Bổ sung hay bổ xung viết đúng chính tả? Cách phân biệt & sử dụng

0
bổ sung hay bổ xung
Sung hay xung là từ viết đúng chính tả?
Bổ sung hay bổ xung viết đúng chính tả? Cách phân biệt & sử dụng
5 (100%) 1 vote

Bạn có bao giờ rơi vào tình thế thắc mắc, phân vân không biết từ mình viết có đúng chính tả hay chưa? Ví dụ như trường hợp: Bổ sung hay bổ xung mới đúng? Vậy thì hãy cùng thegioimay.org tìm đáp án chính xác cho câu hỏi này qua bài viết sau đây nhé!

Bổ sung hay bổ xung là từ viết đúng?

bổ sung hay bổ xung
Sung hay xung là từ viết đúng chính tả?

Từ đồng âm là một loại từ trong tiếng Việt, mặc dù chúng có cách đọc y hệt nhau nhưng lại mang ý nghĩa khác xa nhau. Thậm chí, có thể một từ có nghĩa, trong khi đó từ còn lại thì chẳng mang nghĩa gì cả. Điển hình cho ví dụ này là hai từ bổ sung và bổ xung.

Nếu như bạn tra từ điển tiếng Việt thì sẽ thấy có từ bổ sung, còn từ bổ xung thì không thấy tăm hơi đâu cả. Điều này chứng tỏ, bổ sung mới là từ viết đúng và có nghĩa. Đây chỉ là trường hợp mà chúng ta nhầm từ cách đọc sang cách viết hai chữ cái s và x mà thôi.

Bổ sung có nghĩa là gì?

Xét về mặt ngữ nghĩa, bổ sung là động từ chỉ việc thêm thắt một thứ gì đó vào sự vật hay sự việc để làm nó đầy đủ lên. Trong đó, từ “sung” có nghĩa là thêm vào, chụm vào.

>>> Bài viết tham khảo: Would you mind + gì? Nắm vững cấu trúc & cách sử dụng would you mind

Bổ xung hiểu như thế nào?

Ngược lại, từ “xung” trong bổ xung lại có nghĩa là tỏa ra, lan ra. Ví dụ như: Xung quanh, xung trận, xung kích,… Từ này ghép với từ bổ thì không tạo thành một từ có nghĩa được. Do vậy, bổ xung là từ viết sai chính tả.

Một vài ví dụ về bổ sung

  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều chúng ta cần làm mỗi ngày.
  • Bổ sung phương án dự phòng để sử dụng trong trường hợp cấp bách.
  • Bổ sung nhân sự phù hợp cho vị trí mà công ty đang thiếu.
  • Bổ sung hồ sơ để làm thủ tục tốt nghiệp THPT và chuẩn bị thi đại học.

Lỗi chính tả s – x trong bổ sung hay bổ xung

bổ sung hay bổ xung
Lỗi chính tả x-s: “sung” hay “xung”?

“Sung hay xung?” Sự nhầm lẫn này chủ yếu là do cách phát âm của chúng ta bị sai nên dẫn đến cách viết, sử dụng hai từ này cũng theo đó mà không đúng.

Lỗi chính tả này thường gặp ở người dân miền Bắc. Bởi vì, cách phát âm của họ không phân biệt rõ được s hay x. Thông thường, khi nhắc tới một từ có âm “s” nào đó, người miền Bắc thường đọc thành âm “x”. Tức là cả s hay x thì họ đều đọc hết là x. 

Ví dụ như: Thay vì đọc từ “sai sót” rõ ràng thì họ lại đọc là “xai-xót”.

Theo nhận xét của giáo sư Đoàn Thiện Thuật, người Hà Nội và các vùng địa phương lân cận ở miền Bắc không phân biệt được hai âm x và s trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, họ hay đọc từ “bổ-sung” thành “bổ-xung”. Lâu dần, do thói quen cộng với sự lơ là, không để ý nên khi viết, họ cũng bị viết sai giống như lúc đọc.

Các nhà ngôn ngữ học cho rằng: Âm “s,x” thuộc vào 3 phụ âm quặt lưỡi mà người Bắc Bộ rất khó phát âm là “s, r, tr”. Do đó, mới xảy ra sự việc đọc, viết sai như trên.

Ví dụ: Khi phát âm từ “rễ cây”, người miền Bắc thường đọc thành “dễ-cây”.

Từ “con trâu” thì lại dễ phát âm thành “con-châu”. Hoặc trường hợp bổ sung hay bổ xung như trên.

Sưng hay xưng – Trường hợp dễ nhầm lẫn s – x khác

Ngoài “sung” hay “xung” là từ hay bị viết nhầm chính tả ra thì còn có một cặp từ khác dễ gây nhầm lẫn cho chúng ta không kém, đó là sưng hay xưng. Hai từ này đều có nghĩa khi đứng riêng biệt, nhưng khi ghép với một từ khác, chúng ta cần lưu ý chọn đúng để tránh bị sai chính tả. 

“Sưng” thường được hiểu là trạng thái của một bộ phận trong cơ thể khi bị phồng lên do gặp chấn thương. Ví dụ: Ngã sưng cả chân, bị đ.á.n.h sưng mắt,… Sưng thường hay nằm trong từ: Sưng đau, sưng sỉa,…

Còn “xưng” là từ được dùng khi một người nói chuyện với người khác. Theo ngôn ngữ Việt Nam, các từ nhân xưng rất đa dạng như: Anh, chị, em, tôi, tao, tớ, con, cháu,…

Xưng đi kèm với một số từ là: Xưng hô, xưng tên, xưng danh,…

Cụ thể: – “Anh vừa đi đổ rác rồi, chú mày không cần làm nữa”. Thì từ “anh” là từ mà người nói chỉ là mình khi giao tiếp.

Mẹo để tránh viết sai chính tả trong từ bổ sung hay bổ xung

mẹo phát âm đúng chính tả
Mẹo để tránh viết sai chính tả là luyện tập phát âm thường xuyên

Để tránh nhầm lẫn hai từ bổ sung hay bổ xung, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

Cần tập trung khi phát âm hay viết

Làm bất kể việc gì cũng vậy, tập trung luôn là điều cần thiết để chúng ta có được một kết quả tốt. Khi bạn mất tập trung thì sẽ rất dễ dẫn đến cái sai và không biết mình đang làm gì, viết gì. Nếu để lâu dần thì việc viết sai sẽ mang tới tai hại. Đó là gây hiểu lầm cho người đọc, người nghe hoặc khiến bạn quen luôn với lỗi sai đó.

Việc phát âm cho dù có sai nhưng nếu bạn tập trung, ý thức được việc mình đang làm thì vẫn có thể tránh được việc viết không đúng theo cách đọc.

Để bớt nhầm lẫn từ bổ sung hay bổ xung thì bạn hãy nhớ ý nghĩa của từ. Cứ nghe tới bổ sung là bạn nghĩ ngay tới sự thêm vào cho đầy đủ. Còn từ viết sai là phân tán cho ít đi. Như vậy thì sẽ dễ dàng phân biệt hơn.

Năng luyện tập và phát âm cho chuẩn

Bạn có biết không? Cách để chữa ngọng tốt nhất chính là đọc đi đọc lại từ đó theo cách phát âm chuẩn, bắt chước người khác bằng được mới thôi. Tương tự như vậy, với hai từ bổ sung hay bổ sung, bạn chỉ cần cố gắng luyện tập đọc nhiều, viết nhiều để hình thành nên phản xạ của não. Cứ như vậy thì chắc chắn bạn sẽ viết đúng.

Một cách khác để tranh nhầm lẫn bổ sung hay bổ sung đó là: Bạn sử dụng một tờ giấy note rồi điền từ bổ sung vào đó, rồi dán ở những vị trí dễ thấy. Đây là cách “chữa sai chính tả” khá hiệu quả. Khi bạn nhìn vào tờ giấy note đó đủ lâu với tần suất thường xuyên thì tự nhiên não bạn sẽ ghi nhớ nó và rồi bạn sẽ viết được từ chính xác.

>>> Bài viết tham khảo: Trộm vía là gì? Các cách trộm vía cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất

Lời kết

Trên đây là câu trả lời của thegioimay.org về câu hỏi “Bổ sung hay bổ xung mới là từ viết đúng?”. Hy vọng bạn đã hiểu được lý do vì sao hai từ này lại hay bị nhầm lẫn như vậy và các mẹo để tránh viết sai chính tả. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì đừng ngần ngại đánh giá 5 sao và chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé!