VIA là gì? BM là gì? Sử dụng để làm gì trên Facebook

0
“Acc via là gì?”, “Nick via là gì?” là những câu hỏi nhiều người quan tâm
“Acc via là gì?”, “Nick via là gì?” là những câu hỏi nhiều người quan tâm
VIA là gì? BM là gì? Sử dụng để làm gì trên Facebook
5 (100%) 1 vote

VIA là cụm từ rất quen thuộc đối với những ai làm digital marketing, chạy quảng cáo trên Facebook. Vậy chính xác thì VIA là gì? BM là gì? Chúng có tác dụng gì mà lại khiến nhiều người sử dụng đến vậy? Tất cả câu trả lời cho câu hỏi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau, hãy theo dõi ngay nhé!

Tìm hiểu tài khoản VIA là gì?

“Acc via là gì?”, “Nick via là gì?” là những câu hỏi nhiều người quan tâm
“Acc via là gì?”, “Nick via là gì?” là những câu hỏi nhiều người quan tâm

Via là một loại tài khoản của Facebook, nó vốn là tên viết tắt của Verify Information Account (Nghĩa là tài khoản đã xác minh thông tin). Phần lớn các tài khoản via đều được sử dụng cho mục đích kiếm tiền, mở hàng, kinh doanh trên Facebook.

Via thực chất là một tài khoản thông thường, ví dụ tài khoản hiện tại của bạn cũng được coi là một Via vì bất cứ ai cũng có thể xác minh thông tin về bạn, biết bạn là ai.

Ngược lại với tài khoản thật “via” là tài khoản ảo “clone”. Những tài khoản ảo này mới được tạo cách đây không lâu và không có thông tin chính xác về người dùng đứng đằng sau (Không ảnh, không avatar, dùng tên giả). Vì vậy, độ trust (Độ tin tưởng) của tài khoản này rất thấp. Nó rất dễ bị Facebook checkpoint và vô hiệu hóa tài khoản. 

Via Facebook thường được lấy từ đâu?

Phần lớn tài khoản Via đều được lấy từ việc hack tài khoản người dùng
Phần lớn tài khoản Via đều được lấy từ việc hack tài khoản người dùng

Nếu như mỗi người sở hữu một tài khoản via thì sẽ không đủ số lượng via cho marketer chạy quảng cáo. 

Bởi những chiếc via này tuy có độ trust cao nhưng vẫn có thể bị vô hiệu hóa nếu không may dính vào các chủ đề nhạy cảm, bị Facebook hạn chế như: Sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, đông y, sản phẩm 18+, sản phẩm bị quảng cáo phóng đại vai trò,…). 

Do đó, những người làm công việc chạy Facebook ads có nhiều tài khoản via để triển khai chiến dịch cùng lúc hoặc sử dụng chúng như một biện pháp dự phòng.

Nguồn gốc của phần lớn tài khoản via được mang ra mua bán là từ việc hack nick người dùng. Những nhà cung cấp tài khoản via số lượng lớn sẽ sử dụng thủ thuật và tool (Công cụ) chuyên biệt để có được via Facebook. 

Sau khi lấy via thành công, họ sẽ tiếp tục “nuôi” tài khoản này bằng cách thay đổi tên người thật, ảnh đại diện thật và thường xuyên tương tác với bạn bè hoặc tương tác trong hội nhóm để kiếm nhiều like, bình luận. Dần dần, nick via này sẽ đạt được đến độ trust cao. Lúc này thì họ sẽ tìm mối và bán lại cho người có nhu cầu. 

Ngoài cách hack nick ra thì người ta cũng có thể sử dụng tool để tạo via. Tool sẽ được sử dụng xuyên suốt từ khâu lập tài khoản, tương tác, kiếm like,… Tới khi nào via gia tăng độ trust nhanh thì họ sẽ bán lại cho người dùng. 

Vai trò của Via là gì trên facebook?

Bạn đang thắc mắc vai trò của Via là gì trên Facebook mà lại hay được các “ads thủ” nhắc tới như vậy? Hãy theo dõi phần nội dung dưới đây để biết rõ hơn nhé:

Via được sử dụng để làm một tài khoản chạy quảng cáo
Via được sử dụng để làm một tài khoản chạy quảng cáo

Vì là một tài khoản uy tín với Facebook nên Via được sử dụng để làm những việc như:

  • Làm tài khoản dùng để chạy quảng cáo: Tài khoản có độ trust cao sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
  • Spam tin nhắn trong các group to, nhỏ khác nhau: Thường là các tin nhắn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.
  • Tạo ra một trang (Fanpage) mới dễ dàng hơn nhiều so với tài khoản ảo clone.
  • Sử dụng để seeding, làm tăng sự nổi bật hơn cho tài khoản chính: Like, comment, share,…
  • Live stream video trực tiếp bán hàng.

Điểm danh một số loại via cơ bản

Tùy theo tiêu chí phân loại mà tài khoản Via được phân thành nhiều loại khác nhau như sau:

Phân loại via theo nguồn gốc quốc gia

Có nhiều loại via đến từ các đất nước khác nhau, nhưng chủ yếu thuộc vào: Via Philippines, Via Thái Lan, Via Indonesia, Via Mỹ,… và cả Via Việt Nam.

Nếu như bạn mới dấn thân vào ngành quảng cáo Facebook thì nên sử dụng Via Việt Nam. Còn nếu muốn dùng các via ngoại khác thì sẽ cần nhiều bước, công đoạn phức tạp hơn.

Có một cách khác để bạn có thể kiểm tra nguồn gốc của Via nhanh chóng là:

  • Kiểm tra ngôn ngữ của Via sau khi bạn tiến hành đăng nhập lần đầu. Thông thường người sử dụng thông thạo ngôn ngữ nào thì họ sẽ cài đặt cho Via Facebook ngôn ngữ giống như thế.
  • Kiểm tra thông tin Via qua trình cài đặt thanh toán: Chọn mục Settings & Privacy. Sau đó nhấn Setting/Ads Payment.
  • Nếu bạn vẫn chưa truy cập được thì hãy vào Trình quản lý quảng cáo của Facebook Business Manager rồi kéo xuống cuối trang, ta sẽ có một bảng như sau:
Kiểm tra nguồn gốc của Via nhờ “Trình quản lý quảng cáo”
Kiểm tra nguồn gốc của Via nhờ “Trình quản lý quảng cáo”

Như ảnh trên, chúng ta có thể thấy được đơn vị tiền tệ (Currency) của nick Via là Việt Nam đồng. Do đó có thể chắc chắn acc via có nguồn gốc từ Việt Nam.

Phân loại theo năm tạo lập via

Ví dụ về thời gian tham gia Facebook của một tài khoản là tháng 10 năm 2014
Ví dụ về thời gian tham gia Facebook của một tài khoản là tháng 10 năm 2014

Via cổ – Đã được tạo lâu năm

Via cổ là loại via đã có thời gian gia nhập Facebook trên 4 năm. Những chiếc via này có độ tin tưởng rất cao đối với Facebook. Do đó mức giá của via cổ thường đắt hơn những loại khác. 

Để biết được via bạn đang dùng thành lập vào năm nào thì bạn chỉ cần vào trang cá nhân của nick đó rồi tìm tới dòng “Tham gia vào tháng … năm…” ở cột giới thiệu.

Via mới tạo lập – new

Via mới là loại via mới được tạo ra cách đây không lâu. Đó có thể là vài ngày, vài tháng hoặc dưới 4 năm. Loại nick này có độ trust thấp hơn nhiều so với via cổ nên giá bán của nó cũng thấp hơn đáng kể.

Via change info – Đã thay đổi thông tin

Acc via change info là via đã bị thay đổi toàn bộ thông tin, từ địa chỉ email, số điện thoại, họ tên, nơi ở, … Điều này khiến cho người dùng cũ không tài nào lấy lại được tài khoản đã bị mất. Tuy nhiên, vì đã qua xử lý khâu thông tin nên via kiểu này tránh được rủi ro checkpoint của Facebook.

Via chưa thay đổi thông tin

Acc via chưa thay đổi thông tin là loại via chưa bị thay đổi bất cứ thông tin nào kể từ khi bị hacker lấy mất. Lúc này, nếu như người dùng phát hiện ra vấn đề kịp thời thì vẫn có thể dựa vào các thông tin cũ để lấy lại tài khoản. 

Phân loại theo hình thức thanh toán Via

Phân loại tài khoản Via theo hình thức thanh toán
Phân loại tài khoản Via theo hình thức thanh toán

Tài khoản Via thanh toán trả trước

Những tài khoản via nào thuộc loại thanh toán trả trước thì sẽ cần phải nạp tiền đầy đủ rồi mới có thể tiến hành thực hiện quảng cáo/chiến dịch quảng cáo. 

Tài khoản via này sẽ tự động trừ tiền có sẵn, cứ nạp tiền tới đâu thì sẽ tiêu hết tới đó. Khi số tiền trong tài khoản bị trừ hết thì chính là lúc quảng cáo ngừng hoạt động.

Thông thường, ở Việt Nam, phần lớn những người chạy quảng cáo sẽ sử dụng ví điện tử MOMO hoặc liên kết với tài khoản ngân hàng để nạp tiền vào tài khoản Via trả trước.

Tài khoản Via thanh toán trả sau

Tài khoản Via thanh toán trả sau là loại tài khoản cho phép người dùng có thể lên chiến dịch quảng cáo trước rồi sẽ tiêu tiền của Facebook (Tạm thời nợ Facebook). Sau đó, tới một ngưỡng thanh toán cố định thì Facebook sẽ tự động trừ tiền vào tài khoản Visa ngân hàng đã được liên kết trước đó của người chạy quảng cáo.

Phân loại theo ngưỡng thanh toán Via

Như đã nói ở trên, tài khoản via thanh toán trả sau sẽ đều có một ngưỡng thanh toán. Khi đạt tới ngưỡng này thì Facebook mới bắt đầu quét và trừ tiền vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Ngưỡng thanh toán này chính là đặc trưng cho khả năng tiêu tiền của một tài khoản trong một ngày. Một vài ngưỡng thanh toán phổ biến trên Facebook là: 25$, 50$, 250$, 350$ và cuối cùng là không giới hạn (No limit).

Những tài khoản via càng có ngưỡng thanh toán cao thì chứng tỏ tài khoản đó có khả năng chi nhiều tiền cho quảng cáo Facebook.

Vài lưu ý cần nhớ khi sử dụng Via là gì?

Lưu ý cần nhớ khi sử dụng Via để tránh bị xóa tài khoản
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng Via để tránh bị xóa tài khoản

Để tránh tài khoản Via bị vô hiệu hóa thì bạn hãy lưu ý tới những điều dưới đây:

  • Không đăng xuất, đăng nhập liên tục vào nick Via vì nếu thao tác quá nhiều lần thì Facebook sẽ nghi ngờ tài khoản của bạn có vấn đề.
  • Không nên thay đổi thông tin cá nhân cho Via khi bạn đăng nhập trình duyệt mới. Ví dụ: Trước đây bạn sử dụng trình duyệt chrome thì hôm nay bạn lại dùng Opera để đăng nhập vào Via và đổi thông tin. Nếu phải dùng trình duyệt mới thì bạn nên chờ khoảng 2 – 3 ngày rồi mới tiến hành đổi thông tin nhé. 
  • Sử dụng nick Via để tương tác nhẹ với mọi người, giống như một người dùng bình thường. Không nên tạo ra tương tác ồ ạt cùng lúc bởi bạn sẽ dễ nhận được một lời cảnh báo từ Facebook.
  • Khoảng 2 – 3 ngày kể từ khi tiếp quản Via mới thì bạn hãy thay đổi thông tin cá nhân cho tài khoản và thay thế email mới của bạn vào. 

Tài khoản BM là gì? Viết tắt của từ gì?

Tài khoản BM là gì? Có quan trọng không?
Tài khoản BM là gì? Có quan trọng không?

Giống như tài khoản Via, BM là một khái niệm vô cùng quen thuộc với những ai đang làm trong ngành digital marketing. BM Facebook thực chất là từ viết tắt của Business Manager, dịch ra nghĩa là: Trình quản lý doanh nghiệp trên Facebook. 

BM không chỉ đơn thuần giúp quản lý các trang Fanpage của người dùng mà còn có thể chứa các thông tin quan trọng, mang tính bảo mật như: Chân dung khách hàng của Fanpage, đặc điểm nhân khẩu học, hành vi của khách hàng, số liệu về tương tác, tiếp cận của từng bài viết, đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo,…

Từ “doanh nghiệp” trong trình quản lý doanh nghiệp là một cách gọi để phân biệt với một tài khoản cá nhân, nó không đòi hỏi bạn cần có doanh nghiệp hay giấy phép kinh doanh thực sự. Tuy nhiên, khi bạn có doanh nghiệp thì sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn. 

Ví dụ: Những tài khoản BM bình thường chỉ có thể tạo được BM5, còn những tài khoản của doanh nghiệp uy tín sẽ tạo được BM25 hoặc BM80.

*Chú thích: BM5: Một tài khoản BM có thể tạo ra 5 tài khoản quảng cáo.

                     BM25: Một tài khoản BM có thể tạo được 25 tài khoản quảng cáo.

Cấu trúc của tài khoản BM gồm mấy phần?

Một tài khoản BM sẽ gồm có 3 phần sau:

  • Fanpage: Tối thiểu ít nhất 1 trang
  • Tài khoản quảng cáo (Via): Ít nhất 1 tài khoản
  • Thành viên: Ít nhất 1 người trở lên.

Người tạo ra BM thì mặc định sẽ được hệ thống xét duyệt là quản trị viên. Người này có quyền thêm các thành viên khác vào để phân chia nhiệm vụ, tài sản cho họ và cũng có khả năng mời họ rời khỏi nhóm. 

Lợi ích khi sử dụng BM để chạy quảng cáo

6 lợi ích cơ bản của BM khi áp dụng cho chạy chiến dịch quảng cáo
6 lợi ích cơ bản của BM khi áp dụng cho chạy chiến dịch quảng cáo

Khi sử dụng Business Manager để chạy chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích:

  • Có thể tích hợp được nhiều tài khoản quảng cáo trong cùng một tài khoản BM.
  • Bạn có thể chia sẻ tài khoản của mình cho đơn vị Agency thuê ngoài nếu muốn họ hỗ trợ cho chiến dịch quảng cáo của mình.
  • Có độ tin cậy cao hơn nhiều so với chạy quảng cáo tài khoản cá nhân.
  • Rủi ro bị khóa tài khoản quảng cáo thấp. 
  • Được cập nhật tính năng quảng cáo sớm nhất, kịp thời nhất.
  • Được hỗ trợ nhanh chóng từ đội ngũ Support của Facebook.

Lời kết

Trên đây là lời giải đáp của thegioimay.org cho câu hỏi: VIA là gì? BM là gì? Vai trò và đặc điểm của từng loại tài khoản. Hy vọng rằng, bạn đã hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này và không bị lúng túng mỗi khi nghe ai đó nhắc tới “con via”, “Via US, via Canada,…” hay “tài khoản BM” nữa nhé! Và hãy nhớ truy cập website thường xuyên hơn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về công nghệ!