Vì sao nước biển có vị mặn? Giải đáp những thắc mắc về nước biển

0
Vì sao nước biển có vị mặn?
Nước biển là gì? Vì sao nước biển có vị mặn?
Vì sao nước biển có vị mặn? Giải đáp những thắc mắc về nước biển
5 (100%) 1 vote

Vì sao nước biển có vị mặn chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta thắc mắc đúng không nào? Biển cả rộng lớn, mênh mông như thế thì bao nhiêu muối mới có thể lấp đầy và tạo nên vị mặn? Có phải do “cối xay muối” hay không? Hãy tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây cùng thegioimay.org nhé bạn!

Nước biển mặn vì sao?

Dưới đây sẽ là hai cách giải thích về nguyên nhân khiến cho nước biển có vị mặn:

Giải thích nước biển mặn theo khoa học

Nước biển và đại dương có vị mặn vì trong nước biển có chứa hàm lượng muối rất lớn, tương đương với 50 triệu tỷ tấn (Phạm vi toàn Trái Đất).

Cục Hải Dương và khí quyển Mỹ đã ví von rằng, nếu loại bỏ hết số muối này ra khỏi nước biển rồi rải đều trên khắp các lục địa thì ta sẽ thu được một “núi muối” có chiều cao lên tới 152m, tương đương với độ cao của một tòa nhà 40 tầng. Nghe thật ngạc nhiên phải không các bạn?

Vì sao nước biển có vị mặn?
Nước biển là gì? Vì sao nước biển có vị mặn?

Lượng muối trong nước biển có nguồn gốc phần lớn là từ các tảng đá trên đất liền. Vì axit trong nước mưa rơi vào đá, phá vỡ kết cấu của chúng, thu giữ ion trong đá rồi mang chúng ra tới biển. Mà hầu hết các ion này đều là natri và clo, vì vậy, khi chúng kết hợp với nhau thì tạo thành muối. Các con sông chính là “người vận chuyển” số muối này ra biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, mỗi năm có tới 4 tỷ tấn muối được dòng sông đưa ra biển.

Một phần muối còn lại trong nước biển được hình thành từ lớp trầm tích đáy đại dương cùng với miệng núi lửa ngầm nằm sâu phía dưới.

Muối có nguồn gốc là vậy nhưng để tạo ra độ mặn cho đại dương thì không thể thiếu tác động từ quá trình bốc hơi. Khi nhiệt độ tăng cao, nước biển bị bốc hơi, bay lên và để muối ở lại. Điều này khiến cho nước biển của chúng ta mặn hơn so với thời sơ khai. 

Tuy nhiên, điều may mắn là lượng muối được bổ sung thêm vào nước biển vẫn đang cân bằng với lượng muối được tích tụ lại ở dưới đáy biển. Nếu không, khi đạt đến độ mặn cao, đại dương của chúng ta thực sự sẽ chẳng khác Biển C.h.ế.t là bao.

Giải thích theo truyện cổ tích Nhật Bản

Chúng ta đã biết lý do vì sao nước biển có vị mặn theo giải thích khoa học ở trên rồi. Vậy thì bây giờ hãy cùng tìm hiểu lý do dưới góc độ của một câu chuyện cổ tích nhé. Mặc dù có độ thuyết phục không cao bằng cách giải thích bên trên nhưng đây cũng là một lời giải thích thú vị.

Câu chuyện kể rằng, ngày xưa, tại một gia đình có hai anh em trai mồ côi. Người anh là một kẻ tham lam, còn người em thì có tấm lòng nhân hậu và rất thông minh. Vì không muốn nuôi nấng hay giúp đỡ em mình mà người anh đã đuổi người em đi. Cậu em trai này sau đó đã lấy vợ. Cuộc sống của hai vợ chồng tuy khó khăn nhưng lại đùm bọc và yêu thương lẫn nhau.

Lý giải cho nước biển mặn theo truyện cổ tích
Lý giải cho nước biển mặn theo truyện cổ tích

Vào một ngày kia, người em vào rừng đốn củi, vô tình gặp được một cụ già. Cụ hỏi người em rằng đi đâu mà vào đây thì cậu trả lời rằng: “Tối nay là cuối năm rồi mà hai vợ chồng cậu vẫn không kiếm đủ gạo để cúng thần năm tháng – Toshigami”. Nghe xong, cụ đưa cho cậu một chiếc bánh bao nhỏ và hướng dẫn cậu đi tới gặp người tí hon. Nếu đến đó rồi thì hãy đổi chiếc bánh bao lấy cái cối xay đá.

Người em tạm biệt cụ và làm theo lời dặn đó. Cuối cùng cậu đã đổi được chiếc cối thần kỳ. Sau đó, người em quay lại gặp cụ già hôm nọ. Cụ hướng dẫn cho cậu cách sử dụng chiếc cối: Quay cối sang phải và nói ra điều ước thì cái cối sẽ cho cậu thứ mà cậu muốn. Còn quay cối sang trái nếu muốn chiếc cối dừng lại.

Cậu em trai mang chiếc cối xay về nhà và quả thực như lời ông cụ nói, chiếc cối đá bé xíu đã mang lại cho hai vợ chồng cậu biết bao nhiêu là gạo, cá hồi và cả một căn nhà đầy đủ tiện nghi. Sau đó, hai vợ chồng cậu đã mời mọi người đến dự tiệc tân gia. Ai ai cũng kinh ngạc vì sự thay đổi của cậu. Người anh cũng được mời đến. Tình cờ, anh ta biết được bí mật đằng sau và đã lẻn vào nhà, trộm đi chiếc cối với mong muốn sẽ xây một ngôi nhà thật to ở nơi khác.

Anh ta ra tới biển và bóc mứt kẹo đã lấy được từ nhà em trai ra ăn dần. Vì ăn quá nhiều nên anh ta rất là thèm muối. Khi đang lênh đênh trên biển, hắn bỗng nhớ ra tác dụng thần kỳ của chiếc cối xay và cũng biết xoay cối sang trái để máy tạo ra muối. Nhưng điều oái oăm là hắn lại không biết cách làm thế nào để đóng chiếc cối xay lại. Vì thế mà cối cứ xay mãi, xay mãi ra bao nhiêu là muối, nhiều tới mức khiến cả người anh cùng với con thuyền chìm nghỉm dưới biển.

Cho tới giờ, chiếc cối xay đá đó vẫn cứ xay ra muối, đó là lý do giải thích vì sao nước biển lại có vị mặn đến vậy.

Thành phần của nước biển có gì?

Thành phần của nước biển
Thành phần của nước biển có gì?

Trong nước biển, có rất nhiều ion và các chất khác nhau cùng tồn tại chứ không phải chỉ có mỗi muối (NaCl). Bao gồm: Ion Na+, Cl- (Các ion tạo muối), khí oxy, khí nitơ, cacbonic hòa tan cùng với một vài chất khoáng như phốt pho (Ở dạng ion phốt phát PO3-), Kali, sắt magie, phi kim brom, lưu huỳnh…

Trong đó, lượng oxy hòa tan trong nước biển đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống ở đại dương. Vì nó giúp cho động vật biển trao đổi chất, hô hấp bằng mang. Phần lớn lượng oxy hòa tan này được tạo ra bởi tảo, cỏ biển hay sinh vật phù du.

Xem thêm: Không khí là gì? Không khí gồm những thành phần nào?

Tại sao nước sông liên tục đổ ra biển mà độ mặn không giảm, không tăng?

Bạn có thắc mắc vì sao nước biển có vị mặn không giảm, không tăng trong khi sông thì đổ nước ra biển liên tục hay không? Lẽ ra khi muối được đổ ra, cộng với quá trình bốc hơi mạnh mẽ thì độ mặn phải tăng mới đúng.

Lý giải cho điều này là vì từ trước tới nay, lượng muối đi vào và đi ra ở các đại dương trên Trái Đất đều giữ ở mức cân bằng. 

Khi sông đổ ra biển, mang theo nước mưa chứa axit cùng với ion Na+, Cl- lấy từ mỏm đá thì đúng là sẽ khiến cho độ mặn của biển tăng tức thời. Nhưng sau đó, lượng muối biển dần chìm xuống dưới đáy và tạo nên một lớp trầm tích mới. Do vậy mà độ mặn không giảm, cũng chẳng tăng.

Có phải vùng biển nào cũng có độ mặn như nhau?

Thực ra, ở mỗi khu vực biển thì độ mặn sẽ khác nhau mặc dù chúng vẫn nằm trong dải từ 3,1% – 3,8% (Hay nói cách khác là 31 – 38 phần nghìn). 

Nếu khu vực biển cần đo độ mặn nằm gần các con sông đang đổ ra hoặc gần sông băng đang tan chảy thì độ mặn sẽ giảm đi nhiều. Còn ở những vùng biển kín hoặc biển hở có nhiệt độ cao, sự tuần hoàn nước bị hạn chế thì độ mặn tại nơi này sẽ tăng.

Ví dụ: Biển ở khu vực vịnh Phần Lan và một phần của biển Baltic có nhiều dòng sông lớn đổ về, trong đó có sông Neva nên có độ mặn rất thấp, chỉ ở mức 0,02 – 0,58% ở trên bề mặt và tối đa 0,85% ở dưới đáy biển mà thôi.

Nồng độ muối ở biển C.h.ế.t luôn rất cao,
Nồng độ muối ở biển C.h.ế.t luôn rất cao, khiến cho sinh vật khó sinh sống

Còn biển kín mặn nhất trên Thế Giới chính là biển C.h.ế.t (Nhiều người gọi nó là hồ). Với chiều dài khoảng 75km, độ sâu 400m, biển này là nơi quy tụ của nhiều con sông khác mà lại không có sự tuần hoàn lượng nước hay trao đổi với bất kỳ đại dương nào khác. 

Vì thế, độ mặn của biển C.h.ế.t đã lên đến 33,7%, gấp tới 10 lần so với độ mặn trung bình của nước biển trên toàn Thế Giới, khiến cho không một sinh vật nào có thể tồn tại được trong môi trường đó.

Nếu xét về biển hở, nghĩa là có kết nối với đại dương khác thì biển Đỏ giữ ngôi vị quán quân về độ mặn với 3,6% ở khu vực phía Bắc và 4,1% ở khu vực phía nam của biển. 

Nước biển có tác dụng gì với con người, động vật và môi trường?

Nước biển dùng để làm gì? Chính là làm muối
Nước biển dùng để làm gì? Chính là làm muối
  • Với động vật: Nước biển tạo ra môi trường sinh sống cho hàng trăm nghìn loài sinh vật biển, từ những sinh vật có kích thước “tí hon” sinh vật phù du, tảo, rong cho đến động vật khổng lồ, lớn nhất thế giới như cá voi xanh.
  • Với môi trường: Nước biển hấp thụ phần lớn lượng nhiệt từ mặt trời và phân bố đều chúng tới khắp nơi trên hành tinh. Cụ thể là vào khoảng 80 – 90% sức nóng từ “quả cầu lửa”. Nước biển còn hấp thu lượng lớn khí CO2. Qua gió và sóng, cacbonic bị nhấn chìm xuống, hòa tan vào nước và để cho tảo hay rong biển hấp thụ. Sau đó, chúng lại nhả khí oxy ra ngoài. 
  • Với con người: Nước biển không chỉ cung cấp lượng muối dồi dào, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe chúng ta như: Giảm căng thẳng, đau đầu, bệnh hô hấp, làm đẹp da,…

Một vài câu hỏi khác xoay quanh nước biển

Ngoài vấn đề đã được nêu ra bên trên, thegioimay.org cũng đã nhận được rất nhiều câu hỏi đến từ các bạn đọc giả gửi tới như sau: 

Nước biển tiếng Anh là gì? Đọc ra sao?

Nước biển tiếng Anh được viết là seawater (Đọc là si- oa – đờ) hoặc brine (Đọc là brai).

Nước biển màu gì? Tại sao nước biển có màu xanh lam?

Mặc dù khi chúng ta lấy một lượng nhỏ nước biển thì nó có màu trắng nhưng tại sao khi nó ở biển thì lại xuất hiện màu xanh? Liệu bạn có thắc mắc câu hỏi này không?

Đó là vì ánh sáng mặt trời (Hay còn gọi là ánh sáng trắng) vốn có 7 dải màu đơn sắc là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím (Màu sắc chúng ta thường thấy ở cầu vồng).

Khi ánh sáng chiếu xuống mặt biển, tia ánh sáng màu đỏ và màu cam bị tắt đi ở độ sâu khoảng 100m, tiếp đến là vàng và xanh lá cây ở độ sâu 300m, cuối cùng mới tới ánh sáng lam, chàm, tím. Chúng có khả năng đi xa nhất, cùng khuếch tán và phản chiếu dễ dàng nhất. 

Do đó, nếu biển nào càng sâu thì nước sẽ càng xanh đậm. Ngược lại, ở vùng biển nông thì ta sẽ chỉ thấy có màu xanh lam nhạt mà thôi.

Nước biển có dẫn điện không? Vì sao dẫn điện?

Nước biển hoàn toàn có khả năng dẫn điện vì trong nó có chứa nhiều tạp chất cùng với các ion (Cụ thể là gì thì chúng ta đã phân tích ở phía trên, trong mục thành phần nước biển). Mà các ion tự do này cho phép nước chạy qua chúng dễ dàng.

Ngược lại, ở nước tinh khiết (Vốn chỉ gồm phân tử H2O mà không chứa bất kỳ chất nào khác) thì sẽ có khả năng dẫn điện kém vì không có ion nào tự do cả.

Nước biển là chất tinh khiết hay hỗn hợp?

Giống như câu hỏi ở trên, nước biển là chất hỗn hợp vì trong nó có rất nhiều thành phần khác nhau, gồm muối, Na+, Cl-, một vài ion khoáng từ sắt, magie, kẽm cùng với brom, lưu huỳnh,…

Ý nghĩa màu xanh nước biển có gì đặc biệt?

Ảnh nước biển đẹp. Hình nước biển xanh
Ảnh nước biển đẹp. Hình nước biển xanh

Màu xanh nước biển luôn gợi cho chúng ta cảm giác yên bình, thoải mái. Cụ thể, ý nghĩa mà màu sắc này đem lại là:

  • Thể hiện cho sự tin cậy, mạnh mẽ, độc lập, thông minh (Đối với xanh nước biển đậm)
  • Thể hiện sự thanh tao, nhàn nhã, thoải mái, điềm đạm, tinh thần hào sảng (Với màu xanh nước biển nhạt)

Do ý nghĩa màu sắc này mà màu xanh nước biển được ứng dụng rất rộng rãi. Ví dụ như trong phong thủy, màu xanh nước biển là đại diện cho nước, yếu tố thuộc thủy, nên giúp vượng khí cho căn phòng. Nó cũng rất phù hợp với người mang mệnh Thủy hoặc Mộc (Vì thủy sinh mộc).

Trong học tập, màu xanh được ứng dụng nhiều để làm đồ dùng học tập hay trang trí bàn học vì nó mang lại cảm giác yên tĩnh và tăng cường sự tập trung.

Cuối cùng, ở các logo nhiều thương hiệu, màu xanh nước biển được tận dụng nhằm tạo nên lòng tin, sự đổi mới, hay một tinh thần vì cộng đồng: Logo Facebook, Twitter, Zalo, Skype hay các ứng dụng app công nghệ.

Nước biển nặng bao nhiêu? 1 lít nước biển bằng bao nhiêu kg?

Tỷ trọng của nước biển là từ 1.020 cho đến 1.030kg/m3 nước trên bề mặt. Con số này sẽ nhỉnh hơn một chút nếu ở sâu trong lòng đại dương vì ở đó có áp suất lớn hơn. Cụ thể, tỷ trọng sẽ là 1.050kg/m3 hoặc cao hơn nữa.

Mà 1m3 = 1.000 lít. Như vậy, 1 lít nước biển sẽ nặng khoảng 1,02 – 1,03 kg ở trên bề mặt.

Độ mặn của nước biển Việt Nam ở mức bao nhiêu?

Trong khu vực biển Đông, người ta đo được độ mặn của nước biển là từ 3,0 – 3,3%, còn ở vùng biển Việt Nam thì độ mặn đo được là từ 3,3 – 3,5% (Hay 33 – 35 phần nghìn).

Lời kết

Qua phần trình bày bên trên, thegioimay.org đã đưa đến cho bạn thông tin và lời giải thích cho câu hỏi: Vì sao nước biển có vị mặn cùng với một vài vấn đề liên quan. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về nước biển và cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường biển của chúng ta. Nhớ đọc thêm các nội dung khác của website để có thêm nhiều kiến thức thú vị, bạn nhé!