Xe phân khối là gì? Phân khối ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ?

0
phan-khoi-anh-huong-nhu-the-nao-den-toc-do-cua-xe
Xe phân khối là gì? Phân khối ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ?
5 (100%) 2 votes

Nếu đã từng điều khiển xe thì ít nhiều chú ta đã từng nghe tới cụm từ phân khối hay xe phân khối. Vậy xe phân khối là gì? Phân khối liệu có ảnh hưởng tới tốc độ của xe hay không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết ngay bên dưới đây.

Xe phân khối là gì?

Một trong những thông số kỹ thuật ở mỗi chiếc xe mà chúng ta không thể bỏ qua là phân khối. Vậy xe phân khối là gì? Đây là đơn vị của dung tích buồng đốt của động cơ xe hay chính là thể tích của xi lanh.

Phân khối có đơn vị đo là cm3 và thường được gọi là phân khối. Ở xe máy dung tích xi lanh được đo bằng cm3 nhưng ở ô tô chúng ta không dùng đơn vị này mà thay bằng lít. Ví dụ như một xe 2.0 có nghĩa là xe này có dung tích 2 lít.

  xe-phan-khoi-la-gi

Xe phân khối lớn

Để có thể tích được phân khối của xe chúng ta cần tới hai thông số đó là đường kính piston cũng như hành trình piston.

Khi có hai thông số này chúng ta áp dụng công thức:

V = (r2 x π x hành trình piston)/100

Ví dụ xe Air Blade có đường kính piston là 52,4mm, hành trình piston là 57,9mm. Khi đó dung tích xi lanh của xe Air Blade sẽ là [(52,4/2)2 x 3,14 x 57,9]/1000 = 124,7 ≈ 125 cc. 

Dựa vào phân khối mà hiện nay chúng ta có thể chia xe máy ra thành nhiều loại khác nhau.

Những chiếc xe máy có gắn động cơ có phân khối dưới 50cc thì được gọi là xe gắn máy. Các mẫu xe gắn máy phổ biến này chính là Honda Dream 50, Honda Little Cub, Honda Today, SYM Elite, SYM Angela, Yamaha Exciter 50,… Những dòng xe gắn máy có phân khối nhỏ này phù hợp với học sinh, sinh viên do không yêu cầu giấy phép lái xe.

cac-loai-xe-phan-khoi-lon

Honda Air Blade có dung tích xi lanh là 125 phân khối

Những chiếc xe có dung tích xi lanh trên 50 phân khối thì được gọi là xe mô tô. Tuy nhiên ở phân khúc này lại được chia ra làm hai nhánh nhỏ là xe Underbone và xe phân khối nhỏ.

>> Xem thêm: underbone là gì? Vì sao xe underbone lại được giới trẻ ưa chuộng

Cả hai dòng xe này đều có dung tích xi lanh từ 50 đến dưới 175 phân khối. Tuy nhiên những model xe số có bình xăng ở dưới yên sẽ được xếp vào dòng underbone như Winner, Raider, Exciter, Wave, Future, Sirius,… Những model xe có bình xăng trần sẽ được xếp vào hàng xe phân khối nhỏ như FZ150, CB150R, R15, GSX-S150,…

Còn lại, những chiếc xe có dung tích xi lanh trên 175cc thì được xếp vào dòng xe phân khối lớn.

Phân khối ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ của xe?

Không ít người có suy nghĩ là xe có phân khối càng lớn thì xe chạy càng nhanh, tốc độ càng lớn. Điều này là hoàn toàn sai. Trên xe máy, phân khối không đại biểu cho tốc độ của xe mà nó chỉ là một trong các yếu tố giúp cho xe nhanh và khỏe hơn.

Một chiếc xe có phân khối nhỏ hoàn toàn có khả năng chạy khỏe và nhanh hơn xe phân khối lớn trong một quãng đường nhất định. Cũng không phải một chiếc xe có dung tích 150 phân khối thì xe có thể đi được 150km/h. Cụ thể như một chiếc xe có dung tích xi lanh là 125cc nhưng sử dụng động cơ 2 thì với thiết kế thể thao có thể cho vận tốc cực đại đạt 180km/h. Nhưng một chiếc xe có dung tích xi lanh lên tới 150cc nhưng với thiết kế phổ thông thì tốc độ chỉ đạt 140km/h.

phan-khoi-anh-huong-nhu-the-nao-den-toc-do-cua-xe

Honda CBR150 thuộc dòng xe phân khối nhỏ

Những chiếc Cruiser, Chopper thường có phân khối lớn lên tới trên 1000cc với thiết kế đồ sộ (Harley Davidson, Honda Shadow, Kawasaki Vulcan,…) thường có công suất dưới 100 mã lực và tốc độ chỉ đạt khoảng 160km/h là kịch kim. 

Nhưng những model xe Honda CRB, Yamaha R1, Suzuki GSX,… với phân khối khoảng 800 – 1000cc nhưng có công suất khoảng 170 mã lực thì tốc độ có thể đạt tới 300km/h.

Từ đó ta có thể thấy phân khối không hề liên quan tới tốc độ của xe. Tốc độ, sức mạnh của xe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là loại xe, công nghệ xe, mục đích sử dụng.

>>Xem thêm: Mã lực là trên ô tô là gì? Những điều chưa biết về mã lực

Đến đây hẳn quý vị đã phần nào hiểu hơn về phân khối của xe. Tùy vào đối tượng sử dụng xe mà mua những dòng xe có phân khối cho phù hợp. Chỉ có duy nhất những dòng xe gắn máy dưới 50cc mới không cần giấy phép lái xe.  Hy vọng những thông tin trên đây phần nào sẽ hữu ích với quý vị trong cuộc sống thực tiễn.