Motor một pha và cách xác định các đầu dây của motor một pha

0
2 loại động cơ điện phổ biến
Các loại động cơ điện thông dụng hiện nay
Motor một pha và cách xác định các đầu dây của motor một pha
Đánh giá bài viết

Ngày nay motor 1 pha đã và đang khá được nhiều người dùng quan tâm. Tuy nhiên để sử dụng chúng hiệu quả, chúng ta cần nối chính xác các  đầu dây  của động cơ với nguồn cần sử dụng. Điều này đã và đang được nhiều  người quan tâm, tìm hiểu. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề tương tự hãy tham khảo bài viết dưới đây về một số thông tin của motor 1 pha và cách xác định đầu dây của motor 1 pha.

2 loại động cơ điện phổ biến
Các loại động cơ điện thông dụng hiện nay

Motor 1 pha là gì?

Motor điện 1 pha là loại động cơ mà dây quấn Stato của nó chỉ bao gồm 1 cuộn dây pha, đồng thời nguồn cấp là 1 dây pha và một dây nguội.  Tuy nhiên nếu chỉ với cấu tạo như trên động cơ 1 pha sẽ không thể hoạt động được bởi theo nguyên lý  nếu chỉ có 1 cuộn dây pha thì  từ trường được tạo ra là từ trường đập mạch.   Vì vậy người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để động cơ có thể hoạt động.

Cấu tạo của động cơ điện một pha

Xét về cấu tạo, nhìn chung các loại motor điện 1 pha đều được cấu thành từ hai phần chính là phần tĩnh và phần quay.

Phần tĩnh của động cơ

Phần tĩnh của động cơ hay còn được gọi với cái tên Stato. Phần này bao gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn. Phần lõi thép thực hiện chức năng dẫn từ của máy được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện có độ dày từ 0.35 đến 0.5mm. Bộ phận này có dạng trụ rồng với lá thép  được dập theo hình vành khăn. Phần phía trong lõi có thiết kế xẻ rãnh để đặt dây quấn sau đó được thao tác phủ sơn khi khép lại.

Ngoài ra, dây quấn Stato làm từ chất liệu đồng hoặc nhôm sau đó được đặt tại các rãnh của lõi thép.  Ngoài hai bộ phận trên, phần tĩnh của động cơ còn bao gồm nhiều bộ phận phụ có chức năng bảo vệ, hỗ trợ cho hoạt động của động cơ. Chúng ta có phần vỏ máy với chức năng giữ chặt lõi thép, vỏ máy thường được làm từ nhôm hoặc gang. Bên cạnh đó nhờ thiết kế hai đầu có nắp được làm cùng chất liệu với vỏ máy giữ nhiệm vụ đỡ cho trục quay của roto.

Động cơ điện 1 pha
Motor điện 1 pha được nhiều người lựa chọn sử dụng

Phần quay của động cơ

Phần quay hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi Roto.  Bộ phận này cũng bao gồm 3 bộ phận là lõi thép, trục máy và dây quấn. Hiện nay chúng ta đang sử dụng hai loại roto bao gồm roto lồng sócroto dây quấn.

Đầu tiên khi nói về roto dây quấn chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Loại roto này có dạng dây quấn tương tự như Stato. Loại roto này có kết cấu tương đối phức tạp với giá thành cao. Tuy nhiên chúng có ưu điểm nổi trội bởi sở hữu momen quay  có sức mạnh tương đối lớn.

Một loại roto khác cũng dần trở lên tương đối thông dụng là roto lồng sóc. Khác với hai loại trên, loại roto này có cấu trúc rất khác so với dây quấn của Stato. Để có thể chế tạo ra nó chúng ta cần thực hiện những thao tác đúc nhôm vào rãnh của roto . Điều này giúp tạo thành các thanh nhôm đồng thời được nối ngắn mạch tại hai đầu với các cánh quạt được trang bị với nhiệm vụ làm mát khi chúng hoạt động.

Cấu tạo bên trong động cơ điện 1 pha
Bên trong động cơ điện 1 pha

Phần dây quấn được tạo từ các thanh nhôm và hai vòng ngắn mạch có hình dạng như một cái lồng nên gọi là roto lồng sóc. Các đường rãnh trên roto thông thường được dập xiên với trục, nhằm cải thiện đặc tính mở máy và giảm bớt hiện tượng rung chuyển do lực điện từ tác dụng lên rôto không liên tục.

Cách xác định đầu dây motor 1 pha

Đối với những loại motor thường sẽ bao gồm 4 cuộn dây với 5 đầu dây bao gồm R, S, Hi, Me, Lo.  Trong đó:

Cách xác định đầu dây motor 1 pha
Cách xác định đầu dây của motor điện một pha

Lo là loại dây  chạy tốc độ thấp

Me là dây với tốc độ trung bình

Hi  là dây tốc độ cao

S là dây dùng cho khởi động

R là dây chạy

Sau khi đã nắm rõ được 5 đầu dây trên  chúng ta có thể xác định chúng như sau:

Đầu tiên dùng đồng hồ VOM  thực hiện thao tác đo điện trở của 10 cặp điện trở của 5 đầu dây. Chúng ta có thể xác định được cặp RS bởi chúng có điện trở lớn nhất trong tất cả các cặp dây. Như vậy chúng ta đã xác định được 2 dây và sẽ còn lại 3 dây cần chúng ta xác định.

Để xác định đâu là dây R đâu là S chúng ta thực hiện như sau: Lần lượt đo điện trở giữa 3 loại dây còn lại với 2 dây R, S. Dây nào cho  điện trở cao hơn đó chính là R và đương nhiên dây cho điện trở thấp hơn là dây S.

Cũng cùng thao tác đó khi chúng ta đo điện trở giữa 3 loại dây còn lại với R dây nào cho điện trở lớn nhất là Lo, trung bình là Me và cuối cùng thấp nhất sẽ là Hi. Kết quả trên sẽ ngược lại nếu chúng ta sử dụng dây S thay cho dây R.

Có thể bạn quan tâm:

Motor 3 pha và những thông tin bạn cần biết

Trên đây là  một số thông tin chúng tôi chia sẻ với bạn về Motor một phacách xác định đầu dây của motor một pha. Mong rằng bài viết trên có thể giúp ích  cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin.