Khẩu nghiệp là gì? Quả báo thường gặp của khẩu nghiệp là gì?

0
Khẩu nghiệp nghĩa là gì trong Phật Giáo?
Khẩu nghiệp nghĩa là gì trong Phật Giáo?
Khẩu nghiệp là gì? Quả báo thường gặp của khẩu nghiệp là gì?
5 (100%) 1 vote

Bạn có thắc mắc: Khẩu nghiệp là gì mà người ta lại hay dùng từ này để chỉ những người kém văn minh? Khi ai đó khẩu nghiệp thì có gặp quả báo không? Làm thế nào để “bớt bớt cái miệng” lại? Trong bài viết dưới đây, bạn hãy cùng thegioimay.org tìm câu trả lời cho những vấn đề này nhé!  

Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp nghĩa là gì trong Phật Giáo?
Khẩu nghiệp nghĩa là gì trong Phật Giáo?

Khẩu nghiệp (Tên gọi khác: Ngữ nghiệp) là một loại nghiệp chướng rất nặng theo quan điểm của Phật Giáo. Hiểu một cách đơn giản, khẩu nghiệp xuất phát từ miệng mà ra. Đó là những lời nói có tính sát thương mạnh, thậm chí có người còn gọi là “lời nói đọi m.á.u”, gây tổn thương sâu sắc cho đối phương, khiến các mối quan hệ bị đổ vỡ. 

Trong kinh Phật, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp mà con người không nên phạm phải. Cho dù bạn có hành thiện, tích đức tới bao nhiêu thì cũng khó bù đắp, hòa giải được thiệt hại do khẩu nghiệp gây ra. Vì vậy, tu khẩu nghiệp là rất quan trọng vì nó giúp bạn an nhiên trong cuộc sống và tích phước cho bản thân, gia đình.

Khẩu nghiệp được chia thành mấy loại?

Có những loại khẩu nghiệp nào?
Có những loại khẩu nghiệp nào?

Khẩu nghiệp không chỉ có một loại duy nhất mà nó còn được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể, khẩu nghiệp có 4 loại như sau:

Khẩu nghiệp loại 1: Nói dối (Vọng ngữ)

Loại khẩu nghiệp đầu tiên đó là nói dối, nói điều trái với sự thật. Trong cuộc sống thì niềm tin, sự uy tín là rất quan trọng. Vì thế, mỗi lần bạn nói dối là mỗi lần bạn lợi dụng lòng tin của người khác với mình. Giống như câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”, người ta có thể tin bạn lần 1, lần 2 nhưng nếu bạn cứ mãi nói dối thì bạn sẽ mãi mãi không được người khác tin tưởng.

Không chỉ khiến bản thân bị mất đi uy tín mà lời dối trá đó còn có thể ảnh hưởng tới người khác, khiến họ mất công sức, mất thời gian, thậm chí là khiến họ đau khổ. Lúc này, nghiệp báo mà bạn phải trả sẽ càng nặng nề.

Tuy nhiên thực tế, không phải chỉ có lời nói dối gây hại mà cũng có lời nói dối vô hại với mong muốn giúp đỡ người khác. Ví dụ như: Bác sĩ giấu bệnh nhân, không cho họ biết bệnh tình để họ có niềm tin vào cuộc sống hơn. Do đó, trong từng trường hợp cụ thể, chúng ta cần xác định tính lợi – hại của lời nói dối thì mới xét khẩu nghiệp nặng – nhẹ được.

Khẩu nghiệp loại 2: Chia rẽ, đâm chọc

Loại khẩu nghiệp thứ hai mà thegioimay.org nhắc đến đó là lời nói chia rẽ tình cảm, “đâm bị thóc, chọc bị gạo”. Người mang loại khẩu nghiệp này thường có tính ganh tị, thích chọc ngoáy vào nỗi đau của người khác. Họ không chịu để yên cho bất cứ ai mà cứ phải “đổ dầu vào lửa” thì mới thỏa mãn.

Ngoài ra, loại khẩu nghiệp này còn bao hàm cả những lời nói a dua, ba phải, hùa theo người khác để gây nhiễu loạn, hoặc câu nói sau mâu thuẫn với câu nói trước. Khi bạn ở gần người như vậy, bạn sẽ không biết đâu là thật, đâu là giả và đương nhiên, bạn sẽ không thể tin tưởng loại người này được.

Khẩu nghiệp loại 3: Xảo trá, thêu dệt

Người sở hữu loại khẩu nghiệp thứ ba là người thường xuyên thêu dệt vào câu chuyện của người khác. Từ đó, gây rắc rối cho họ, khiến họ bị hiểu lầm. Người này có sở thích vô cùng đặc biệt đó là: Nói móc, biến đổi câu chuyện theo ý mình, châm chọc người khác và rất thích trở thành “bà tám”. Cuộc sống của họ chẳng có gì ngoài việc: Hóng tin đồn người A, người B, rồi vắt óc suy nghĩ xem nên thêm/bớt chi tiết nào để tin đồn thêm thú vị.

Quả báo điển hình của người thích thêu dệt là: Bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, khinh thường, không muốn chia sẻ thông tin,… Thậm chí, vì tính cách xấu xa, người khẩu nghiệp còn có thể bị người ta trả đũa bằng nhiều cách khác nhau.

Khẩu nghiệp loại 4: Ác khẩu – Nặng nhất

Loại khẩu nghiệp thứ 4 chính là ác khẩu. Đây cũng là loại khẩu nghiệp nặng nhất, khó cứu vãn nhất. Mặc dù vậy nhưng hiện nay, có rất nhiều người phạm phải ác khẩu.

Người ác khẩu thường xuyên có những lời nói không đúng mực, thích mắng nhiếc, xỉ vả, châm chọc. Thậm chí, họ còn nguyền rủa khiến người bị họ nhắm vào gặp tổn thương. Trong đó, những người nào buông lời ác khẩu với người thân, người có ơn thì tội lỗi họ phạm phải sẽ càng nặng.

Khẩu nghiệp và quả báo đằng sau

Báo ứng của người khẩu nghiệp là gì?

Người khẩu nghiệp hay than vãn, chê bai hoàn cảnh sẽ chịu quả báo nghèo khổ
Người khẩu nghiệp hay than vãn, chê bai hoàn cảnh sẽ chịu quả báo nghèo khổ

Theo Đạo Phật, bất cứ thứ gì trên Trái Đất đều tuân thủ luật nhân – quả: Gieo nhân nào thì gặp quả ấy. Vì thế, khẩu nghiệp cũng không ngoại lệ. 

Tùy theo từng mức độ nặng – nhẹ của khẩu nghiệp mà mỗi người sẽ phải nhận quả báo khác nhau. Trong đó, ác nghiệp phải trả cái giá đắt nhất. Tùy vào mỗi người mà quả báo này có thể đến sớm hoặc muộn, nhưng nhất định là nó sẽ đến.

Những báo ứng mà người khẩu nghiệp thường hay phải trả nhất là:

  • Đối với người hay oán thán, “than thân trách phận”: Khó có được kết quả như họ mong muốn. Cuộc đời gặp nhiều vất vả, phong ba, giống như lời họ than trách.
  • Đối với người hay chửi rủa, chỉ trích người khác: Ít được mọi người yêu thích. Lúc họ gặp hoạn nạn thì không có ai cứu giúp.
  • Đối với người ba phải, thích nịnh nọt người khác: Mặc dù nhờ tài nịnh nọt, khẩu nghiệp mà người này có được sự thăng tiến nhưng vị trí đó sẽ không giữ được lâu, nhanh chóng bị hạ bệ. 
  • Đối với người xảo trá, thích đặt điều, thêu dệt câu chuyện: Bị mọi người xa lánh, khinh thường, không ai tin tưởng.
  • Đối với người chia rẽ, đâm chọc người khác: Không ai ưa, sớm muộn cũng có ngày bị người khác đâm chọc lại.
  • Đối với người ác khẩu: Mọi người xung quanh đều né tránh, không muốn dây dưa. Thậm chí, người này còn bị người khác trả thù.

Đó mới chỉ là những báo ứng mà người khẩu nghiệp gặp phải trước mắt. Còn theo luật nhân quả, về lâu dài, người này sẽ bị giảm phúc đi rất nhiều. Nếu tội nghiệp quá nặng thì họ có thể sẽ bị đày đọa địa ngục hoặc đọa xuống cõi ngạ quỷ, súc sinh.

>> xem thêm: Ấu Trĩ” Là Gì? Người Ấu Trĩ, Thiển Cận Sẽ Biểu Hiện Như Thế Nào?

Câu chuyện về báo ứng khẩu nghiệp

Chú Sa - di chê tỳ kheo có giọng nói giống chó sủa
Chú Sa – di chê tỳ kheo có giọng nói giống chó sủa

Dưới đây là một câu chuyện kinh điển về khẩu nghiệp trong Phật giáo, được kể lại để nhắc nhở mọi người chú ý tới lời ăn tiếng nói của mình hơn:

Xưa kia có một chú Sa – di chê một vị tỳ kheo có giọng nói như chó sủa khi đọc kinh Phật. Vì vị tỳ kheo này đã chứng thánh quả nên đã bảo chú sa – di sám hối với lời nói của mình nếu như không muốn bị đọa xuống 18 tầng địa ngục. Sa – di sợ hãi và đã nghe theo. Sau khi chú sa di sám hối thì báo ứng cho khẩu nghiệp bị giảm đi nhưng chú vẫn phải chịu đọa 500 kiếp làm chó (Đọa vào cõi súc sinh).

Chú thích: + Sa – di: Tên gọi để chỉ người xuất gia có đẳng cấp giới nhỏ, tuổi cũng nhỏ, thường dưới 20 tuổi.

                  + Tỳ kheo: Đây là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời.

Như vậy, chú Sa – di không chỉ xúc phạm tới vị tỳ kheo mà còn không ý thức được lời nói của mình nên đã phải nhận “trái đắng”.

Để biết được lời nói của mình có gây “khẩu nghiệp” hay không, bạn có thể kiểm nghiệm ngay trên thân mình. Khi phát ngôn về ai đó, nếu bạn cảm thấy người mệt, u ám thì chứng tỏ bạn vừa làm một điều gây tổn hại tới phước báu của mình. Ngược lại, khi bạn nói gì đó mà khiến bản thân vui vẻ, phấn chấn, hoan hỷ thì bạn đã tích thêm được phước báu cho mình.

>> xem thêm: “Quy Y” Là Gì? Ý Nghĩa Của Quy Y Tam Bảo Mà Bạn Cần Biết

Cách để bớt khẩu nghiệp, lời nói thị phi

Cách để hạn chế bớt khẩu nghiệp là kiểm soát kỹ lời trước khi nói
Cách để hạn chế bớt khẩu nghiệp là kiểm soát kỹ lời trước khi nói

Tu khẩu chính là việc mà bất cứ ai cũng nên thực hiện. Khi tiết chế được cái miệng lại thì ta sẽ thấy phước đức tích được từ việc này lớn hơn nhiều so với nhiều hình thức tu phô trương khác.

Để bớt đi khẩu nghiệp, cũng như tu tâm dưỡng tính tốt hơn, bạn hãy để ý tới những điều nhỏ nhặt trong lời nói hàng ngày như:

  • Không được lấy điều chưa tốt, xấu hổ của người khác ra để chê bai, diễu cợt, khích bác. Họ có làm gì thì cũng không liên quan tới bạn.
  • Không đặt điều, nói xấu, nói điều không đúng sự thật về người khác. Nếu như bạn không chắc chắn về thông tin mà mình định nói vậy thì hãy dừng lại. 
  • Không quát mắng, xả giận trước mặt người khác bằng những lời nặng nề, thô tục.
  • Không nói lời cay đắng với cha mẹ, người thân hay những người bề trên, có ơn đối với mình.
  • Không phỉ báng thần linh hay nói xấu các tín ngưỡng, tôn giáo cho dù bạn không tin, không ấn tượng như thế nào đi chăng nữa.

Điều cốt lõi nhất để giảm bớt khẩu nghiệp đó là: Bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói, “uốn lưỡi 7 lần”. Bởi lời nói thốt ra rất quan trọng, một khi lời nói đã được đưa ra rồi thì có đến “tứ mã” thì cũng “nan truy”, khó đuổi theo kịp.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình, không để cho sự nóng giận bộc phát thường xuyên. Vì khi con người ta nóng giận thì sẽ có xu hướng làm tổn thương người khác bằng lời nói.

Lời kết

Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã cùng thegioimay.org tìm hiểu khẩu nghiệp là gì? Quả báo thường gặp của loại nghiệp này và cách để bớt khẩu nghiệp lại. Chắc hẳn bạn đã có thể trả lời được hết câu hỏi đặt ra rồi đúng không? Hãy ghé qua website hàng ngày để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích, hữu dụng hơn nữa nhé!