Bảng đơn vị đo độ dài chuẩn| Cách học thuộc nhanh, dễ nhớ

0
Đơn vị đo là gì? Có mấy loại chính?
Đơn vị đo là gì? Có mấy loại chính?
Bảng đơn vị đo độ dài chuẩn| Cách học thuộc nhanh, dễ nhớ
5 (100%) 1 vote

Bảng đơn vị đo độ dài chắc chắn là một kiến thức không hề xa lạ với các bé khi còn học ở bậc Tiểu học. Nhưng các bé thường gặp khó khăn khi phải nhớ hết các đơn vị và đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác. Vậy làm sao để học thuộc kiến thức này nhanh chóng, đơn giản? Bí quyết sẽ được nêu ở bài viết dưới đây của thegioimay.org, mời bạn theo dõi nhé!

Tìm hiểu đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị đo là gì? Có mấy loại chính?
Đơn vị đo là gì? Có mấy loại chính?

Đơn vị đo độ dài là một đại lượng được dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm bất kì trong không gian. Qua đó, so sánh độ lớn giữa các đại lượng khác nhau. Khi tiến hành đo, hai điểm phải ở một vị trí cố định và không thay đổi theo thời gian.

Đơn vị đo chiều dài được sử dụng nhiều nhất là: Mét (Kí hiệu: m).

Bảng đơn vị đo độ dài chi tiết, dễ hiểu 

Mặc dù mét là một đơn vị đo được coi là quy chuẩn, được sử dụng rộng rãi nhưng để đo được hết các loại khoảng cách xa – gần, người ta cần sử dụng nhiều đơn vị đo độ dài khác, cụ thể, bạn có thể quan sát qua bảng sau:

Đơn vị lớn hơn mét Mét Đơn vị nhỏ hơn mét
km hm dam m dm cm mm
Ki – lô – mét Héc – tô – mét Đề – ca – mét Mét Đề – xi – mét Xăng – ti – mét Mi – li – mét
1km = 1000m = 10hm 1hm = 100m = 10dam 1dam = 10m 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 1dm = 10cm = 100mm 1cm = 10mm 1mm 

Bảng đo độ dài các đơn vị đo cơ bản ở bậc Tiểu học

Kiến thức nào về độ dài được dạy ở Tiểu học?

Bảng đơn vị đo độ dài từ lớp 2, 3, 4, 5 
Bảng đơn vị đo độ dài từ lớp 2, 3, 4, 5
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 2: Vì ở chương trình Toán lớp 2, các bé mới học tới nhân, chia, cộng, trừ trong phạm vi 100 nên hai đơn vị đo độ dài được giảng dạy là cm (Xăng – ti – mét) và dm (Đề – xi – mét).
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 3: Đến lớp 3, các bé đã được làm quen với phép tính trong phạm vi 1000 nên bảng đo độ dài được các cô giáo giảng dạy đã đủ tất cả 7 đơn vị đo là: km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 4: Ở chương trình lớp 4, học sinh đã được làm quen với đơn vị đo diện tích, bao gồm km2, m2 chứ không chỉ đơn thuần là đơn vị đo độ dài nữa.
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 5: Sau khi đã thành thạo 2 đơn vị đo diện tích cơ bản là km2, m2 thì sau đó, các bé đã được trang bị thêm kiến thức về 5 đơn vị đo còn lại, bao gồm: dam2, hm2, mm2, cm2.

Có thể bạn quan tâm:

Mẹo học thuộc bảng đơn vị đo độ dài nhanh, đơn giản

Áp dụng kiến thức vào thực tế giúp con hào hứng hơn
Áp dụng kiến thức vào thực tế giúp con hào hứng hơn

Mặc dù chương trình toán học ở bậc tiểu học khá đơn giản nhưng nếu phải học thuộc tất cả 7 đơn vị đo độ dài cùng với cách quy đổi của nó thì công việc này sẽ rất khó khăn với các bạn nhỏ. 

Nhưng ba mẹ đừng lo, để con có thể học thuộc bảng đơn vị đo độ dài dễ dàng hơn, thegioimay.org gợi ý ba mẹ những cách sau:

  • Chế tên thứ tự đơn vị đo độ dài thành bài hát, giai điệu hoặc vần thơ: Chúng ta có thể biến hóa những chữ cái khô khan thành một bản nhạc hoặc một câu thơ ngắn. Như vậy, bé nhà bạn có thể học thuộc bảng đơn vị đo độ dài nhanh hơn gấp 20 lần cách học cũ.

Ví dụ: “Mcon định mua chai dấm hôm kia”. Những chữ cái được in đậm chính là thứ tự đơn vị đo độ dài: mm – cm – dm – m – dam – hm – km. Tùy theo sức sáng tạo của bạn, mà bạn có thể chế thành nhiều bài thơ hay bài hát vui nhộn hơn.

  • Để bé làm thật nhiều bài tập: “Trăm hay không bằng tay quen”, trong Toán học, có một cách học công thức rất hữu hiệu đó là làm nhiều bài tập. Khi trải qua nhiều dạng bài tập khác nhau thì não chúng ta sẽ dần quen với dạng bài tập đó và biến nó thành phản xạ. Dần dần, bé sẽ ngày càng phát ứng nhanh hơn trước bảng đơn vị đo độ dài nhờ cách này.
  • Tạo nên trò chơi hữu ích, giúp bé rèn luyện: Ba mẹ có thể viết ra một câu hỏi về bảng đơn vị đo độ dài rồi tạo ra 3 – 4 đáp án ra những mẩu bìa khác nhau cho bé lựa chọn. Chỉ cần biến tấu cách hỏi – trả lời một chút là đã có thể giúp bé hứng thú hơn rất nhiều trong học tập.
  • Cho bé áp dụng kiến thức vào thực tế: Bảng đơn vị đo độ dài là một kiến thức rất hữu ích và có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể dành ra một chút thời gian chơi cùng con vào cuối tuần, để bé thực hành đo các vật dụng trong nhà bằng thước. Sau đó, bạn có thể xem lẫn chút câu hỏi chuyển đổi đơn vị đo rồi yêu cầu bé trả lời. 

Sau những lần tập luyện thường xuyên như vậy thì chắc chắn bé yêu sẽ học hỏi kiến thức thụ động (Tự động ghi nhớ vào đầu) mà không cần quá nhiều công sức .

Cách đổi đơn vị đo độ dài nhanh chóng

Bảng quy đổi đơn vị này sang đơn vị kia
Bảng quy đổi đơn vị này sang đơn vị kia

Một khi bé đã thuộc thứ tự trong bảng đơn vị đo độ dài thì việc đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác sẽ rất nhanh chóng. Quy tắc chung mà chúng ta sẽ sử dụng là: 1 đơn vị lớn hơn liền kề sẽ bằng 10 đơn vị nhỏ hơn. Ví dụ: 1m =10dm = 100cm.

  • Nếu muốn đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề thì bạn sẽ phải nhân đơn vị đó với 10. VD: 125m = 125×10 = 1250 dm = 12500 cm
  • Ngược lại, nếu muốn đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn thì bạn cần thực hiện phép tính chia 10. VD: 5hm = 5/10 = 0,5 km.

Lời kết

Vừa rồi là nội dung về bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ mà thegioimay.org đã đưa tới cho bạn. Mặc dù bảng này đối với người lớn chúng ta khá là dễ nhớ nhưng với trẻ em, đây lại là điều khó khăn. Hy vọng những mẹo học thuộc trên sẽ giúp ích được cho bạn ít nhiều. Đừng quên ghé thăm website mỗi ngày để cập nhật kiến thức, mẹo hay trong nhà nhanh hơn nhé!