CCCD là gì? Vai trò của CCCD là gì?

0
CCCD là một loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng của công dân Việt Nam
CCCD là một loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng của công dân Việt Nam
CCCD là gì? Vai trò của CCCD là gì?
Đánh giá bài viết

CCCD là một loại giấy tờ rất quan trọng đối với mỗi người. Vậy CCCD là gì? Ý nghĩa số thẻ của CCCD là gì? Hãy cùng muasieunhanh.com tìm hiểu chi tiết về loại giấy tờ này qua các thông tin trong bài viết nhé.

CCCD là gì?

CCCD là từ viết tắt của “căn cước công dân”, đây là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam thể hiện rõ các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân (theo đúng Luật Căn cước công dân năm 2014).

CCCD là một loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng của công dân Việt Nam
CCCD là một loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng của công dân Việt Nam

Việc cấp căn cước công dân được thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật đã định. Khi công dân đủ 14 tuổi trở lên thì sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Thẻ căn cước công dân gồm 2 mặt và được làm bằng chất liệu do Bộ Công an đã phê duyệt với các thông tin cơ bản như sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Số thẻ căn cước công dân
  • Giá trị của thẻ
  • Họ tên đầy đủ của chủ thẻ
  • Ngày tháng năm sinh
  • Giới tính
  • Quốc tịch
  • Quê quán và nơi thường trú
  • Quốc huy
  • Hình ảnh vân tay ngón trỏ trái và trỏ phải
  • Thông tin về đặc điểm nhận dạng trên khuôn mặt
  • Ngày cấp, nơi cấp
  • Chip điện tử được gắn ở trên thẻ căn cước

Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thì tiếng Anh cũng được ghi song song tại các mục ở trên căn cước công dân.

Lưu ý: Thẻ căn cước công dân sẽ được cấp đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi (Theo Điều 21 của Luật Căn cước công dân năm 2014).

CCCD gắn chip là gì?

CCCD gắn chip còn được gọi với cái tên khác là thẻ căn cước điện tử e-ID. Đây là một loại giấy tờ tùy thân của cá nhân, được dùng để thay thế cho chứng minh nhân dân cũ và thẻ CCCD mã vạch.

Thẻ CCCD gắn chíp 
Thẻ CCCD gắn chíp

Theo quy định, từ ngày 1/1/2021 toàn bộ những thẻ CMND/thẻ CCCD cũ khi được cấp lại hay cấp mới cho người dân thì sẽ được thay thế bằng thẻ căn cước điện tử mới.

Thẻ CCCD gắn chip có vai trò giống như một thiết bị dùng để nhận diện, xác thực danh tính của cá nhân và có thể được dùng để truy cập tra cứu thông tin của công dân sở hữu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Hiện nay, thẻ căn cước điện tử được tích hợp thêm rất nhiều dịch vụ tiện ích như bảo hiểm, bằng lái xe, ngân hàng, sổ hộ khẩu và nhiều loại giấy tờ cá nhân quan trọng khác. Điều này giúp cho công dân có thể thực hiện được các thủ tục hành chính dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.

Ý nghĩa số thẻ căn cước công dân 

Căn cứ vào Luật Căn cước công dân năm 2014, Nghị định 137/2015/NĐ-CP và Thông tư 59/2021/TT-BCA, căn cước công dân gắn chip gồm 12 số, đây cũng là mã số định danh của mỗi cá nhân.

12 số trên căn cước công dân là mã số đinh danh của mỗi cá nhân
12 số trên căn cước công dân là mã số đinh danh của mỗi cá nhân

Trong đó, 6 số đầu gồm mã quy định về thế kỷ sinh, mã năm sinh của công dân, mã giới tính, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh, còn 6 số cuối là khoảng số ngẫu nhiên. Cụ thể như sau:

  • 3 số đầu tiên chính là mã tỉnh, thành phố – nơi mà công dân đăng ký khai sinh. Ví dụ ở Hà Nội là 001.
  • Số tiếp theo biểu thị giới tính của công dân. Nếu là nam thì số 0, nữ thì số 1 (đối với công dân sinh ra ở thế kỷ 20) hoặc nam là 2, nữ là 3 (đối với công dân sinh ở thế kỷ 21).
  • 2 số tiếp theo là mã năm sinh của công dân (lấy theo 2 số cuối cùng của năm sinh).
  • 6 số còn lại là số ngẫu nhiên có giá trị từ từ 000001 – 999999.

Vai trò của căn cước công dân

Căn cước công dân giữ một vai trò quan trọng, phải kể đến như:

  • Đối với cá nhân: CCCD là loại giấy tờ tùy thân dùng để chứng minh, nhận dạng về nhân thân của mỗi người. Nó cũng là loại giấy tờ dùng để xác định, định danh cá nhân khi tham gia các giao dịch hoặc trong quan hệ xã hội.
Căn cước công dân dùng để xác định danh tính của một cá nhân
Căn cước công dân dùng để xác định danh tính của một cá nhân
  • Đối với cơ quan quản lý: CCCD là loại giấy tờ dùng để xác nhận thông tin về nhân thân của người sở hữu thẻ căn cước công dân. Đặc biệt, trong quản lý hành chính, căn cước công dân chính là căn cứ để xác định được thông tin về nơi làm việc (thông qua thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội được tích hợp),tên tuổi, nơi cư trú, tình trạng pháp lý, sự tuân thủ pháp luật,…

Những trường hợp phải cấp đổi và cấp lại thẻ căn cước công dân

Trường hợp phải cấp đổi thẻ căn cước công dân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Căn cước công dân năm 2014, các trường hợp được cấp đổi thẻ CCCD là: 

  • Thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước công dân 2014, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi sẽ được đổi thẻ CCCD.
Người dân đi đổi thẻ và làm lại căn cước công dân
Người dân đi đổi thẻ và làm lại căn cước công dân
  • Cấp đổi trong trường hợp thẻ bị hư hỏng không sử dụng được nữa.
  • Trong trường hợp có sự thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên hoặc đặc điểm nhận dạng của công dân.
  • Cấp đổi thẻ căn cước công dân cũng được thực hiện trong trường hợp cần xác định lại giới tính hoặc quê quán.
  • Cấp đổi khi có sự sai sót thông tin ở trên thẻ Căn cước công dân.
  • Hoặc công dân được cấp đổi thẻ căn cước khi có yêu cầu.

Trường hợp cấp lại thẻ căn cước công dân

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Căn cước công dân năm 2014, trường hợp phải cấp lại thẻ căn cước công dây gồm:

  • Người đã làm mất thẻ Căn cước công dân.
  • Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ CCCD là gì? Ý nghĩa số thẻ CCCD là gì? Tầm quan trọng của căn cước đối với cá nhân, tổ chức. Truy cập thegioimay.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.