Để đánh giá hiệu quả làm việc của động cơ cũng như khả năng hoạt động của các dòng xe người ta sử dụng đại lượng công suất, momen xoắn, vòng tua máy… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của từng đại lượng trên đối với hoạt động của xe. Bạn có thể tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Công suất
Công suất là đại lượng tính công mà lực thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Đây là đại lượng tượng trưng cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm của vật nhưng nó không dùng để thể hiện sức kéo của chiếc xe. Một chiếc xe nếu có công suất càng lớn tương ứng với độ lớn của tốc độ tối đa mà xe đạt được. Tuy nhiên điều này còn bị phụ thuộc vào momen xoắn của động cơ. Những chiếc xe có cùng công suất chưa chắc đã có cùng tốc độ tối đa, bởi đại lượng này còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trọng lượng, khí động học…
Momen xoắn
Đây cũng là đại lượng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tối đa của xe. Momen xoắn hay còn được biết đến là lực được sinh ra khi một lực tác động khiến vật quay quanh một điểm. Đơn vị đo của đại lượng này là N/m (Newton/met).
Momen xoắn càng cao khiến lực quay của bánh xe càng mạnh dần đến khả năng tăng tốc, leo dốc của xe càng tốt. Khi bạn thao tác khiến chiếc xe tăng tốc hay dừng lại phần gia tốc và quán tính sẽ tác động khiến bạn ngả về phía sau hoặc hướng lên phía trước, đó chính là nhờ momen xoắn tạo ra. Nếu công suất của xe là đại lượng thể hiện độ mạnh và nhanh của xe thì momen xoắn lại thể hiện thời gian để xe đạt được tốc độ đó là bao lâu.
Có thể bạn quan tâm:
Mô men xoắn là gì? Những điều cần biết về đại lượng mô men xoắn
Vòng tua máy là gì?
Vòng tua máy được nhiều người biết đến là số vòng khuỷu có thể quay trong một phút. Đơn vị đo của đại lượng này là RPM được viết tắt từ Revolutions Per Minute. Xe có vòng tua quay càng nhanh thì lực tạo ra càng nhiều.
Ba đại lượng công suất, vòng tua máy và momen xoắn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Công suất có tỉ lệ thuận với vòng tua vì vậy khi nó có xu hướng tăng dần theo vòng tua và đạt cực đại khi vòng tua đạt 5000 vòng/ phút. Tuy nhiên sau đó tại thời điểm nhiên liệu được bơm vào buồng đốt ít tại thời điểm vòng tua thấp nên lực sinh ra cũng ít hơn dẫn đến công suất và momen xoắn có xu hướng giảm dần.
Tại thời điểm vòng tua rất cao từ 5000 vòng trở lên, lò xo đẩy xu-páp khiến nó có trạng thái treo lơ lửng không đóng không mở. Điều này dẫn đến việc hỗn hợp nhiên liệu được đưa vào buồng đốt rồi thải ra ngay ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của động cơ. Vì vậy có thể nói dải vòng tua 1500 đến 5000 vòng/ phút được coi là trạng thái hoạt động lý tưởng cho động cơ.
Việc trang bị đồng hồ vòng tua máy bên cạnh đồng hồ đo vận tốc cho xe giúp ích cho cả lái xe cũng như thợ sửa chữa xe. Bạn hoàn toàn có thể biết được xe có đang vận hành ổn hay không thông qua số vòng tua được hiển thị trên đồng hồ. Nếu bình thường xe đang chạy ở một mức vòng tua nhất định, tuy nhiên khi xe hoạt động với sự chênh lệch vòng tua quá nhiều đó chính là báo hiệu cho chủ xe về tình trạng hoạt động của động cơ.
Ngoài ra đây cũng chính là thông số giúp bạn kiểm soát được tốc độ làm việc lý tưởng cũng như thời điểm chuyển số xe để xe có thể tăng tốc nhanh nhất có thể. Việc biết được số vòng tua máy khi xe đang hoạt động giúp thợ sửa xe biết được tình trạng hoạt động cũng như những vấn đề mà xe đang gặp phải.
Trên đây là một số thông tin về những thông số bạn cần biết trong quá trình sử dụng xe. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin.