IaaS, PaaS, SaaS, BaaS là gì? Chúng có vai trò gì đối với những người có dự định phát triển một ứng dụng web? Việc hiểu rõ những khái niệm này có thể giúp bạn chọn lựa được mô hình phù hợp để phát triển doanh nghiệp của mình ổn định. Cùng tìm hiểu xem IaaS là gì, sự khác nhau giữa IaaS, paas, saas trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Dịch vụ đám mây là gì? Mối liên hệ với IaaS, paas, saas
Dịch vụ đám mây là một hình thức thông qua một server để sử dụng các dịch vụ điện toán như phần mềm, cơ sở dữ liệu, lưu trữ, server, network, v.v.
Địa điểm cung cấp dịch vụ này như là những đám mây trên đầu mọi người, nên từ “đám mây” (cloud) được sử dụng để gọi tên cho dịch vụ này.
Dịch vụ đám mây được phân loại thành 4 loại tùy thuộc vào các yếu tố của dịch vụ được người dùng sử dụng: IaaS, PaaS, SaaS, DaaS
Ở bất cứ nơi nào có internet, người dùng đều có thể sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây.
>>> Bài viết tham khảo: Trademark là gì? Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký Trademark?
Dịch vụ điện toán đám mây cho doanh nghiệp và cá nhân
Với ưu điểm giải phóng người dùng khỏi nhiều hạn chế về công nghệ nên dịch vụ điện toán đám mây được sử dụng rộng rãi cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Với sự tăng trưởng người dùng và dịch vụ, dịch vụ đám mây đã được phân loại dựa theo nhu cầu.
SaaS là gì?
“SaaS” là viết tắt của cụm từ “Software as a Service” là dịch vụ cho phép người dùng sử dụng phần mềm thông qua network (hệ thống mạng).
Thông qua điện toán đám mây, SaaS cung cấp những phần mềm đang được vận hành bởi các công ty đám mây.
Lợi thế của Saas là các nhà phát triển không cần tiến hành các cài đặt đặc biệt như máy chủ hay chuẩn bị tài nguyên mà vẫn có thể phát triển phần mềm cần thiết thông qua Internet.
* Các tính năng chính của SaaS bao gồm
- Sử dụng trực tiếp trên Internet mà không cần cài đặt phần mềm
- Dữ liệu được lưu trữ toàn bộ trên Internet.
- Truy cập dữ liệu mà không cần xác lập cố định một thiết bị như máy tính bàn, điện thoại thông minh hay máy tính bảng…
- Cùng lúc chia sẻ và sử dụng cùng một dữ liệu với nhiều người dùng
- Các ứng dụng nâng cao được cài đặt và vận hành ngay lập tức.
* Dịch vụ SaaS nổi tiếng
- G Suite
- Gmail
- Hangouts
- Google Drive
PaaS là gì?
“PaaS” là viết tắt của cụm từ “Platform as a Service” – là dịch vụ cho phép người dùng sử dụng platform (môi trường phát triển) cho ứng dụng của mình thông qua hệ thống mạng.
PaaS cung cấp hệ thống phần mềm như phần mềm trung gian kết nối hệ điều hành và ứng dụng cần thiết để phát triển hệ thống, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành web server v.v.
Ưu điểm của PaaS là các developer có thể tập trung vào phát triển phần mềm mà không phải xây dựng platform (nền tảng).
Nếu như SaaS là phần mềm cố định được sử dụng như một dịch vụ thì với PaaS – ứng dụng được phát triển trong phạm vi nội bộ công ty có thể được sử dụng, nên PaaS được đánh giá là linh hoạt hơn trong sử dụng ứng dụng
* Các tính năng chính của PaaS bao gồm
- Chi phí phát triển và thời gian làm việc có thể giảm đi rất nhiều vì môi trường cần thiết cho sự phát triển đã được chuẩn bị trước
- Người dùng không cần phải cài đặt cấu hình và quản lý, bảo trì platform, sao lưu,…vì chúng đã được quản lý bởi đám mây
- Môi trường cơ sở hạ tầng đã được chuẩn bị trên đám mây nên nó có thể được sử dụng ngay lập tức.
- Các kỹ sư có thể tập trung vào phát triển vì dịch vụ điện toán đám mây đã cung cấp toàn bộ môi trường cơ sở hạ tầng.
- Rất linh hoạt phát triển so với SaaS và khách hàng vẫn có thể sử dụng các chương trình của riêng họ.
* Dịch vụ PaaS nổi tiếng
- Google App Engine (GAE)
IaaS là gì?
“IaaS” là viết tắt của cụm từ “Infrastructure as a Service” – là dịch vụ cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết cho việc xây dựng hệ thống, ví dụ như hệ thống mạng, máy chủ và hệ điều hành…cần thiết cho hoạt động của hệ thống, thông qua mạng Internet.
Với IaaS, người dùng lựa chọn các thông số kỹ thuật phần cứng và phần mềm cần có và thiết lập hệ điều hành,… xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT và phát triển các ứng dụng.
Khác với SaaS và PaaS thì IaaS có tính linh hoạt cao hơn, cho phép người dùng tùy ý chọn thông số kỹ thuật phần cứng và hệ điều hành. Các lập trình viên cần có kiến thức chuyên môn về hệ điều hành, phần cứng, mạng và nắm chắc các biện pháp bảo mật.
* Các tính năng của IaaS bao gồm
- Không cần chuẩn bị môi trường phát triển riêng biệt.
- Cho phép linh hoạt lựa chọn các thông số kỹ thuật phần cứng và hệ điều hành phục vụ cho dịch vụ và sử dụng chúng từ hệ thống mạng.
- Cho phép linh hoạt mở rộng tài nguyên máy chủ về cả số lượng máy lẫn công năng máy.
- Không phát sinh sự cố xảy ra trong phần cứng thực tế hoặc chi phí nâng cấp hệ thống.
* Dịch vụ IaaS tiêu biểu
- Google Compute Engine (GCE)
DaaS là gì?
“DaaS” được viết tắt của cụm từ “Desktop as a Service”. Không cung cấp dịch vụ là phần mềm như SaaS, DaaS cung cấp dịch vụ là môi trường desktop.
Các yếu tố tạo nên desktop như dữ liệu nội bộ và phần mềm được truy cập từ đám mây. Môi trường desktop được cung cấp bởi DaaS cũng được gọi là “desktop ảo” hoặc “cloud desktop”.
* Có 3 loại DaaS
DaaS được chia thành 3 loại theo hình thức cung cấp dịch vụ:
-
Private cloud DaaS (đám mây lẻ DaaS)
Private cloud DaaS sử dụng môi trường desktop thuộc môi trường điện toán đám mây chỉ dành cho một doanh nghiệp cụ thể.
Private cloud DaaS không có hạn chế về tùy chỉnh bởi khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn phần mềm và nền tảng.
Ngoài ra, vì được xây dựng như một môi trường độc lập nên private cloud DaaS có tính bảo mật cao.
-
Virtual private cloud DaaS (đám mây lẻ DaaS ảo)
Virtual private cloud DaaS sử dụng môi trường desktop được phát triển bởi các dịch vụ xây dựng trên IaaS hoặc PaaS bởi các nhà cung cấp dịch vụ với đặc tính tùy biến và bảo mật cao.
-
Public cloud DaaS (đám mây công cộng DaaS)
Public cloud DaaS sử dụng môi trường desktop ảo trong đó các nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn các thành phần cấu thành desktop gồm cả phần mềm.
Vì số lượng doanh nghiệp sử dụng nhiều nên public cloud DaaS không cho phép tùy chỉnh, nhưng bù lại bởi ưu điểm là chi phí sử dụng thấp.
Khác biệt giữa IaaS PaaS SaaS DaaS
Khác biệt chính giữa 4 dịch vụ đám mây IaaS PaaS SaaS và DaaS là sự khác biệt về phạm vi dịch vụ trên đám mây.
- SaaS cho phép sử dụng các phần mềm có sẵn, bên cạnh PaaS.
- PaaS cung cấp platform song hành với cơ sở hạ tầng của IaaS.
- IaaS cung cấp đa dạng tùy chọn máy chủ.
- DaaS cung cấp môi trường desktop ảo.
Hơn nữa, SaaS có ưu điểm cho phép ngay lập tức sử dụng phần mềm, nhưng khách hàng không được phép tùy chỉnh. Nếu muốn tùy chỉnh, người dùng có thể lựa chọn sử dụng IaaS, PaaS hoặc DaaS với tính linh hoạt cao.
DỊCH VỤ | NHÀ CUNG CẤP |
SaaS | Google Apps, Dropbox, Salesforce, Cisco WebEx, Concur, GoToMeeting |
PaaS | AWS Elastic Beanstalk, Windows Azure, Google App Engine, Heroku, Force.com, Apache Stratos, OpenShift |
IaaS | DigitalOcean, Cisco Metapod, Microsoft Azure, Linode, Rackspace, Amazon Web Services (AWS), Google Compute Engine (GCE) |
Bảng một số dịch vụ nổi bật của IaaS PaaS SaaS
Vậy là bài viết đã giúp các bạn hiểu được IaaS là gì, những khác biệt giữa các dịch vụ đám mây IaaS PaaS SaaS và DaaS. Hiểu được cách dịch vụ đám mây có những ưu nhược điểm gì, vận hành ra sao sẽ giúp bạn tạo ra hoặc cải tiến sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thậm chí giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.