Từ điển gen Z là gì? Những câu nói của gen Z phổ biến hiện nay

0
Sách từ điển gen Z pdf có những từ nào?
Sách từ điển gen Z pdf có những từ nào?
Từ điển gen Z là gì? Những câu nói của gen Z phổ biến hiện nay
5 (100%) 1 vote

Gen Z là một gen được đánh giá là năng động, sáng tạo và rất giỏi về công nghệ. Từ sự sáng tạo đó mà họ đã tạo ra một cuốn từ điển vô cùng độc đáo. Vậy từ điển gen Z là gì? Có những câu nói nào của gen Z đang trở thành trend, xu hướng hiện nay? Cùng thegioimay.org khám phá cuốn sổ ấy qua bài viết sau bạn nhé!

Gen Z là gì? Là ai?

Cùng thegioimay.org tìm hiểu gen Z là ai?
Cùng thegioimay.org tìm hiểu gen Z là ai?

Thuật ngữ gen Z đã xuất hiện cách đây khá lâu, từ năm 2000 và đến nay thì nó mới được mọi người biết tới rộng rãi. 

Gen Z dùng để chỉ những người thuộc thế hệ Z, có năm sinh từ 1995 tới 2012. Cũng có người cho rằng con số này là 1997 tới 2015. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thống nào về năm sinh của thế hệ Z nên chúng ta có thể tin theo một trong hai cách trên.

Ngoài tên gọi gen Z thì thế hệ này còn được nhắc đến với những tên gọi khác như: GenTech, Net Gen, Plurals, Zoomers, iGen, thế hệ Internet,… Những người thuộc gen Z thường có bố mẹ thuộc gen X (Năm sinh từ 1965 – 1979).

Hiện nay, gen Z đang dần bước vào thị trường lao động. Tại Việt Nam, số lượng người thuộc thế hệ gen Z là khoảng 15 triệu người, chiếm tới 25% tổng lực lượng lao động. Còn ở trên Thế Giới, gen Z có khoảng 2,6 tỷ người – Một con số khá lớn, chiếm 30% tổng dân số. 

Đặc điểm nổi bật của thế hệ gen Z là họ rất thành thạo về công nghệ do được tiếp xúc với công nghệ từ nhỏ. Hầu hết các thành viên thuộc thế hệ này thường cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi tiếp xúc với mạng xã hội, các thiết bị điện tử, internet. Họ có thể dễ dàng học hỏi cách sử dụng ngay cả khi không có trình độ cao.

Vì được sinh ra dưới thời kỳ hiện đại, số hóa nên gen Z được kỳ vọng sẽ trở thành thế hệ lèo lái con thuyền, giúp thế giới phát triển hơn nữa trong tương lai.

Từ điển gen Z là gì? 

Sách từ điển gen Z pdf có những từ nào?
Sách từ điển gen Z pdf có những từ nào?

Như chúng ta đã biết, gen Z có sức sáng tạo rất dồi dào, thường xuyên tiếp xúc với mạng xã hội, các phương tiện truyền thông nên có thể tiếp cận thông tin cực kỳ nhanh chóng. 

Chỉ cần một vài từ thú vị do một cá nhân nào đó phát triển ra cũng có thể biến thành trend dậy sóng, được cả thế hệ hưởng ứng chỉ sau một đêm. Những từ ngữ đặc biệt ấy dần dần được tập hợp lại, trở thành từ điển gen Z.

Từ điển gen Z không phải là một ngôn ngữ chính thức như tiếng Việt mà nó chỉ là những từ được sáng tạo ra nhằm mục đích giải trí, giao lưu qua mạng nhanh chóng, đồng thời thể hiện được phong cách của người nói hơn mà thôi.

Nếu như bạn làm việc hay giao tiếp với gen Z thì có thể sẽ gặp một loạt các từ như: Khum, chúa hề, ô dề, ét ô ét, chằm Zn,… Quả thực nếu như không tìm hiểu ý nghĩa đằng sau thì chúng ta rất khó để đoán được những từ này thể hiện điều gì.

Điểm danh các từ trong từ điển gen Z

Dưới đây là một vài từ trong từ điển gen Z mà thegioimay.org tổng hợp lại cho bạn:

Khum nghĩa là gì?

Khum có nghĩa là không trong từ điển tiếng lóng gen Z
Khum có nghĩa là không trong từ điển tiếng lóng gen Z

Từ “khum” là một trong số những từ có trong vũ trụ gen Z khá dễ để đoán nghĩa. Chỉ nghe phát âm thôi, chắc hẳn bạn đã đoán được từ này có nghĩa là: “Không” rồi đúng chứ?

Từ khum được sử dụng thay thế cho từ “không” để biến cuộc hội thoại trở nên gần gũi, dễ thương hơn. Ví dụ: “Em khum biết”, “Chị có đi chơi khum?”.

Sin lũi là sao?

Giống với “khum”, từ “sin lũi” cũng rất dễ để chúng ta đoán ra nghĩa mà không cần đọc từ điển gen Z. Đây là từ thay thế cho từ “xin lỗi”, thể hiện sự dễ thương, tạo ra không khí thoải mái cho cả hai bên khi giao tiếp.

U là trời – Câu cảm thán

U là trời nghĩa là gì - Từ điển gen Z
U là trời nghĩa là gì – Từ điển gen Z

Nhờ sử dụng óc sáng tạo mà gen Z đã biến hóa từ “Úi Trời” thành “U là trời”. Về cách chuyển thể, từ “Úi” được gõ theo kiểu Telex là “Uis”. Như vậy, nếu viết thì “Úi trời” sẽ bằng với: U + is + trời. Mà trong tiếng Anh, “is” được dịch thành “là”. Cuối cùng, chúng ta sẽ có kết quả: “U là trời”.

Đây quả thực là một cách biến thể chữ thật logic phải không các bạn?

Câu nói “U là trời” này dùng để chỉ sự ngạc nhiên, xuýt xoa, kinh ngạc hoặc giận dữ. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta có thể hiểu nó theo cách khác nhau nhé.

Gét gô là gì?

“Gét gô” cũng là một từ dễ đoán vì chúng ta có thể thấy nó có cách phát âm tương tự như “Let’s go”, mặc dù đó là cách phát âm sai. 

Gét gô có nguồn gốc từ một tài khoản TikTok có tên là “Tới Trời Thần”. Anh này chuyên đăng những video mang đậm chất thôn quê, kèm theo đó là những thử thách hài hước do chính anh ta đặt ra. Kết thúc mỗi thử thách đều là cụm từ “Gét gô” đầy khí thế.

Video hot nhất của chủ tài khoản này có tới 6 triệu lượt xem với nội dung: Thử thách “6 ngày 6 đêm ngủ dưới nước. Vợ kêu cũng không lên. Gét gô”. Sự hài hước cũng như tinh thần lạc quan của anh ta chính là yếu tố thu hút giới trẻ. Dần dần điều này cũng kéo theo từ “Gét gô” được gen Z lăng xê.

Ô dề – Làm quá lên, lố lăng

Hình ảnh: Trang điểm ô dề, có chút lố 
Hình ảnh: Trang điểm ô dề, có chút lố

Ô dề là một từ được gen Z sử dụng để chỉ sự lố lăng, quá đà, gây phản cảm tới cho người xem. Mặc dù được dùng với ý nghĩa mỉa mai, châm biếm nhưng mức độ của ô dề lại không quá nặng nề.

“Niềm cảm hứng” của trend ô dề xuất phát từ video TikTok của một người phụ nữ trung niên chuẩn bị ăn tiệc cưới. Người này luôn miệng nói câu: “Làm nó sơ sơ thôi, làm quá thì nó ô dề, lố lăng” (Ý nói về sự trang điểm, makeup). Nhưng sự thật thì ngược lại: Vốn dĩ cách trang điểm của người phụ nữ đó đã quá đậm và có nét lố lăng rồi. 

Chính sự trái ngược hài hước này đã khiến giới trẻ cảm thấy thú vị và nhận được một tràng cười ra trò. Từ đó, cụm từ “ô dề” chính thức trở thành “tân binh” được kết nạp vào từ điển gen Z.

Ét ô ét – S.O.S là gì?

Ét ô ét thực chất là phiên âm tiếng Việt của SOS, mang ý nghĩa là một lời cầu cứu cần được giúp đỡ. Thế nhưng, gen Z lại sử dụng “ét ô ét” với ý nghĩa nhẹ nhàng hơn thế nhiều và có phần hài hước. Họ chủ yếu dùng từ này để thông báo một tin tức khẩn cấp, nóng hổi cần được mọi người chú ý.

Nguồn gốc dẫn đến trend “Ét ô ét” là từ bà Toạn Vlog. Người phụ nữ này thường xuyên nói những câu thả thính hay đạo lý trên mạng. Trong một lần bất ngờ bị phỏng vấn, bà Toạn đã lỡ trả lời là “Ét ô ét”. Nhờ sự hài hước mà video này được lan truyền rộng rãi và cũng kéo theo sự lên ngôi tạm thời của “Ét ô ét”.

Chếc tiệc là sao?

Chếc tiệc thực chất là một từ đọc ngọng của từ “C.h.ế.t tiệt”. Từ này được gen Z dùng để bộc lộ cảm xúc thất vọng, bực bội và không mấy vui vẻ trước một sự việc nào đó. 

Nguồn gốc của từ “Chếc tiệc” đến từ một tài khoản Tiktok có tên là @dangblue0w0. Cậu bạn này chuyên đăng các video lồng tiếng từ Hàn Quốc và Việt hóa nó trở thành phiên bản gần giống của các bộ phim. 

Trong đó, câu thoại phiên dịch “Aish chếc tiệc, cái thằng chếc tiệc này mày đang làm cái quái gì vậy hả, aish chếc tiệc” đã lan truyền với tốc độ kinh khủng và trở thành một hiện tượng mới của làng gen Z. Cuối cùng, cũng như bao anh em khác, nó đã được kết nạp luôn vào từ điển gen Z.

BigC có phải là siêu thị?

BigC không phải là siêu thị mà là từ để chỉ sự bực bội, tức giận trong sách từ điển gen Z
BigC không phải là siêu thị mà là từ để chỉ sự bực bội, tức giận trong sách từ điển gen Z

Nếu như thấy gen Z nói chuyện với nhau mà nhắc tới từ Big C cùng với một biểu cảm “mặt nặng mày nhẹ” thì bạn chớ hiểu lầm nhé. Từ “Big C” đó không phải chỉ siêu thị mà là một từ nằm trong từ điển gen Z, mang ý nghĩa là “Bực bội”.

Giải thích về cách lái từ, từ “bực” được viết thành: “Bự” + “C”. Mà “bự” trong tiếng Anh là Big. Như vậy, cứ thế ghép lại, ta sẽ được hai từ đồng nghĩa với nhau là “Bực” = “BigC”. Đây đúng là một cách ghép từ sáng tạo phải không? 

Lemỏn – Nói lái sáng tạo

Lemỏn có nghĩa là “Chảnh”, chanh sả, khó gần, dùng để chỉ những người hay tự cao, tự đại.

Về cách ghép thì Lemỏn khá giống với Big C, các bạn gen Z sử dụng dịch nghĩa Anh – Việt để nói lái. Như chúng ta đã biết thì “Chanh” trong tiếng Anh chính là Lemon. Vậy nếu muốn viết từ “chảnh” thì chẳng phải thêm dấu hỏi cho lemon là được rồi sao?

Chảnh = Chanh + ? = Lemon + ? = Lemỏn 

Chằm Zn – Trầm Kẽm

T.r.ầ.m c.ả.m cũng là một từ được gen Z hay lăng xê gần đây. Mặc dù t.r.ầ.m c.ả.m được sử dụng để chỉ một loại bệnh tâm lý nặng khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy chán nản, mất ý nghĩa trong cuộc sống. Thế nhưng, từ t.r.ầ.m c.ả.m mà gen Z sử dụng lại không có ý nghĩa nặng nề như vậy. Họ chỉ sử dụng nó để than vãn về một vấn đề nào đó không như ý mà thôi.

Thay vì sử dụng từ t.r.ầ.m c.ả.m có phần nặng nề (và còn dễ bị chính sách của Facebook hạn chế) thì các bạn gen Z đã nhanh trí nghĩ ra một cách viết khác: Đó là trầm kẽm, đây là cách đọc ngọng của t.r.ầ.m c.ả.m. Nếu ai đó muốn viết từ này ngắn gọn hơn nữa thì có thể viết thành: Trầm Zn (Vì Zn là kí hiệu của kẽm trong hóa học).

Mlem Mlem là từ gì?

Mlem mlem chỉ sự thèm ăn món ăn ngon
Mlem mlem chỉ sự thèm ăn món ăn ngon

Mlem mlem chính là từ chỉ sự thèm thuồng với những món ăn ngon, hấp dẫn. Đôi khi, nó cũng được dân mạng biến hóa thành từ dùng để thể hiện sự thích thú, mê mẩn đối với một người đẹp nào đó.

Từ này thường được gen Z sử dụng với bạn bè đồng trang lứa hoặc với những đối tượng nhỏ tuổi hơn. Còn nếu sử dụng với người lớn thì thực sự, nó sẽ không hợp lý lắm. 

Pha ke – Anh em của Fake

Để dễ đọc và gần gũi hơn với tiếng Việt, các bạn gen Z đã Việt hóa từ Fake thành Pha – ke. Đây là từ dùng để chỉ hàng giả, hàng nhái, chất lượng kém hơn so với nguyên gốc. Đôi khi từ này cũng được dùng để chỉ sự giả dối, không thật lòng. 

Ví dụ: “Tao vừa mới mua hàng pha ke đấy, giá rẻ lắm”. 

Khi nghe từ pha ke thì quả thực chúng ta đều thấy từ này dễ thương và độc đáo hơn đúng không nào?

Xu cà na nghĩa là sao?

Trong từ điển của gen Z, “xu cà na” là từ dùng để chỉ sự xui xẻo, đen đủi, không được may mắn.

Nguồn gốc của từ này đến từ một hiện tượng mạng là cô Minh Hiếu “đi đường quyền”. Mỗi lần có điều gì đó không như ý muốn thì cô Hiếu lại nói “xu cà na”. Vì có nhiều lượt theo dõi nên từ đó, từ “xu cà na” của cô ngày càng được nhiều người sử dụng, học theo. 

Tóp tóp là từ gì?

“Tóp tóp” chính là cách nói vui của “TikTok” – Mạng xã hội video dành cho giới trẻ, hiện nay đã có 1 tỷ người dùng mỗi tháng. Cách nói này không những giúp mọi người dễ phát âm hơn mà còn thể hiện sự dễ thương, thoải mái ở trong lời nói.

Còn cái nịt – Hết sạch, tiếc nuối

Còn cái nịt là gì - Từ điển gen Z
Còn cái nịt là gì – Từ điển gen Z

“Còn cái nịt” là từ được sử dụng phổ biến trong vũ trụ gen Z. Nó dùng để chỉ sự mất hết, chỉ còn lại những cái không đáng giá như “cái nịt buộc chun”.

Chúng ta có thể hình dung thế này: Cái nịt chính là chiếc vòng chun buộc tiền. Thường thì các xấp tiền lớn sẽ cần có dây nịt để kết chắc lại, tránh bị rơi mất. Việc chỉ “còn mỗi cái nịt” giống như việc mất cả xấp tiền đó, chẳng còn lại thứ gì đáng giá. 

Phanh xích lô là gì?

Ngay cả chiếc xích lô cũng được gen Z tận dụng để diễn đạt ý của mình. Theo các bạn trẻ, khi phanh thì xích lô sẽ phát ra tiếng kêu: Kítttt…. Từ này lại trùng hợp giống với từ “Kids” – Nghĩa là hôn trong tiếng Anh. Vì vậy, họ sử dụng từ “Phanh xích lô” để chỉ hành động “hôn”.

Đọc tới đây, quả thực chúng ta phải nể phục vì sự liên tưởng này của các bạn gen Z.

Cột sống gen Z nghĩa là gì? 

Gen Z dùng từ “cột sống” để diễn tả cuộc sống bận rộn, bất ổn của mình
Gen Z dùng từ “cột sống” để diễn tả cuộc sống bận rộn, bất ổn của mình

“Cột sống gen Z” thực chất là một từ được gen Z sử dụng để miêu tả cuộc sống của mình. Xét về mặt phát âm thì “cột sống” và “cuộc sống” cũng na ná như nhau nên giới trẻ mới tận dụng để dùng từ nọ thay thế cho từ kia. 

Ngoài ra, gen Z còn thêm cả cách chơi chữ vào trong cụm từ này. Theo đó, “cột sống gen Z” ám chỉ sự hối hả, tất bật làm việc, sự mệt mỏi về thể chất hay than vãn về căn bệnh đau lưng của bản thân. Bởi vì hiện nay cũng có khá nhiều bạn trẻ có vấn đề về cột sống do ngồi nhiều, ngồi sai tư thế. Có thể nói, “cột sống” của gen Z chưa bao giờ là ổn.

Chúa hề nghĩa là gì?

Trong những câu nói của gen Z thì bạn sẽ không khó để bắt gặp từ “Chúa hề” hay “Trmúa Hmề”. Các từ này được dùng để diễn tả sự hài hước, mắc cười của một sự vật hay hiện tượng nào đó. 

Đặc biệt, những người có khả năng khiến người khác phải “lăn bò ra cười” sẽ được gen Z tặng ngay biệt danh là “Chúa hề”.

Luật hoa quả – Quả táo nhãn lồng 

Hình ảnh: Luật hoa quả không chừa bất cứ ai
Hình ảnh: Luật hoa quả không chừa bất cứ ai

Cách nói chỉ toàn liên quan tới hoa quả của gen Z thực chất là dùng để nói tới luật nhân quả trong đạo Phật. Theo đó, luật nhân – quả được nói lái thành luật hoa – quả. Ý nói của cụm từ này chính là: Ở đời luôn có mối quan hệ giữa nguyên nhân – kết quả. Nếu làm việc tốt thì ắt sẽ được hưởng trái ngọt, còn làm nhiều việc xấu xa thì sau này sẽ phải trả bằng trái đắng.

Còn cụm từ “Quả táo nhãn lồng” là chuyển thể từ “Quả báo nhãn tiền”. Ý nói quả báo của con người sẽ đến sớm hoặc muộn, nhưng nhất định nó sẽ đến. Vì thế, đừng nên làm việc xấu kẻo có ngày sẽ rước họa vào thân.

Hai cách nói trên góp phần làm giảm bớt sự nặng nề của các cuộc tranh luận nhưng vẫn thể hiện đầy đủ ý nghĩa của triết lý nhà Phật (Nhưng với điều kiện là người đọc phải hiểu từ điển gen Z).

Xem thêm: Gen Z Là Gì? Đặc Điểm Của Từng Thế Hệ Gen X – Y – Z Tại Vietnam

Lời kết

Như vậy, phần nội dung phía trên đã phần nào giúp bạn biết được từ điển gen Z là gì cũng như hiểu những tiếng lóng của thế hệ trẻ. Có thể nói rằng, với sự sáng tạo và bứt phá ra khỏi khuôn khổ, gen Z đã tạo ra những cụm từ vừa hài hước lại vừa thú vị, vừa khiến người khác khó hiểu lại muốn tò mò tìm hiểu thêm. Hãy nhớ theo dõi website thegioimay.org thường xuyên để chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các khía cạnh khác của “cột sống gen Z” bạn nhé!