E – Commerce là ngành nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cá nhân và doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Vậy Ecommerce là gì? Các hình thức hoạt động của loại hình này như thế nào?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua các thông tin trong bài viết nhé.
Nội dung chính
E-Commerce là gì?
E-Commerce là từ viết tắt của Electronic Commerce, có nghĩa là thương mại điện tử. Đây là thuật ngữ được sử dụng để diễn tả về các hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm – dịch vụ diễn ra trên các hệ thống điện tử như các website hay ứng dụng tiện lợi.
Các giao dịch được diễn ra giữa các cá nhân, doanh nghiệp đều rất tiện lợi. Toàn bộ quá trình mua bán dù đơn giản hay phức tạp cũng đều được diễn ra ở trên mạng lưới Internet. Đây là một trong những khía cạnh rất quan trọng của kinh doanh điện tử ở trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay.
Mô hình kinh doanh này cho phép các bạn mua sắm, buôn bán với quy mô kết nối toàn cầu và hoạt động 24/24 giờ. Hoạt động thương mại điện tử có thể được tiến hành một phần hoặc toàn bộ bằng các phương tiện điện tử đã được kết nối với Internet.
Tầm quan trọng của E-Commerce
Sau khi đã tìm hiểu rõ e commerce là gì ở bên trên, chúng ta có thể thấy rằng ngành này không đơn thuần chỉ là một xu hướng mới, thực tế còn có những tác động rất lớn đến cuộc sống của chúng ta mỗi ngày.
- Đối với người tiêu dùng: Thương mại điện tử mang đến những trải nghiệm, phương thức mua sắm mới rất tiện dụng. Các bạn không phải tốn công, tốn sức đến đến trực tiếp các địa điểm bán hàng để mua sắm như trước kia. Các bạn có thể thoải mái lựa chọn các sản phẩm, so sánh giá cả,… giữa các loại hàng khác nhau.
- Đối với các doanh nghiệp: Ngành này giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quảng bá sản phẩm, hình ảnh và thương hiệu đến người tiêu dùng. Đồng thời, còn tối ưu được chi phí khi đầu tư vào các kênh phân phối và tạo ra lợi nhuận hấp dẫn theo thời gian.
- Đối với xã hội: Đây chính là phương thức kinh doanh phù hợp với xu thế xã hội mới, tạo ra một sân chơi mới cho các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế ngày một đi lên. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần phải theo dõi sát sao và xây dựng những quy định cần thiết đối với ngành này.
Các hình thức hoạt động của ngành E-Commerce
Thương mại điện tử so với thời điểm ban đầu đến nay đã mở rộng thêm các hình thức hoạt động tiện ích và hoàn thiện hơn rất nhiều. Điều này đã giúp tạo nên một môi trường kinh doanh, trao đổi mới cho các bên tham gia. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các hình thức hoạt động của E-Commerce ở dưới đây:
- Mua bán hàng hóa hữu hình: Đây là hình thức hoạt động mà rất nhiều người biết đến. Các bạn có thể tìm kiếm những mặt hàng hữu hình do các đơn vị cung cấp thông qua hệ thống Internet.
- Thư điện tử: Email chính là hình thức trao đổi thông tin quen thuộc trong các cơ quan, công ty. Nó được tiến hành thông quan hệ thống mạng lưới Internet.
- Thanh toán điện tử: Thay vì trả tiền mặt trực tiếp cho các sản phẩm, các bạn có thể thanh toán qua các app khác nhau khi mua sắm, sử dụng dịch vụ.
- Trao đổi dữ liệu điện tử: Là hình thức hoạt động khi trao đổi thông tin, dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác dưới dạng structured form. Điều này sẽ được tiến hành giữa các đơn vị đã có những thỏa thuận kinh doanh với nhau.
- Truyền dung liệu: Là truyền nội dung (content). Những nội dung này liên quan đến hàng hóa số, giá trị thực nằm trong bản chất của nội dung. Điển hình như hàng hóa số có thể thực hiện dưới hình thức giao hàng qua mạng.
Các hình thức dịch vụ của ngành E-Commerce
E – commerce không chỉ đa dạng về hình thức hoạt động, mà hình thức dịch vụ của ngành cũng được phát triển với nhiều mảng khác nhau. Điều này giúp cho các cá nhân có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình. Các hình thức dịch vụ của ngành thương mại điện tử là:
- Mua sắm trực tuyến để phân phối, bán lẻ cho người tiêu dùng thông qua các ứng dụng, website, trò chuyện trực tiếp,…
- Cung cấp các thị trường trực tuyến nhằm mục đích hoạt động kinh doanh để có được doanh thu số từ người tiêu dùng hoặc các bên trung gian thứ ba. Tiến hành mua và bán sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Trao đổi điện tử tiện lợi và nhanh chóng giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Tiếp thị cho khách hàng tiềm năng thông qua hình thức email, truyền dữ liệu phù hợp.
Các nhóm giao dịch trong ngành E-Commerce
Trong giao dịch thương mại điện tử có 2 vai trò được phân cấp rất rõ ràng, đó là người bán và người mua. Từ hai vai trò này, các nhóm giao dịch trong E-Commerce cũng sẽ được hình thành cụ thể như sau:
- B2B – Business To Business: Là nhóm giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, có thể là giữa nhà sản xuất với nhà phân phối hoặc giữa người bán buôn và người bán lẻ.
- B2C – Business To Consumer: Nói về mức độ phổ biến thì nhóm giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng có lẽ được nhiều người biết đến hơn. Đặc biệt là trong các giao dịch đang được diễn ra trên các sàn thương mại điện tử.
- C2C – Consumer To Consumer: Là nhóm giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, nhưng có thông qua một bên trung gian khác. Khi giao dịch được hoàn thành, bên trung gian sẽ nhận được một khoản hoa hồng tương ứng với giá trị của đơn hàng.
- C2B – Consumer To Business: Là hình thức mà người bán là cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp. Tức là người mua mang tính chất tập thể. Đây có lẽ là nhóm giao dịch mà rất nhiều người cảm thấy “hơi ngược đời”.
- B2E – Business To Employee: Là nhóm giao dịch giữa doanh nghiệp với nhân viên thông qua các mạng nội bộ để cung cấp sản phẩm, dịch vụ hay thông tin từ doanh nghiệp đến các nhân viên của mình.
- B2G – Business To Government: Đây cũng là một dạng của B2B, nhưng về bên tiếp nhận lại là Chính phủ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,… Hình thức này vẫn nhằm mục đích cung cấp sản phẩm, dịch vụ do bên doanh nghiệp sản xuất ra.
Ngoài ra, vẫn còn các nhóm giao dịch khác như Government To Government hay G2G (Là giao dịch giữa chính phủ với chính phủ), Government To Business hay G2B (Là giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp) và Government To Citizen hay G2C (Là giao dịch giữa chính phủ với công dân).
Có thể bạn quan tâm:
- Kỹ năng bán hàng: Kỹ năng đỉnh cao giúp bạn Chuyên nghiệp
- Landing page là gì? Mẫu landing page bán hàng đẹp
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ ecommerce là gì? Tầm quan trọng của ngành thương mại điện tử là gì? Các hình thức hoạt động của ngành e commerce là gì?. Nếu các bạn còn vấn đề gì chưa rõ về nội dung trong bài viết, hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thật chi tiết.