Would you mind + gì? Nắm vững cấu trúc & cách sử dụng would you mind

0
would you mind + gì
Would you mind + gì? Would you mind v gì?
Would you mind + gì? Nắm vững cấu trúc & cách sử dụng would you mind
5 (100%) 1 vote

Would you mind là cụm từ được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh. Vậy bạn có biết sau would you mind + gì không, cấu trúc và cách sử dụng của cụm từ này như thế nào? Tìm ngay lời giải đáp ngắn gọn qua bài viết dưới đây cùng thegioimay.org nhé!

Would you mind là gì?

would you mind + gì
Would you mind là gì trong tiếng Anh?

Would you mind trong tiếng Anh là một cách hỏi, cách đề nghị người khác giúp đỡ hay làm gì đó. Khi dùng would you mind tức là bạn đang nói với văn phong trang trọng, lịch sự.

Dịch theo nghĩa tiếng Việt, would you mind nghĩa là: Bạn có cảm thấy phiền nếu…. hay bạn có thể vui lòng…

Would you mind có ý nghĩa tương đồng với do you mind. Do đó, nếu bạn thay thế hai từ này cho nhau thì câu vẫn sẽ mang nghĩa không đổi.

Ví dụ đơn giản:

  • Would you mind turning on the refrigerator, please? Bạn có thể vui lòng bật tủ lạnh lên được không?
  • Would you mind closing the faucet? Bạn có thể vui lòng đóng vòi nước được không?
  • Would you mind if I borrowed your book a little? Bạn thấy phiền nếu tôi mượn quyển sách của bạn một lát không?
  • Would you mind if I smoked here? Bạn có thấy phiền nếu tôi hút thuốc ở đây không?

Đương nhiên là nếu bạn dùng câu hỏi này thì bạn đang phải ở ngoài trời, chứ không thể ở nhà hay nơi công cộng mà hút thuốc được phải không?

Would you mind + gì đằng sau?

would you mind + gì
Would you mind + gì? Would you mind v gì?

“Sau would you mind + gì?” là câu hỏi mà thường xuyên có bạn thắc mắc, bởi vì nó là một dạng câu hỏi xuất hiện rất nhiều trong bài kiểm tra tiếng Anh, từ bậc phổ thông cho tới bài đánh giá năng lực ngoại ngữ như toeic hay ielts.

Có nhiều bạn nhầm lẫn rằng “would you mind to V” hay would you mind my + N để chỉ danh từ nhưng tất cả đều không phải là cấu trúc đúng.

Đằng sau “would you mind” sẽ thường cộng với V-ing để biểu thị ý nghĩa: Bạn có phiền nếu làm việc gì đó không?

Ngoài ra, một cấu trúc khác của would you mind cũng được sử dụng nhiều là: “would you mind if…”. Trong trường hợp này, phía sau “if” sẽ là một mệnh đề bao gồm chủ ngữ kèm động từ được chia ở dạng quá khứ. Tiếp theo đó là tân ngữ ở cuối câu.

Dịch nghĩa ra thì would you mind if thể hiện rằng: Bạn có phiền nếu ai đó hoặc cái gì đó thực hiện một hành động gì không?

Cấu trúc would you mind

would you mind + gì
Cấu trúc would you mind + gì

Would you mind có hai cấu trúc cơ bản. Để tóm tắt ngắn gọn và giúp bạn dễ hình dung hơn, hãy theo dõi cấu trúc would you mind dưới đây:

Sau would you mind + v-ing

Would you mind + V-ing +….?

Đây là cấu trúc sau would you mind cộng với V-ing.

Ví dụ: 

  • Would you mind showing me the way to the university?
    Bạn có thể vui lòng chỉ cho tôi đường đến trường đại học không?
  • Would you mind helping me carry these luggage?
    Bạn có thể vui lòng giúp tôi vác hành lý này không?

Cấu trúc would you mind if

Would you mind if + S + V quá khứ (ed/PII) +…?

Ở cấu trúc này, sau would you mind còn có từ if và cả một mệnh đề phía sau.

Ví dụ:

  • Would you mind if I turned off the washing machine?
    Bạn có phiền không nếu tôi tắt máy giặt đi?
  • Would you mind if my children played with these toys?
    Bạn có phiền nếu con tôi chơi với những đồ chơi này không?

Cách trả lời cho từng trường hợp would you mind + gì

cách trả lời câu hỏi trong tiếng anh
Cách trả lời cho từng cấu trúc would you mind

Sau khi đã biết would you mind + gì, cách đặt câu hỏi khi sử dụng cấu trúc would you mind thì chúng ta cũng cần phải biết cách trả lời khi người khác hỏi lại chúng ta câu đó.

Cách trả lời chuẩn cho would you mind ving

Nếu bạn đồng ý lời đề nghị từ người kia, bạn có thể sử dụng các cách sau:

  • No, I don’t mind. Tức là không, tôi không thấy phiền đâu.
  • No, of course not. Nghĩa là: Không, đương nhiên là không phiền rồi.
  • Not at all, chỉ rằng: Không hề phiền.
  • No problem. Câu trả lời ngắn gọn này có nghĩa là: Bạn thực hiện công việc được đề nghị đó mà chẳng vấn đề gì.
  • Never mind. Dịch ra là: Không có gì.
  • You’re welcome. Câu này được sử dụng rất nhiều khi được người khác cảm ơn hoặc nhờ vả, ý nói rằng: Không sao đâu.
  • Help yourself: Bạn hãy cứ tự nhiên.

Không phải lúc nào chúng ta cũng đồng ý với đề nghị từ người khác, nhất là trong trường hợp đề nghị, yêu cầu đó khó thực hiện hoặc quá đáng. Lúc này, bạn hãy từ chối với các cách sau:

  • Sorry, but I can’t. Nghĩa là: Xin lỗi, tôi không thể làm được.
  • Sorry. That is not possible. Câu này nói tới: Xin lỗi. Nhưng điều đó là không thể thực hiện được.
  • I am afraid I can’t… Nghĩa tiếng Việt: Tôi e rằng là tôi không thể…
  • I wish I could help you but…. Nếu dùng câu này, điều bạn nói sẽ có nghĩa là: Tôi ước rằng tôi có thể giúp bạn, nhưng…. Hãy nhớ, khi dùng cấu trúc trên, bạn phải có lý do để “điền” vào sau từ but nhé.

Cách trả lời cho would you mind if lịch sự

Tương tự như would you mind… thì would you mind if cũng có hai trường hợp xảy ra. Một là bạn đồng ý, hai là bạn từ chối lời đề nghị.

Nếu đồng ý, một số mẫu câu như sau sẽ hữu ích với bạn:

  • Please do: Nghĩa là cứ làm đi.
  • Please go ahead: Bạn cứ tự nhiên đi
  • Sure: Ý bạn muốn nói là “chắc chắn rồi”.
  • I can: Tôi có thể giúp được bạn.
  • No. That would be fine. Nghĩa tiếng Việt: Không có gì, bạn hãy cứ thực hiện đi.
  • No. I don’t mind: Không có gì cả, tôi không phiền đâu.

Ngược lại, nếu từ chối thì bạn hãy dùng những mẫu câu sau để thể hiện sự lịch sự với người hỏi và không quá “phũ phàng”:

  • I’d prefer you didn’t: Tôi nghĩ bạn không nên làm vậy đâu.
  • I am sorry. That is not possible. Câu này nói rằng: Tôi xin lỗi, không thể được.
  • I’d rather/prefer you didn’t. Nghĩa là: Tôi nghĩ bạn không làm thì tốt hơn.

>>> Bài viết tham khảo: Phân biệt thái ấp – điền trang là gì? Ý nghĩa và vai trò của chúng

Kết luận

Vậy là bạn đã có cho mình câu trả lời would you mind + gì qua bài viết trên đây. Mong rằng bạn sẽ biết cách sử dụng cụm từ would you mind thật chính xác và giành được điểm cao trong bài kiểm tra tiếng Anh. Đừng quên vào thăm thegioimay.org để chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhiều vấn đề khác xoay quanh ngữ pháp nhé