Vòng xoay Lăng Cha Cả ở đâu? Khám phá bí mật về Lăng Cha Cả

0
Rất nhiều phương tiện giao thông qua lại tấp nập hàng ngày tại nút giao
Rất nhiều phương tiện giao thông qua lại tấp nập hàng ngày tại nút giao
Vòng xoay Lăng Cha Cả ở đâu? Khám phá bí mật về Lăng Cha Cả
Đánh giá bài viết

Vòng xoay Lăng Cha Cả ở đâu chắc chắn là câu hỏi thắc mắc mà nhiều bạn đặt ra khi bước chân tới Sài Gòn, vì đây không chỉ là một nút giao giao thông quan trọng của thành phố mà còn từng là nơi chôn cất của một vị giám mục nổi tiếng thời xưa. Cùng thegioimay.org lần theo vết tích lịch sử để khám phá thêm về địa điểm này nhé!

Vòng xoay Lăng Cha Cả ở đâu?

Vòng xoay Lăng Cha Cả ở đâu
Vòng xoay Lăng Cha Cả ở đâu? Chính là ở đường Hoàng Văn Thụ – quận Tân Bình

Vòng xoay Lăng Cha Cả nằm tại phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một nút giao giao thông quan trọng, nối các đoạn giao cắt của đường Cộng Hòa, đường Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn và Lê Văn Sỹ và Bùi Thị Xuân lại với nhau.

Đúng như tên gọi, vòng xoay Lăng Cha Cả hiện nay có hình tròn với trung tâm là một khối địa cầu có màu xanh – đỏ bắt mắt.

Khu vực này thời xưa chính là lăng mộ của một vị linh mục nổi tiếng, được mệnh danh là “Cha Cả”. Lăng mộ có diện tích lên tới 2000m2 và được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.

Lăng Cha Cả có còn tồn tại đến ngày nay không?

Thực ra hiện nay, lăng Cha Cả không còn tồn tại nữa. Lăng mộ đã bị phá dỡ, san phẳng vào năm 1983 để lấy đất làm đường giao thông. Phần sót lại duy nhất của lăng là điểm tròn làm vòng xoay (bùng binh), nay đã được gắn lên đó biểu tượng một quả địa cầu.

Vì tồn tại trong thời gian dài nên cái tên “Lăng Cha Cả” đã đi sâu vào ký ức của mỗi người dân ở khu vực gần Tân Sơn Nhất. Dù lăng mộ không còn nhưng cái tên ấy vẫn còn được giữ gìn và sử dụng tới ngày nay.

Khám phá bí mật về Lăng Cha Cả

Trong phần sau đây, hãy cùng tìm hiểu Cha Cả là ai? Lăng Cha Cả có bí mật gì nhé!

Cha Cả là ai? Vì sao lại có lăng mộ lớn tới vậy?

Cha Cả là vị giám mục có công với nhà Nguyễn, tên là Bá Đa Lộc
Cha Cả là vị giám mục có công với nhà Nguyễn, tên là Bá Đa Lộc

“Cha Cả” là cái tên được dùng để gọi linh mục Bá Đa Lộc (1741 – 1799). Ông thực chất là một người Pháp tên là Pierre Pigneaux. Ban đầu, Cha cả là một linh mục của Giáo Hội thuộc truyền giáo hải ngoại của Pháp. 

Vào tháng 9 năm 1765, Bá Đa Lộc lên đường sang Việt Nam với mục đích là để truyền giáo. Sau đó, ông giảng dạy tại trường truyền giáo hải ngoại Pháp có địa chỉ tại Hòn Đất. Vào năm 31 tuổi, tức 1772, Bá Đa Lộc được sắc phong lên thành giám mục, đảm nhận công tác truyền giáo trong khu vực Đàng Trong.

Cũng nhờ cơ duyên này mà ông có cơ hội gặp và phò tá Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn trong suốt 24 năm. Ngay từ khi Nguyễn Ánh chỉ là một thiếu niên 15 tuổi, ông đã sát cánh bên cạnh vị chúa trẻ cho tới khi phần thắng dần nghiêng về nhà Nguyễn. Theo số liệu từ nhiều nghiên cứu lịch sử, Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh có mối giao tình khá tốt. 

Đã từng có lần Nguyễn Ánh muốn cầu viện Pháp để đánh nhà Tây Sơn mà chấp nhận đưa ấn triện cùng với con trai là Nguyễn Phúc Cảnh sang làm con tin. Và người được vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn tin tưởng giao con trai cho không ai khác chính là Bá Đa Lộc. 

Bức tượng Cha Cả và thái tử Nguyễn Phúc Cảnh xưa kia được đặt tại trước nhà thờ Đức Bà - Sài Gòn
Bức tượng Cha Cả và thái tử Nguyễn Phúc Cảnh xưa kia được đặt tại trước nhà thờ Đức Bà – Sài Gòn

Mặc dù Pháp đã ký hiệp ước nhưng sau đó lại nuốt lời không thực hiện nhưng Cha Cả đã tự thành lập lực lượng để cứu viện Nguyễn Ánh. Điều này càng khẳng định mối quan hệ giữa Cha Cả và Nguyễn Ánh là mối quan hệ khá thân thiết.

Ngoài có công lao giúp Nguyễn Ánh ra thì Bá Đa Lộc cũng được ghi nhận là một trong những người có công đưa chữ Latinh vào Việt Nam khi cho ra đời cuốn từ điển Dictionarium Anamitico Latinum – Đây là cuốn từ điển chữ Quốc ngữ thứ nhì. Đáng tiếc là vào thời điểm đó, Bá Đa Lộc đã soạn xong cuốn sách nhưng nó lại chưa được in ấn, xuất bản rộng rãi.

Năm 1799, tại trận vây thành Quy Nhơn – Thị Nại, Cha Cả qua đời do b.ệ.n.h nặng. Sau đó, ông được đưa về an táng tại ngôi nhà cũ thuộc tỉnh Gia Định xưa (Nay thuộc địa phận của tp Hồ Chí Minh, Long An và Tây Ninh).

Bá Đa Lộc được Nguyễn Ánh coi như một công thần, sắc phong là Bi Nhu Quận Công nên khi ông mất đi, Nguyễn Ánh không những đã tổ chức một đám tang hết sức đặc biệt với 12 nghìn người tham gia mà còn cho xây dựng một lăng mộ bề thế, hoành tráng, chính là “Lăng Cha Cả”.

Lịch sử hình thành của Lăng Cha Cả là gì?

Lăng Cha Cả cuối thế kỷ XIX có diện tích rộng lớn, lên đến 2000 m2
Lăng Cha Cả cuối thế kỷ XIX có diện tích rộng lớn, lên đến 2000 m2

Lăng Cha Cả được xây dựng ngay sau khi Bá Đa Lộc mất vào năm 1799, tại khu vực gần nhà cũ của vị giám mục này (thuộc vườn Xoài, Tân Sơn Nhất, phía Tây Bắc Sài Gòn). Nguyễn Ánh giao cho giám mục Barthélemy Sang phụ trách việc xây lăng mộ.

Ngôi mộ được xây theo kiểu kiến trúc mang đậm chất Việt Nam mặc dù Bá Đa Lộc là một người Pháp. Nằm trên diện tích rộng lớn lên đến 2000m2, lăng Cha Cả gồm một dãy nhà được lợp mái ngói, cột và vách nhà làm từ chất liệu gỗ quý, gồm có bình phong, hậu cung, bái đường. Ngay phía trước lăng là một tấm bia lớn có chạm khắc hình một con vật giống như Long Mã. 

Đến thế kỷ XX, khu vực Tân Sơn Nhất ngày càng phát triển, đi lên, được sáp nhập vào Sài Gòn. Sân bay Tân Sơn Nhất mà chúng ta thấy bây giờ vốn dĩ đã được hình thành từ thời điểm đó. Ở khu vực này còn có trụ sở của Bộ Tổng tham mưu của Việt Nam cộng hòa (Nằm về phía Bắc Lăng Cha Cả). Phía Tây của lăng còn có một bến đò lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân khu vực.

Trải qua thời kỳ phát triển của đô thị, ngày càng nhiều công trình mọc lên gần khu vực Lăng Cha Cả. Điều này khiến cho diện tích của lăng bị thu hẹp lại không ít. Cuối cùng, lăng mộ chỉ còn là một khu đất nhỏ hình vòm nằm lọt thỏm ở đường Võ Tánh.

Nhiều công trình khác được xây dựng khiến lăng Cha Cả bị thu hẹp diện tích
Nhiều công trình khác được xây dựng khiến lăng Cha Cả bị thu hẹp diện tích

Đến năm 1980, dưới thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Lăng Cha Cả đã bị ban lệnh phải giải tỏa để giải phóng mặt bằng. Đến ngày 2/3/1983 thì lăng chính thức bị san phẳng. Di hài của giám mục Bá Đa Lộc cũng được di dời, giao lại cho lãnh sự quán Pháp để đưa về quê hương của ông.

Di tích còn sót lại duy nhất của Lăng Cha Cả là chiếc vòng tròn bùng binh trên đường Hoàng Văn Thụ, còn tồn tại cho tới ngày nay. Mặc dù di tích đã không còn nhưng cái tên vẫn được giữ nguyên, trở thành tên gọi của nút giao giao thông quan trọng tại phường 4, quận Tân Bình.

Kiến trúc Lăng Cha Cả có gì đặc biệt?

Lăng Cha Cả khi nhìn từ chính diện có thể thấy rõ hình ảnh bình phong
Lăng Cha Cả khi nhìn từ chính diện có thể thấy rõ hình ảnh bình phong

Như đã nói ở trên, Lăng Cha Cả mang đậm nét kiến trúc cổ truyền của Việt Nam, rất kín kẽ, trông như một cái đình bao gồm: Bái đường (Sân chầu), hậu cung (Hay còn gọi là chính tẩm). 

Vách bên ngoài lăng, cột trụ được làm từ gỗ quý hiếm cùng với tấm bia khắc
Vách bên ngoài lăng, cột trụ được làm từ gỗ quý hiếm cùng với tấm bia khắc

Tổng thể lăng là ngôi nhà được lợp ngói âm dương, cột và vách nhà làm từ gỗ quý hiếm. Chính mộ là cái sập đá to, các cửa gỗ bao kín được đặt xung quanh. Phía trước mộ có đặt một tấm bia lớn, ghi lại công lao của vị giám mục người Pháp.

Tấm bia và phù điêu có huy hiệu giám mục nằm bên trong lăng
Tấm bia và phù điêu có huy hiệu giám mục nằm bên trong lăng

Bên ngoài sân bái đường là bình phong với những nét chạm trổ tinh xảo, có hình một linh vật nửa rồng, nửa ngựa, trông khá giống với long mã. Hai bên bình phong là hai bức tượng đá tựa vào, càng tạo thêm vẻ bề thế, uy nghi.

Bí ẩn đằng sau Lăng Cha Cả được hé lộ

Có một sự thật mới được hé lộ về Lăng Cha Cả, đó là theo nhà nghiên cứu Lý Nhân Phan Thứ Lang, khi giám mục Bá Đa Lộc mới mất thì thi hài của ông có thể được đưa về chôn cất tại Nha Trang (Khánh Hòa) chứ không phải là ở Lăng Cha Cả.

Tại làng Ngọc Hội cách thành phố Nha Trang 3km, người ta phát hiện ra một lăng mộ khác có khắc chữ “Cốt báo thâm ân” ở hai bên, còn ở giữa thì ghi chữ “Bá Đa Lộc chi mộ” bằng chữ Hán. Phía sau ngôi mộ này còn có biểu tượng của một cây thánh giá (Biểu tượng của Kitô giáo). Khi thực hiện khai quật vào năm 1925 thì đúng là có thấy dấu hiệu của di hài.

Như vậy, có thể đoán rằng do Nguyễn Ánh khi đó còn đang phải chống lại nhà Tây Sơn nên đã chôn cất Bá Đa Lộc ở một khu vực khác, còn Lăng Cha Cả vốn chỉ được xây với mục đích đánh lạc hướng, phân tán sự chú ý mà thôi. Có lẽ vị vua đầu tiên của triều Nguyễn này không muốn có ai đó tới quấy rầy nơi an nghỉ của một công thần của ông.

Cho tới năm 1925, người Pháp mới tới Nha Trang để lấy di cốt của Bá Đa Lộc đặt vào chỗ cũ là Lăng Cha Cả.

Một số hình ảnh đặc sắc về kiến trúc lăng Cha Cả 

Dưới đây là một vài hình ảnh đặc sắc về công trình kiến trúc lăng mộ được xây trong thời Pháp thuộc xưa:

Vài hình ảnh về lăng Cha Cả trước 1975

Hình ảnh về lăng mộ của giám mục Bá Đa Lộc năm 1867
Hình ảnh về lăng mộ của giám mục Bá Đa Lộc năm 1867
Một tấm ảnh màu hiếm hoi về lăng Cha Cả năm 1970
Một tấm ảnh màu hiếm hoi về lăng Cha Cả năm 1970

Hình ảnh lăng Cha Cả ngày nay ra sao?

Hình ảnh quả địa cầu xanh - đỏ tại vòng xoay hiện nay
Hình ảnh quả địa cầu xanh – đỏ tại vòng xoay hiện nay
Rất nhiều phương tiện giao thông qua lại tấp nập hàng ngày tại nút giao
Rất nhiều phương tiện giao thông qua lại tấp nập hàng ngày tại nút giao

Lời kết

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho: Vòng xoay lăng Cha Cả ở đâu, có thêm hiểu biết về vị Cha Cả này cũng như khám phá được bí ẩn đằng sau lăng mộ bề thế, hoành tráng thời xưa. Nếu bạn thấy bài viết cung cấp thông tin hữu ích, dễ hiểu thì hãy đánh giá 5 sao cho thegioimay.org trước khi rời đi nhé! Hẹn gặp lại bạn ở bài viết lần sau!