Bạn đang phân vân dành hay giành là đúng chính tả? Thực ra là cả hai từ đều có nghĩa, chỉ là mỗi khi chúng đi cùng một từ khác nhau thì sẽ cho ra kết quả khác nhau mà thôi. Đôi khi, bạn sẽ viết sai chính tả nếu có sự kết nối từ không phù hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này với thegioimay.org nhé!
Nội dung chính
“Dành” có nghĩa là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, dành là một động từ chỉ hành động cất giữ, lưu trữ một vật gì đó, để dùng trong tương lai. Việc cất trữ này thường để cho bản thân hoặc ai đó.
Ví dụ: Người anh để dành quà bánh cho em, mẹ để dành của hồi môn cho con hay để dành thức ăn, dành thời gian,…
Có thể thấy, từ “dành” rất hay đi cùng với từ “để”, tạo thành từ “để dành”, hoặc đi với từ “dụm”, ghép lại thành “dành dụm”. Do đó, nhiều người sử dụng “của để giành” là sai chính tả, đáp án phải là “của để dành”.
“Giành” có nghĩa là gì?
Giành là một động từ chỉ hoạt động chiếm lấy, đoạt lấy một thứ gì đó vốn thuộc sở hữu của mình hoặc là lấy từ tay người khác. Hành động này đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng và mất khá nhiều công sức.
Ví dụ về từ giành: Giành giải thưởng lớn, giành giật, tranh giành, giành lấy,…
>>> Bài viết tham khảo: Bổ sung hay bổ xung viết đúng chỉnh tả. Phân biệt & sử dụng như thế nào?
Dành hay giành? Dành dụm hay giành dụm mới đúng?
Chúng ta đã biết được khái niệm của dành và giành rồi, tiếp đến sẽ là câu trả lời cho dành hay giành mới đúng.
Theo phân tích ở trên, cả hai từ đều có nghĩa ý nghĩa và chúng đều xuất hiện trong từ điển tiếng Việt. Việc xác định đúng hay sai chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh mà bạn sử dụng hai từ này và những từ đi kèm với chúng.
Xét về trường hợp dành dụm hay giành dụm:
- Dành dụm: Mang ý nghĩa tích cóp, chắt chiu, thường là nói đến tiền bạc, của cải. Từ “dụm” ở đây là động từ, có nghĩa giống như tụm lại, gộp lại, chụm nhiều thành phần nhỏ để tạo thành một vật lớn hơn nên hoàn toàn phù hợp với từ “dành”.
- Giành dụm: Là một từ không có nghĩa, không tồn tại trong từ điển tiếng Việt. Bởi giữa giành giật và gộp lại thì không có nhiều điểm chung. Hơn nữa, phần lớn là do mọi người viết sai chính tả âm đầu “d” và “gi” nên từ này mới được sử dụng nhiều.
Do vậy, có thể kết luận rằng: Từ “dành dụm” là từ viết đúng, còn “giành dụm” là từ viết sai.
Giành chiến thắng hay dành chiến thắng là cách viết đúng?
Thegioimay.org sẽ tiếp tục lấy cho bạn một ví dụ nữa để phân biệt hai từ dành hay giành rõ ràng hơn. Đó là trường hợp: Giành chiến thắng hay dành chiến thắng mới là cách viết đúng?
Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu một chút chiến thắng là gì. Đây là một danh từ chỉ sự vinh quang, thành công khi đánh bại được đối thủ trong các cuộc thi đấu hoặc chiến tranh.
Để có được chiến thắng thì chắc chắn chúng ta phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí phải dùng mồ hôi, nước mắt của mình để đánh đổi phải không nào? Chứ không thể cất hay lưu trữ chiến thắng để sau này dùng được (Nếu như dùng từ “dành chiến thắng”).
Đọc đến đây thì bạn đã biết từ nào mới là từ đúng chính tả rồi. “Giành chiến thắng” mới là từ đúng chính tả. Nghĩa của cụm từ này là: Chiếm lấy sự vinh quang bằng sự nỗ lực và đánh bại đối thủ.
Làm thế nào để biết được một từ có đúng chính tả hay không?
Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ đa dạng, giàu đẹp. Vì vậy mà chúng ta không chỉ gặp hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa mà còn rất hay bị sai chính tả. Để biết được một từ có bị sai chính tả hay không và kịp thời sửa chữa, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Tra từ điển tiếng Việt
Từ điển tiếng Việt chính là công cụ chuẩn chỉnh nhất để chúng ta kiểm tra độ chính xác của một từ nào đó. Không những vậy, chúng ta còn biết được tất cả ý nghĩa của một từ, kể cả từ đó là từ được sử dụng phổ thông hay ít dùng.
Nếu như bạn không có từ điển tiếng Việt bản giấy thì từ điển điện tử/online cũng sẽ giúp ích được cho bạn rất nhiều.
Đọc nhiều, xem nhiều tài liệu
Khi bạn đọc nhiều sách, xem nhiều tài liệu (Lưu ý là phải tài liệu chọn lọc, uy tín) thì bạn sẽ mở rộng vốn từ tiếng Việt lên rất nhanh. Nhờ đó mà khi bạn sử dụng các từ này sẽ rất ít bị sai chính tả.
Không những vậy, đọc sách báo thường xuyên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích, luyện tập được cách sử dụng từ linh hoạt. Điều này làm cho ngôn ngữ của bạn thêm phong phú hơn.
Rút kinh nghiệm, ghi nhớ sau mỗi lần viết sai
Cách thứ ba để biết được một từ có sai chính tả hay không chính là ghi nhớ. Ví dụ như trường hợp dành hay giành ở trên, bạn đã cùng với thegioimay.org tìm ra đáp án. Mỗi lần như vậy thì bạn hãy ghi nhớ kết quả đúng.
Dần dần, sau những lần rút kinh nghiệm như vậy, chắc chắn số lần bạn bị sai chính tả sẽ ít hẳn đi rồi biến mất. Chỉ cần một chút lưu ý, để tâm là bạn sẽ xóa bay nỗi lo sai chính tả hoặc bị người khác bắt lỗi.
Luyện tập phát âm chuẩn chỉnh
Nguyên nhân sai chính tả cũng một phần đến từ cách phát âm đặc trưng của mỗi vùng miền.
Ví dụ như người miền Bắc thường phát âm không rõ âm s với x, d với gi và r nên hay nhầm lẫn các từ: dành hay giành, sung hay xung,… Người miền Trung và miền Nam thì lại nhầm các dấu nhiều hơn như: Dấu ngã với dấu hỏi, một vài âm tiết khác… Vì vậy nên họ hay nhầm các từ như: xả láng thành xã láng, lật đổ thành lậc đổ, …
Mà thói quen của chúng ta là đọc gì viết nấy nên việc đọc sai, phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả. Để tránh lỗi sai này thì bạn nên rèn luyện phát âm của mình sao cho chuẩn chỉnh, ít bị ảnh hưởng bởi phương ngữ địa phương và hãy nhớ rèn luyện thường xuyên, chăm chỉ nhé.
>>> Bài viết tham khảo: Trộm vía là gì? Các cách trộm vía cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất
Lời kết
Trên đây là lời giải đáp về câu hỏi dành hay giành mà thegioimay.org đã cùng bạn đi tìm hiểu. Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên, bạn sẽ tránh được các lỗi sai chính tả, viết tiếng Việt chuẩn hơn và nhất là không bị “cảnh sát chính tả” nào bắt lỗi. Đừng quên ghé thăm website để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn từ chúng mình nhé!