng đội như: Pubg, Free Fire, Liên quân,…

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của một game thủ toxic:

  • Liên tục chửi bậy, nói ra những từ vô văn hóa: Mỗi khi thực hiện một pha hành động hay thao tác không như ý muốn thì người chơi toxic ngay lập tức sẽ chửi thề rất dung tục, phản cảm. Họ muốn giải tỏa cảm xúc bực bội qua những tiếng chửi đó nhưng lại khiến cho người chơi cùng (Đồng đội) cảm thấy rất khó chịu. 
Người toxic nói tục, chửi bậy khi không có kết quả mong muốn
Người toxic nói tục, chửi bậy khi không có kết quả mong muốn

Rõ ràng là người chơi toxic này đang phản ứng thái quá. Game vẫn chỉ là game, nên dùng với mục đích giải trí chứ không phải là công cụ để “rước bực vào người” và lây lan cảm xúc này cho người chơi khác.

  • Than vãn, cằn nhằn gây khó chịu: Mặc dù việc than vãn, cằn nhằn có đỡ “phản cảm” hơn hành vi nói tục, chửi bậy một chút nhưng việc làm này vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ tới người chơi khác. Chẳng ai muốn chơi game mà lại cứ phải nghe “lời ong, tiếng ve” bên tai cả.

Một vài người chơi toxic có thể vì tính tình không được tốt nên họ sẽ chăm chăm vào lỗi của đồng đội. Cho dù đó là lỗi nhỏ thì họ cũng không tha mà sử dụng lời cằn nhằn để xả giận cho chán rồi mới thôi.

  • Thoát game giữa trận: Một số game chiến đấu sẽ có tính năng tự ghép đồng đội một cách ngẫu nhiên nếu bạn chưa chọn người đồng hành từ trước. Hành vi thoát game giữa trận của game thủ toxic cũng xảy ra khá nhiều. Có thể là do kết quả game của họ không như ý muốn hoặc họ đột nhiên bận việc gì đó mà không muốn chơi tiếp nên đã bỏ cuộc giữa chừng.

Điều này khiến cho những đồng đội còn lại cảm thấy khá hụt hẫng vì họ sẽ phải gánh team, chiến đấu công bằng với những đội chơi khác dù có quân số ít hơn. 

  • Phá game: Để giành được chiến thắng thì mỗi cá nhân trong đội đều phải đoàn kết với nhau. Thế nhưng, những game thủ toxic thì lại không làm như vậy. Họ sẵn sàng phá đám, hủy hoại cả đội chơi của mình.
Toxic Pubg: Hãm hại đồng đội bằng cách dùng lựu đạn phát nổ
Toxic Pubg: Hãm hại đồng đội bằng cách dùng lựu đạn phát nổ

Có nhiều người chơi toxic vì muốn chọc tức đồng đội, “xả giận” từ trận thua trước hoặc muốn cướp trang bị từ người đồng hành mà đã thực hiện nhiều hành động không văn minh. Ví dụ như: Hãm hại, cố tình g.i.ế.t đồng đội, ngăn cản không cho hồi sinh,…

  • Cục cằn, đập phá đồ đạc khi chơi thua: Nếu một người chơi quá quan trọng tới kết quả game thì khi nhận được kết quả không như ý muốn, họ sẽ đập phá đồ đạc để xả giận. 
Đập phá máy móc, điện thoại để trút giận
Đập phá máy móc, điện thoại để trút giận

Sẽ không có gì đáng nói nếu như người chơi đó đang ngồi ở nhà. Nhưng nếu họ ở quán net thì sao? Hành vi này chắc chắn sẽ khiến cho người ngồi cạnh cảm thấy căng thẳng, mất hứng.

Người toxic trong xã hội có biểu hiện ra sao?

Biểu hiện của người toxic trong xã hội thế nào?
Biểu hiện của người toxic trong xã hội thế nào?

Không chỉ xuất hiện trong game mà người toxic còn hiện diện ở rất nhiều nơi trong xã hội. Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp họ ở bất cứ đâu.

Chỉ cần tinh ý một chút, bạn sẽ rất dễ nhận ra người toxic thông qua những biểu hiện sau đây:

  • Thường hay đố kị với thành công của người khác: Có thể nói, người toxic rất nhỏ nhen. Vì vậy, mỗi khi có ai đó đạt được thành công, người toxic sẽ nghĩ ra đủ lý do mà họ muốn để lý giải. 
Đố kỵ, ghen ghét là biểu hiện điển hình của toxic person
Đố kỵ, ghen ghét là biểu hiện điển hình của toxic person

Ví dụ như: “Vì nhà nó giàu nên nó mới giỏi”, “Chẳng qua là lấy được chồng giàu thôi”, “Chắc là con ông cháu cha chứ gì”,… Hơn nữa, họ còn không công nhận thành tích ấy và tìm cách nói xấu người khác giữa chốn đông người.

  • Bị ám ảnh bởi suy nghĩ tiêu cực: Người toxic hay bị đắm chìm bởi mớ hỗn độn và cảm xúc tiêu cực. Họ chỉ toàn nhìn cuộc đời với con mắt màu đen tối. Không những vậy, họ còn tìm cách khiến cho mọi người cũng có suy nghĩ giống mình.
  • Không kiềm chế được cảm xúc bản thân: Người toxic hay cáu giận, gắt gỏng, khó chịu nhưng họ lại chẳng bao giờ ý thức được việc nên kiềm chế cảm xúc lại. Vì vậy mà những thứ tiêu cực đó bị lây lan sang những người xung quanh họ, khiến cho mối quan hệ trở nên xấu đi.
  • Hay có định kiến, thích quy chụp, phán xét qua loa người khác: Người toxic mặc dù không hiểu rõ về một ai đó nhưng họ vẫn thích suy diễn, quy chụp theo ý nghĩ của mình. 
  • Hay diễn “tâm lý nạn nhân”, luôn cho rằng mình là người bị hại: Người toxic – toxic person vì không chịu nhận lỗi lầm của bản thân nên họ sẽ luôn tận dụng cơ hội để đổ tội lên đầu người khác. Còn họ thì sẽ sắm vai đáng thương, yếu đuối, cần được bảo vệ.
  • Đổ lỗi cho người khác ngay khi có cơ hội: Như đã nói ở trên, người toxic không dám chịu trách nhiệm trước bất cứ điều gì dù họ biết là mình làm sai. Phản ứng của họ sẽ là: Đổ lỗi cho người khác, còn mình thì đóng vai hiền lành, “giả nai” để không bị người khác dò hỏi.
Người toxic không bỏ qua cơ hội đổ lỗi cho người bên cạnh
Người toxic không bỏ qua cơ hội đổ lỗi cho người bên cạnh
  • Gian lận, bỏ qua giới hạn đạo đức: Người toxic thậm chí chỉ để đạt được họ muốn mà sẽ bất chấp tất cả. Họ sẵn sàng bỏ qua các giá trị đạo đức, lách luật và kể cả là phạm pháp.

Có thể bạn quan tâm

Mối quan hệ toxic là gì? Làm sao để tránh người toxic

Người toxic thường “thao túng tâm lý” để bắt người khác làm theo ý họ
Người toxic thường “thao túng tâm lý” để bắt người khác làm theo ý họ

Mối quan hệ độc hại – Có sự xuất hiện của người toxic

Mối quan hệ độc hại là mối quan hệ mà một trong hai người luôn cảm thấy không phải là chính mình, không được thể hiện suy nghĩ, lời nói, luôn phải ở trong trạng thái phòng bị, thiếu tự tin. Lý do dẫn đến mối quan hệ này chính là có sự hiện diện của người toxic trong đó.

Nếu như bạn ở trong mối quan hệ này thì sẽ bị người toxic chèn ép mãi không thôi, dần dần sẽ khiến bạn cảm thấy:

  • Không an toàn, luôn do dự, tự ti, yếu đuối, không dám thể hiện suy nghĩ vì mỗi lần nói ra thì đều phải nhận “cơn mưa tiêu cực” từ người toxic.
  • Luôn cảm thấy mình là người sai trong mọi chuyện do thường xuyên bị người toxic đổ lỗi.
  • Không thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ một cách tự nhiên được vì bạn còn dè chừng người kia.
  • Bạn thấy mình bị lợi dụng, chỉ khi cần thì người toxic mới xuất hiện. Còn khi bạn cần giúp đỡ thì lại không thấy tăm hơi họ đâu cả.
  • Bạn dễ bị đâm sau lưng, phản bội, nói xấu mặc dù trước mặt người toxic vẫn nói chuyện với bạn rất nhẹ nhàng, đon đả.
  • Thấy rằng bạn không có ai ngoài người toxic kia nên cho dù họ có xấu xa thì bạn vẫn chấp nhận, không dám chấm dứt mối quan hệ. Khi điều này xảy ra thì có thể người toxic đang sử dụng thuật “thao túng tâm lý” với bạn.

Cách để rời khỏi, tránh xa người toxic là gì?

Rời xa người toxic như thế nào?
Rời xa người toxic như thế nào?

Việc bạn cần làm duy nhất để rời khỏi mối quan hệ toxic đó là: Dứt khoát rời bỏ. Nếu như bạn và người toxic không là gì của nhau thì việc duy trì thêm mối quan hệ cũng chỉ khiến bạn có thêm nhiều vết thương lòng hơn mà thôi. Dù bạn có đau khổ đi nữa thì những thành phần toxic kia cũng chẳng quan tâm. Vì vậy, đừng ngần ngại gì nữa mà hãy “dứt áo ra đi”.

Cụ thể, bạn hãy thử áp dụng những cách sau:

  • Từng bước tạo khoảng cách với người toxic trong cuộc sống thường ngày và cả ở trên mạng xã hội.
  • Thiết lập ra một ranh giới rõ ràng, nếu đã không còn là gì của nhau thì cũng nên chấm dứt sự nhờ vả hay dây dưa vô nghĩa.
  • Nếu như bạn không thể tự mình giải quyết mối quan hệ với người toxic thì hãy liên hệ sự giúp đỡ từ người xung quanh: Đó có thể là những bạn bè khác, người thân hoặc nhờ tư vấn từ người bạn tin tưởng.
  • Hãy yêu thương bản thân, dành cho chính mình nhiều thời gian hơn, quay lại với những sở thích mà bạn đã bỏ bê bấy lâu nay hoặc tìm kiếm sở thích, thú vui mới. Chỉ khi yêu bản thân mình thì bạn mới có thể bảo vệ bản thân khỏi những mối quan hệ độc hại lần thứ hai, thứ ba,… Và dành cho người toxic một kết cục xứng đáng.

Làm gì để không trở thành người toxic?

Cách để không biến mình thành người toxic
Cách để không biến mình thành người toxic

Ai trong chúng ta cũng đều có khả năng bị biến thành người toxic mà không hề hay biết. Vì thế, bạn cũng cần loại bỏ dần dần “nhân tố” toxic ra khỏi con người mình bằng những việc làm sau:

  • Thoát khỏi mối quan hệ độc hại: Người xưa có câu “Gần mực thì đen – Gần đèn thì sáng”, nếu như bạn tiếp xúc với người toxic quá lâu thì dần dần cũng sẽ bị lây một chút toxic từ họ. Đó có thể là: Hay xuất hiện suy nghĩ tiêu cực trong đầu, thích chỉ trích người khác,… 

Vì vậy, trước khi bị “nhiễm nặng hơn” thì hãy nhanh chóng thoát ra khỏi mối quan hệ độc hại trước khi quá muộn. Còn cách thoát ra thì chúng ta vừa mới nói ở phần trên, chắc bạn đã nắm rõ rồi phải không?

  • Dành thời gian cho bản thân để thiền hay chữa lành: Thiền định hay tham gia khóa học chữa lành sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc kiểm soát suy nghĩ của bản thân, loại bỏ điều tiêu cực. Một khi bạn đã tập luyện thành thạo thiền hay chữa lành, nội tâm của bạn sẽ trở nên rất vững, không bị ảnh hưởng bởi điều toxic xung quanh.
  • Luyện tập thể dục thể thao, tắm nắng thường xuyên: Khi bạn hoạt động thể chất, có nhiều hormone tích cực sẽ được tiết ra như: Endorphin (Hormone hạnh phúc), serotonin, dopamine,… giúp bạn điều chỉnh tốt tâm trạng, tránh mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc suy nghĩ tiêu cực, thái quá,…
  • Tham vấn bác sĩ tâm lý: Nếu bạn nhận thấy rằng mình đang có những bất ổn về thể trạng như: Khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc, hành vi, hay nghĩ tiêu cực, năng lượng bị tụt một cách đột ngột, … thì bạn đừng ngại tới khám bác sĩ tâm lý. Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích và hướng dẫn chế độ tập luyện đúng đắn.

Lời kết

Qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ khái niệm toxic là gì và những biểu hiện của người toxic kể cả ở trong game lẫn trong cuộc sống rồi đúng chứ? Toxic quả thực mang tới rất nhiều hệ lụy cho tinh thần chúng ta nếu như không biết cách tránh xa và loại bỏ nó. Đừng quên ghé thăm website thegioimay.org thường xuyên để chúng ta còn tiếp tục tìm hiểu về những nội dung bổ ích khác, bạn nhé!