Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ đẹp và vô cùng phong phú. Tuy nhiên, đi cùng với sự phong phú đó là tình trạng nhiều từ bị nhầm lẫn khi sử dụng, đặc biệt là các từ ngữ có phụ âm “tr” và “ch”. Vậy theo bạn, trêu hay chêu mới là đúng chính tả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp chính xác nhất cà cách phân biệt, sử dụng hai từ “trêu” – “chêu” sao cho chính xác.
Nội dung chính
Trêu là gì?
Trêu là động từ, có thể sử dụng cho những lời nói, cử chỉ hoặc hành động lên một người hoặc một vật nào đó. Hành động này khiến cho đối phương thay đổi trạng thái, có thể cảm thấy xấu hổ, bực bội hoặc vui vẻ hơn. Hành động “trêu” này có thể là những lời châm chọc, khích bác hoặc những trò đùa tinh nghịch, quái gở.
Ví dụ:
- Cô ấy đang đi về nhà thì bị mấy gã thanh niên trêu ghẹo.
- Mày đừng trêu chó kẻo bị nó đuổi đấy!
- Hình như bọn mình trêu nhầm người rồi! Kia đâu phải thằng Nam đâu! Ngại quá!
- Mọi người cứ trêu chọc anh ta vì xếp hàng từ rất lâu mà vẫn không mua được iPhone 12.
Một số từ đồng nghĩa với từ trêu như chọc, ghẹo, trêu ghẹo, trêu chọc, chọc ghẹo,…
>>> Bài viết tham khảo: Khí áp là gì? Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp
Chêu là gì?
Thực chất, “chêu” không có trong từ điển Tiếng Việt. Vì thế, đây là từ vô nghĩa, từ không có nghĩa gì cả. “Chêu” thực chất chỉ là từ phát âm sai chính tả của từ “trêu” mà thôi.
Trêu hay chêu đúng chính tả?
Như vậy, qua những phân tích về “trêu” và “chêu”, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời rồi đúng không? Ở đây, “trêu” mới là từ viết đúng chính tả, còn “chêu” là từ viết sai chính tả, nên vô nghĩa. Người ta thường dùng từ “trêu” chỉ những lời nói hóm hỉnh, hành động hài hước để làm người khác cười, đùa vui hoặc những lời nói châm chọc, không tốt để làm đối phương cảm thấy cáu giận, khó chịu.
Nhìn chung, những lời nói hay hành động nhằm mục đích “trêu” đó vừa mang ý nghĩa tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực. Vì thế, chúng ta nên sử dụng từ “trêu” đúng với từng đối tượng, hoàn cảnh. Không nên lạm dụng từ này, có những hành động hoặc lời nói tưởng như hài hước, gây cười nhưng thực chất lại khiến đối phương cảm thấy khó chịu và bị tổn thương.
Ví dụ:
- Chiều nào đi học về, Hà cũng trêu đùa cùng với mấy đứa trẻ con hàng xóm. => Hành động “trêu” này có mục đích vui đùa, khiến cho cả người đó và đối phương cảm thấy vui vẻ, dễ chịu.
- Đám con trai trong lớp thường xuyên trêu chọc, giật tóc bạn Hảo. => Hành động “trêu” của đám con trai khiến Hảo cảm thấy khó chịu và bực bội.
Một số trường hợp nhầm lẫn giữa trêu và chêu
Để các bạn có thể hiểu rõ chêu hay trêu là đúng chính tả, chúng ta cùng xem một số trường hợp ví dụ như sau:
Trêu chọc hay chêu chọc
Ở 2 từ trên, “trêu chọc” là từ viết đúng chính tả. Tương tự như từ “trêu”, trêu chọc cũng mang ý nghĩa là hành động khiêu khích, đùa quá trớn làm cho đối phương cảm thấy bực tức, khó chịu và xấu hổ để mua vui. Còn “chêu chọc” hay “chêu trọc” là đều từ không đúng chính tả.
Ví dụ: Hoàng thường xuyên trêu chọc Hoa khiến cô ấy vô cùng tức giận.
Chêu đùa hay trêu đùa
“Trêu đùa” mới là từ viết đúng chính tả và có nghĩa. Nghĩa của từ này cũng tương tự như “trêu” hay “trêu chọc”, đều được dùng để chỉ những lời nói, cử chỉ để châm chọc, đùa giỡn người khác, khiến cho đối phương cảm thấy buồn cười hoặc khó chịu. Còn “chêu đùa” là từ viết sai chính tả.
Tương tự như vậy, trêu ngươi hay chêu ngươi mới là từ viết đúng? Chắc chắn là “trêu ngươi” rồi.
Trớ trêu hay trớ chêu
“Trớ trêu” là từ đúng chính tả. Đây là một tính từ, mang nghĩa là điều phiền muộn, tạo ra những rắc rối một cách oái oăm. Từ đồng nghĩa với “trớ trêu” là từ “éo le”.
Ví dụ: Cô ấy có một hoàn cảnh thật trớ trêu (éo le).
Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn trêu và chêu
Có rất nhiều người bị nhầm lẫn và không thể phân biệt được phụ âm “tr” và “ch” nên sử dụng trong những trường hợp nào. Vậy nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng nhầm lẫn này?
Sự khác biệt vùng miền
Mỗi vùng miền ở Việt Nam sẽ có những cách phát âm hoặc giọng nói khác nhau. Chính điều này đôi lúc dẫn đến sự nhầm lẫn tai hại giữa hai phụ âm “tr” và “ch”, đặc biệt có rất nhiều người thường xuyên bị lẫn lộn khi phát chữ “tr” thành “ch”.
Lỗi sai này thường gặp phổ biến ở người dân miền Bắc, những từ có phụ âm “tr” đều bị học đọc thành “ch”, điển hình là khi phát âm từ “chêu” thay vì “trêu”.
Nhầm lẫn từ văn nói vào trong văn viết
Do dự nhầm lẫn trong cách phát âm dẫn đến nhiều người bị nhầm cả trong khi viết, khiến từ ngữ bị sai chính tả. Khi chỉ nghe rồi dùng lại mà không nhìn vào mặt chữ, hoặc không viết chữ nên không biết từ nào mới là đúng, lâu dần sẽ trở thành lỗi sai khó sửa. Vì thế, chúng ta nên hình thành thói quen phát âm chuẩn, viết đúng chính tả để con em mình ngay từ nhỏ không mắc phải lỗi sai này.
Cách phân biệt “tr” & “ch”
- Âm “ch” thường được dùng trước những nguyên âm như: uê, oă, oe, oa, … nhưng “tr” thì không. Ví dụ như áo choàng, loắt choắt, chí chóe, choáng váng,…
- Những danh từ và các đại từ quan hệ thân thuộc trong gia đình thường sử dụng phụ âm “ch”. Ví dụ: chị, chú, chồng, cha, cháu,…
- Những từ có ý nghĩa phủ định thường đi kèm với “ch”. Ví dụ: chưa, chả, chẳng,…
- Các danh từ chỉ đồ vật phổ biến trong nhà, các loại hoa quả, món ăn thường bắt đầu bằng “ch”. Ví dụ: chảo, chăn, chiếu, chổi, chuối, chôm chôm, chanh,…
- Các hành động, cử chỉ hoạt động được thực hiện bằng chân hoặc tay thường bắt đầu bằng phụ âm “ch”. Ví dụ: chẻ, chạy,…
- Những từ Hán Việt có thanh huyền và thanh nặng thường đi kèm với “tr”, không đi với “ch”. Ví dụ: trị giá, trình bày, hỗ trợ, phong trào, trục lợi, trọng lượng, môi trường,…
- Phụ âm “tr” và “ch” đều có từ láy âm. Tuy nhiên, tạo kiểu lấy âm thường đi kèm với :tr”, còn tạo kiểu vừa lấy âm vừa lấy vần thường bắt đầu bằng “ch”. Ví dụ: tràn trề, trăn trở, trắng trẻo, chông chênh, chơi vơi,…
Cách khắc phục nhầm lẫn giữa trêu và chêu
Tra từ điển
Tra từ điển sẽ là cách giúp bạn biết được chính xác từ nào mới là viết đúng chính tả. Mỗi khi gặp phải từ ngữ khó phân biệt hoặc bạn không biết cách viết, cách nói đúng thì không nên đoán mò mà hãy tra từ điển. Việc tra từ điển sẽ giúp bạn biết được ngữ cảnh thích hợp để dùng từ. Bạn có thể tham khảo các từ bằng quyển từ điển Tiếng Việt hoặc các từ điển online như Soha, Vdict,…
Luyện phát âm
Luyện tập phát âm thường xuyên là một phương pháp rất hay để bạn khắc phục sai lỗi chính tả. Một nguyên nhân lớn khiến bạn bị nhầm lẫn giữa các từ là khi phát âm sai nhưng không sửa lại, lâu dần sẽ dẫn đến viết cũng bị sai. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thử tập đọc nhiều lần và ghi chú lại những từ mà mình thường xuyên bị nhầm lẫn để xem lại mỗi khi cần thiết.
Sử dụng công cụ kiểm tra và sửa lỗi chính tả
Cách tiếp theo để khắc phục nhầm lẫn giữa “tr” và “ch” là bạn sử dụng có công cụ kiểm tra và sửa lỗi chính tả. Những công cụ này sẽ giúp bạn kiểm tra chính tả của từ ngữ nhanh chóng và chính xác hơn. Bạn có thể sử dụng những công cụ sửa lỗi chính tả phổ biến như Google Docs, trang web VSpell, Tummo Spell, VCatSpell, hoặc TinySpell,…
Đây đều là những công cụ kiểm tra và sửa lỗi chính tả cực kỳ đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần đưa văn bản cần kiểm tra chính tả vào, sau đó nhấn vào biểu tượng kiểm tra chính tả, trang web sẽ chỉ ra những lỗi sai và cách sửa lỗi cho bạn.
Hy vọng, qua những thông tin mà Thegioimay đã chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi “trêu hay chêu là đúng chính tả”. Nếu bạn còn đang phân vân về chính tả của từ ngữ nào đó, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để chúng mình giải đáp giúp bạn nhé!