Bảng đơn vị đo khối lượng và các công thức liên quan

0
khoi-luong-la-gi
Khối lượng là lượng vật chất chứa trong vật
Bảng đơn vị đo khối lượng và các công thức liên quan
5 (100%) 1 vote

Tấn, tạ, yến, kilogram,… là những đơn vị quen thuộc được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngoài những đơn vị trên, chúng còn có thêm nhiều đơn vị đo khối lượng khác. Vậy đâu là bảng đơn vị đo khối lượng chính xác nhất hiện nay? Cách quy đổi giữa những đơn vị đó như thế nào? Đừng bỏ lỡ qua những thông tin mà thegioimay.org sắp chia sẻ dưới đây nhé!

Khối lượng là gì?

Trước khi tìm hiểu về bảng đơn vị đo khối lượng, cách quy đổi và cách tính khối lượng của vật công thức tính phần trăm khối lượng, chúng ta sẽ tìm hiểu xem khối lượng là gì? 

Trong tiếng Anh, khối lượng được viết là mass. Nó là lượng vật chất chứa trong vật khi ta cân. Người ta thường dùng cân để đo khối lượng của vật. 

Ví dụ, cân nặng của kiện hàng là 200kg thì 200 là khối lượng của kiện hàng. Còn kg là đơn vị đo khối lượng của kiện hàng. 

khoi-luong-la-gi
Khối lượng là lượng vật chất chứa trong vật

Đơn vị đo khối lượng là đơn vị dùng để cân một vật cụ thể. Tùy theo kích thước của từng vật mà sử dụng các đơn vị đo khối lượng tương ứng.  Ví dụ, khối lượng của Trái Đất rất lớn nên thay sử dụng các đơn vị đo như Hg, Yến,…. Người ta thường sử dụng kg hoặc tấn để nói về trọng lượng của nó.

>>> Bài viết tham khảo: Khối lượng riêng là gì? đơn vị, công thức tính khối lượng riêng

Bảng đơn vị đo khối lượng và hướng dẫn cách quy đổi

Bảng các đơn vị đo khối lượng

Bảng đơn vị đo khối lượng được xây dựng theo nguyên tắc từ lớn đến bé theo chiều từ trái qua phải. Kilogram (kg) là đơn vị đo khối lượng trung tâm và được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.

Lớn hơn ki- lô – gam Ki – lô – gam Nhỏ hơn Ki – lô – gam
Tấn Tạ Yến Kg Hg Dag g
1 tấn 

= 10 tạ

= 100 yến

= 1000 kg

1 tạ

= 10 yến

= 100 kg

1 yến 

= 10 kg

1kg 

= 10 Hg

= 100 Dag 

= 1000 g

1Hg

= 10 Dag 

= 100 g

10 Dag 

= 10g 

Trong đó: 

  • Tấn là đơn vị đo khối lượng lớn nhất, viết là “tấn” sau số đo khối lượng.
  • Tạ là đơn vị đo khối lượng lớn thứ hai, đứng sau tấn, viết là “tạ” sau số đo khối lượng. 
  • Yến là đơn vị lớn hơn ki – lô – gam và nhỏ hơn tạ. Yến được viết là “yến” sau số đo khối lượng vật. 
  • Ki – lô – gam là đơn vị trung tâm trong bảng đơn vị đo khối lượng. Ki – lô – gam viết tắt là kg.
  • Héc – tô – gam, được viết tắt là Hg sau số chỉ khối lượng vật. 
  • Đề – ca – gam, được viết tắt là Dag sau số khối lượng của vật. 
  • Gam là đơn vị nhỏ nhất trong bảng đơn vị đo, được viết tắt là “g” sau số khối lượng. Tại Việt Nam, gam còn được gọi là lạng. 

Thông thường, để đo khối lượng của các vật nặng hàng chục đến hàng nghìn ki – lô – gam, người ta sẽ sử dụng đơn vị đo là: yến, tạ và tấn. Còn để đo khối lượng của các vật nặng hàng chục đến hàng nghìn gam, người ta sẽ sử dụng các đơn vị đo là: Dag, Hg, Kg. 

Hướng dẫn quy đổi các đơn vị đo khối lượng 

Để tránh đổi nhầm giữa các đơn vị đo, chúng ta cần phải nắm vững nguyên tắc quy đổi như sau: 

  • Mỗi đơn vị lớn gấp 10 lần so với đơn vị đứng liền sau nó. Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ, 1 tạ = 10kg.
  • Mỗi đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị đứng ngay liền trước nó. Ví dụ: 1kg = 0.1 yến, 1hg = 0.1 kg. 

Hiểu cách đơn giản hơn: 

  • Khi đổi từ đơn vị lớn, sang đơn vị bé liền kề thì nhân số đó với 10. 
  • Khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn liền kề thì chia số đó cho 10.
khoi-luong-la-gi
Cách đổi các đơn vị đo khối lượng

Một số đơn vị đo trọng lượng khác

Thực tế, ngoài những đơn vị đo trên, còn một số đơn vị đo trọng lượng khác nhưng không được hoặc không sử dụng phổ biến tại Việt Nam như:

  • Pound: 1 pound = 0.45359237kg = 453.5g 
  • Ounce: 1 ounce = 0.02835kg = 28.350g
  • Cara: Được sử dụng để đo khối lượng của các loại đá quý như đá cẩm thạch, kim cương,… Trong đó: 1 cara = 0.2g = 0.0002kg
  • Centigram, milligram: Hai đơn vị dùng để đo khối lượng vật có kích thước rất nhỏ. Chúng thường được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm. Trong đó: 1g = 100 centigram = 1000 miligram. 
  • Microgam (µg) và nanogam (ng): Đây là hai đơn vị đo khối lượng siêu nhỏ. Trong đó, 1 µg = 0.000001g và 1 ng = 1.10-9g. 

Dưới đây là bảng đo khối lượng của một số hạt cấu tạo nên phân tử: 

Tên hạt  Khối lượng
Electron  9.1094 × 10−31 kg
Proton 1.6726*10−27 kg
Nơtron  1.6748*10−27 kg

>>> Bài viết tham khảo: Khối lượng tịnh là gì? ý nghĩa của khối lượng tịnh

Công thức tính khối lượng cùng các công thức liên quan

Công thức tính khối lượng

Hầu hết các công thức tính của vật được áp dụng nhiều trong các bài tập hóa học và vật lý, ví dụ như sau: 

* Tính khối lượng của vật qua khối lượng riêng: 

m = D.V 

Trong đó: 

  • m: Khối lượng của vật (kg)
  • D: Khối lượng riêng (kg/m3)
  • V: Thể tích của vật (m3)

Ví dụ: Khối lượng riêng của dầu mỏ là 800 kg/m3. Hãy xác định khối lượng của 5000 lít dầu mỏ?

Bài giải:

Ta có: m = D.V = 800*5000 = 4.000.000 kg = 4000 tấn dầu.

Vậy khối lượng của 5000 lít dầu mỏ là 4000 tấn. 

* Tính khối lượng qua công thức tính trọng lực:

Ta có:

F = m.g => m = F/g.

Trong đó:

  • m: Khối lượng của vật (kg, g)
  • F: Trọng lực tác dụng lên vật (N)
  • g: Gia tốc trọng trường, thường có giá trị là 9,8 m/s2hoặc 10m/s2. 
cong-thuc-tinh-khoi-luong
Công thức tính khối lượng

* Công thức tính khối lượng thép:

Thép có khối lượng riêng là 7.850 kg/ m3. Từ đó, chúng ta có thể tính được khối lượng của bất kỳ loại thép nào khi biết được chiều dài và hình dáng của chúng theo công thức sau: 

m = D.L.S

Trong đó:

  • m: Khối lượng của thép (kg)
  • D: Là khối lượng riêng của thép, có giá trị bằng 7.850 kg/ m3
  • L: Chiều dài của thép (m)
  • S: Diện tích mặt cắt ngang của thép (mm2) 

Từ công thức trên, ta có thể suy ra các công thức tính khối lượng thép tròn đặc, thép ống tròn, thép hình hộp vuông, thép hình hộp chữ nhật,….

Công thức tính phần trăm khối lượng

Phần trăm khối lượng của chất A trong hỗn hợp AB được xác định theo công thức sau: 

Phần trăm khối lượng chất A = (Khối lượng của chất A/ Khối lượng của hỗn hợp AB) * 100

>>> Bài viết tham khảo: Trọng lượng là gì? công thức tính trọng lượng

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc khối lượng là gì và bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn nhất. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ mang đến nhiều kiến thức cho bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn chia sẻ thêm thông tin về chủ đề này, hãy comment dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!