Ngày nay, cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại, đầy đủ là nhờ vào những phát minh vĩ đại của các nhà khoa học. Vậy các bạn có biết đến những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới không? Nếu không, hãy theo dõi bài viết này nhé! Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin chi tiết về các nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới trong lịch sử loài người.
Nội dung chính
- Aristotle (384 – 322 trước Công nguyên)
- Archimedes (287-212 TCN)
- Sir Isaac Newton (1643 – 1727)
- Albert Einstein (1879 – 1955)
- Galileo Galilei (1564 – 1642)
- Charles Robert Darwin (1809 – 1882)
- Thomas Edison (1847 – 1931)
- Louis Pasteur (1822 – 1895)
- Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (1745 – 1827)
- Sir Jagadish Chandra Bose ( 1858 – 1937)
- Marie Curie (1867 – 1934)
Aristotle (384 – 322 trước Công nguyên)
Aristotle là nhà triết học vĩ đại, người có kiến thức rộng lớn trong nhiều lĩnh vực khác. Ông đã có rất nhiều đóng góp to lớn trong vật lý, thi ca, logic, động vật học, hùng biện, chính trị, chính quyền, đạo đức và sinh học trong nền văn minh của con người thời cổ đại.
Cha ông, Nicomachus đã từng là bác sĩ cho vua Amyntas III trong tòa Macedon. Nhiều người trong gia đình ông cũng nắm giữ những chức vụ to lớn trong hoàng cung. Những lí lẽ và lập luận của ông đã in sâu trong tư tưởng của con người thời cổ đại một khoảng thời gian dài cho đến khi nền khoa học hiện đại phát triển.
Archimedes (287-212 TCN)
Archimedes được coi là nhà toán học vĩ đại bậc nhất thời cổ đại. Ông đã phát triển kiến thức sâu rộng của mình ở các lĩnh vực toán học, vật lý và kỹ thuật. Từ đó phát minh ra những thành tựu to lớn, được sử dụng rộng rãi trong các loại máy móc sản xuất, công trình xây dựng và thủy lợi. Archimedes sinh năm 287 TCN, là một trong số ít nhà khoa học xuất sắc cả về lý thuyết lẫn thực hành.
Ông là người đặt nền móng cho ngành khoa học tính toán. Ông đã đạt được rất nhiều thành tựu về hình học, vật lý và tĩnh học. Trong đó, nổi bật nhất là định luật Acsimet nói về sự cân bằng chất lỏng và lý thuyết đòn bẩy với câu nói nổi tiếng: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nhấc bổng cả trái đất”. Mặc dù phần lớn các công trình của ông đều đã bị đốt cháy trong thư viện Alexandria, nhưng những ảnh hưởng của nó đến khoa học hiện đại lại vô cùng to lớn.
Sir Isaac Newton (1643 – 1727)
Chắc chắn chúng ta không còn ai lạ lẫm gì với câu chuyện quả táo rơi xuống đầu giúp Newton đưa ra được thuyết vạn vật hấp dẫn. Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh và được gửi lên thành phố để học tiếp để trở thành một luật sư. Ngành học ban đầu của Newton là triết, nhưng ông lại bị cuốn hút bởi toán học, quang học và thiên văn học.
Ông vô cùng tài năng và đã đặt được những nền tảng cơ bản nhất cho Vật lý mọi thời đại. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà vật lý tài năng mà còn là một nhà thiên văn học, toán học, triết học và giả kim tài giỏi nữa. Những thành tựu ông để lại rất quan trọng, nền tảng của khoa học cổ điển của ông đã thống trị các quan niệm về vật lý trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo.
Trong toán học, ông và Leibniz đã cùng nhau phát triển ra phép tính vi phân và tích phân. Ngoài ra, Newton còn đưa ra được nhị thức Newton tổng quát.
Albert Einstein (1879 – 1955)
Einstein là nhà khoa học vĩ đại vào thế kỷ XX, là nhà vật lý học đáng chú ý nhất từ trước đến giờ. Người ta đã nói rằng ông đã bị khuyết tật trong thời thơ ấu khi không thể nói cho tới lúc lên ba và không thể đọc đến khi lên tám. Ông sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái tại thành phố Ulm, tiểu bang Baden của Württemberg.
Ông được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại, là người phát triển thuyết tương đối.
Ông đã trở thành người chiến thắng giải thưởng cao quý dành cho những đóng góp to lớn của mình về vật lý học. Đó là giải Nobel Vật lý vào năm 1921 bởi lời giải thích về năng lượng ánh sáng và những nghiên cứu to lớn khác trong vật lý. Lý thuyết tương đối của ông đã được coi là như một sự phát triển cách mạng của Vật lý.
Galileo Galilei (1564 – 1642)
Galileo chính là một trong những người có đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của ngành khoa học. Có một điều chắc chắn rằng ông là người đầu tiên có thể giúp khoa học đi ra khỏi xu hướng của Aristotle. Ông là một nhà vật lý, nhà thiên văn học và triết gia. Đóng góp nổi tiếng nhất của ông phải kể đến là phát minh ra kính viễn vọng.
Ông cũng được coi là cha đẻ của ngành thiên văn học, vật lý và khoa học. Ông sinh ra trong một gia đình toán học, cha ông là Vincenzo Galilei và mẹ là Giulia Ammannati ở Ý nên đã được tiếp xúc với toán học từ rất sớm.
Ông là nhà khoa học đầu tiên đã chứng minh các thí nghiệm bằng định lượng mà kết quả nhận được lại dựa trên toán học. Tuy nhiên, ông đã phải chịu rất nhiều chỉ trích từ các nhà thờ cho thuyết nhật tâm của ông.
Charles Robert Darwin (1809 – 1882)
Darwin là nhà sinh học lỗi lạc và cũng gây ra nhiều tranh cãi nhất thế giới. Ông đã sáng tác ra tác phẩm “Nguồn gốc các loài – On the Origin of Species” bằng các phương tiện của chọn lọc tự nhiên. Đây là cuốn sách giúp Darwin bất tử trong lịch sử thế giới và thay đổi quá trình của khoa học cơ bản.
Darwin đã đi đến các các nơi khác nhau của thế giới để tiến hành nghiên cứu sâu rộng. Lý thuyết của ông về nguồn gốc con người đã gây ra tranh cãi lớn. Darwin nói rằng con người đã tiến hóa qua rất nhiều thay đổi và sự sống là một trong các yếu tố quan trọng trong sự phát triển của thế giới động vật. Lý thuyết này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa những người ủng hộ và phản đối ông.
Thomas Edison (1847 – 1931)
Edison là nhà phát minh vĩ đại thế giới, bởi ông đã có hơn 1000 bằng sáng chế và phát minh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những sáng chế của ông được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Hồi nhỏ, ông đã bị cho là có khuyết tật học tập do không thể đọc được đến khi mười hai tuổi. Sau này chính ông cũng đã thừa nhận rằng đã bị điếc sau khi kéo một chiếc xe lửa bằng đôi tai của mình.
Edison lần đầu tiên được cả thế giới biết đến khi phát minh ra hệ thống điện tín. Ông cũng là người có đóng góp to lớn trong việc phát minh ra micro điện thoại và bóng đèn sợi đốt.
Louis Pasteur (1822 – 1895)
Ông là một trong những người có đóng góp to lớn trong lĩnh vực y khoa bởi đã giới thiệu các lý thuyết về mầm bệnh. Đây được coi là cơ sở tồn tại của ngành vi sinh hiện nay. Louis Pasteur là một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp, lĩnh vực của ông nghiên cứu là vi sinh vật học. Có một điều thú vị rằng ông chưa bao giờ chính thức học ngành y khoa, mà ngành học chính của ông là văn và toán. Sau này ông có theo học thêm cả hóa học và vật lý.
Ông đã tìm ra một số khái niệm về các loại vi khuẩn và chứng minh được virus không thể phát hiện được qua kính hiển vi. Một đóng góp quan trọng nữa của Pasteur là tiệt trùng kiểu Pasteur, một trong những phương pháp diệt vi khuẩn hiện đại nhất vào thời bấy giờ. Ông chắc chắn là nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất trong ngành khoa học y tế.
Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (1745 – 1827)
Volta là nhà vật lý học người Ý. Ông được biết đến với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của pin điện. Nhà khoa học nhân từ này cũng được coi là một trong những người sáng lập ra thời đại điện. Bố mẹ ông đã gửi ông đến trường với mong muốn ông sẽ trở thành một Luật gia.
Ông giảng dạy tại Đại học Pavia trong hơn 25 năm. Sau đó đến năm 1800, ông đã phát minh ra pin và bắt đầu làm việc để phát triển ra bóng đèn điện. Hoàng đế nước Áo đã vinh danh và đặt tên ông là giáo sư Triết học tại Padova. Bên cạnh đó, đơn vị của hiệu điện thế là Vôn(V) đã được lấy từ tên của ông như một sự biết ơn với những đóng góp lớn của nhà vật lý học này.
Sir Jagadish Chandra Bose ( 1858 – 1937)
Bose là nhà khoa học nổi tiếng đầu tiên của Bengali, là một trong những người đã có đóng những góp quan trọng trong việc phát minh ra vô tuyến và vi sóng quang học. Ông được sinh ra ở Mymensingh ở Bengal của Bangladesh và học ở trường Hare tại Kolkata. Sau đó, ông đã đi đến nước Anh để nghiên cứu y học và nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Nhưng ông không thể theo đuổi nghiên cứu y học do vấn đề về sức khỏe. Sau khi trở về nước, ông bắt đầu dạy Vật lý tại một trường cao đẳng với chức vụ chủ tịch tại Kolkata.
Bose chính là người đầu tiên mang khoa học về với đất nước Ấn Độ. Ông là một trong những nhà sáng lập ra Học viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ; nắm giữ vị trí chủ tịch Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 14; thành viên của Học viện Hoàng gia Anh; thành viên của Học viện Khoa học Vienna của Áo; thành viên Hội Khoa học Phần Lan,… Năm 1917, ông được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ.
Marie Curie (1867 – 1934)
Marie Skłodowska Curie là một nhà Vật lý, Hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là người nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà cũng là người đầu tiên đã vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại trường Đại học Paris (Sorbonne).
Năm 1896, Marie Curie đã phát hiện ra chất phóng xạ và đưa ra được kỹ thuật cô lập các chất đồng vị. Đồng thời, bà cùng với chồng là Pierre Curie đã phát hiện ra hai nguyên tố phóng xạ radium và polonium.
Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về các nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Hy vọng bài viết mang đến thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ hơn về những người đã mang đến những đóng góp to lớn cho sự phát triển ngày nay.