Có lẽ ai phải đi xe máy trên những chặng đường dài hoặc thường xuyên cầm lái trong thời gian lâu sẽ đều gặp phải triệu chứng đi xe máy bị tê tay. Cái cảm giác tê mỏi các ngón tay này là biểu hiện của bệnh lý vì vậy bạn nên tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây để có cách điều trị kịp thời và hợp lý.
Nguyên nhân đi xe máy bị tê tay
- Đi xe máy bị tê tay là bệnh gì, nó có nguy hiểm không chính là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Bởi trên thực tế biểu hiện đó chính là triệu chứng do sự thay đổi trong cơ thể của bạn đang thiếu các dưỡng chất cần thiết. Chứ không còn đơn thuần là việc mỏi tạm thời tại thời điểm đó.
- Thậm chí nguy cơ mắc bệnh tê tay còn xuất hiện phổ biến ở một số người do làm việc nặng thường xuyên vận động tay hay những công việc khiến khớp tay ít được vận động như nhân viên công sở phải sử dụng máy tính nhiều.
- Một số nguyên nhân dẫn đến chứng tê mỏi tay:
- Rối loạn canxi máu
- Co thắt mạch máu ngoại vi
- Hội chứng đường hầm ống cổ tay (đây là nguyên nhân phổ biến nhất).
- Những người mắc hội chứng đường hầm ống cổ tay sẽ thường xuyên bị tê tay khi cầm lái xe máy chặng đường dài, xa. Họ thường phải dùng xe lại làm dịu cơn tê bằng cách buông tay ra và vây vẩy mấy cái, rồi mới tiếp tục đi tiếp được.
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay.
- Trong khi đó dây thần kinh giữa là dây nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ và ngón giữa cùng với gan bàn tay ở phía dưới 2 ngón tay đó.
- Đồng thời dây thần kinh giữa còn có nhiệm vụ chỉ huy co cơ của các ngón tay, nhất là tại ô mô cái.
- Tại cổ tay, lúc này dây thần kinh giữa đi trong một đường ống được gọi là ống cổ tay. Ống cổ tay chính là khoảng không gian giữa các xương của cổ tay ở dưới và ở hai bên. Ở đây sẽ có 1 tấm gân rộng gọi là cân ngang của cổ tay phủ lên trên như một cái mái. Và khoảng không gian trong ống cổ tay khá chật hẹp, khi nó chít hẹp lại dây thần kinh giữa bị chẹt trong đó vì vậy gây ra hội chứng ống cổ tay.
- Nếu sau một thời gian không được chữa trị dần dần dẫn đến tình trạng rối loạn vận động. Biểu hiện là việc các khối cơ ô mô cái sẽ yếu và teo (khối cơ vốn phồng lên ở gan tay, chỗ dưới của ngón tay cái). Chỉ cần bạn hơi quá gấp hoặc quá ưỡn cổ tay, thì các triệu chứng tê tay có thể tăng lên.
>> Xem thêm:
Đi xe máy không bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền ?
Cách khắc phục triệu chứng tê tay khi đi xe máy
Để đảm bảo tay lái của bạn được vững chắc cũng như sự an toàn khi lái xe, bạn nên đi khám nếu thấy những biểu hiện tê tay thường xuyên để có phương án điều trị kịp thời. Theo như lời khuyên của các bác sĩ bạn nên đi “đo điện cơ” để xác định xem có đúng là bạn mắc phải hội chứng này không.
Đồng thời để ngăn ngừa những biểu hiện tê tay do hội chứng ống cổ tay bạn nên làm theo những gợi ý sau:
- Bạn nên cho các cơ bắp nghỉ ngơi thư giãn, thường xuyên xoa bóp để giúp phục hồi khả năng tuần hoàn, các nhóm cơ vùng vai, cổ, tay được tăng tưới máu.
- Làm động tác khởi động cổ tay (và toàn thân) trước khi lao động đặc biệt đối với các công việc thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chặt, quay chỉ, lái xe máy đi xa… để giúp các cơ và khớp ở cổ tay của bạn hoạt động nhịp nhàng.
- Tránh các chứng bong gân, phù nề ở vùng cổ tay đặc biệt tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng, đồ ăn giàu vitamin (đặc biệt vitamin B6) trong thực đơn hằng ngày cũng là việc làm cần thiết như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng,…để cải thiện chứng tê tay.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về nguyên nhân cũng như cách khắc phục triệu chứng đi xe máy bị tê tay. Hy vọng sẽ có ích cho bạn!