Kỹ năng giao tiếp là gì? Có được nó bạn sẽ thay đổi cuộc đời

0
Tìm hiểu các thông tin chi tiết về kỹ năng giao tiếp
Tìm hiểu các thông tin chi tiết về kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là gì? Có được nó bạn sẽ thay đổi cuộc đời
5 (100%) 1 vote

Kỹ năng giao tiếp không chỉ mang lại nhiều mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, nó còn giúp các bạn thành công hơn trong công việc. Vậy kỹ năng giao tiếp là gì? Làm sao để giao tiếp giỏi? Hãy theo dõi các thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loại kỹ năng này.

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp (Communication skills) là tập hợp các quy tắc, cách ứng xử và tương tác đã được đúc kết bằng những kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp hằng ngày. 

Tuy nhiên, các bạn cũng có thể gọi nó là nghệ thuật giao tiếp. Bởi lẽ, đây không chỉ đơn thuần là giao tiếp mà còn có các kỹ năng khác như: Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu; kỹ năng thuyết phục, đồng cảm; kỹ năng sử dụng ngôn từ, hình thể;…. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, các bạn cần phải thường xuyên rèn luyện và áp dụng ở mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu các thông tin chi tiết về kỹ năng giao tiếp
Tìm hiểu các thông tin chi tiết về kỹ năng giao tiếp

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp 

Có nhiều người nghĩ rằng, đây chỉ là việc giao tiếp thông thường, sao phải quan tâm nhiều đến thế? Đó là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của giao tiếp. 

Mỗi ngày, tùy vào từng công việc mà các bạn có thể tiếp xúc với nhiều hay ít người. Nhưng nếu các bạn chủ quan, không chú tâm vào câu chuyện của họ, không để tâm đến cảm xúc của họ thì sẽ tạo cho bạn thói quen xấu và ảnh hưởng đến mối quan hệ đó. 

Khi đi gặp khách hàng, các bạn dùng ngôn ngữ và cách nói không phù hợp sẽ khiến cho họ khó chịu và không đạt được thỏa thuận.

Khi kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt, các bạn sẽ làm chủ được cuộc trò chuyện, giúp người đối diện cảm thấy được quan tâm và tôn trọng. Điều này, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều bạn mới, vị thế của bạn trong mắt người khác cũng sẽ tăng lên và mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp.

Giao tiếp giỏi ảnh hưởng rất lớn tới công việc và mối quan hệ xung quanh 
Giao tiếp giỏi ảnh hưởng rất lớn tới công việc và mối quan hệ xung quanh

Những điều cần lưu ý để giao tiếp sao khéo léo

Để có kỹ năng giao tiếp tốt và ứng xử khéo léo trong cuộc sống cũng như công việc, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây:

Nói rành mạch, dễ hiểu, không ngọng hay lắp

Cách diễn đạt rành mạch và dễ hiểu không chỉ giúp các bạn thể hiện sự tự tin, mà còn cả sự chuyên nghiệp nữa. Những từ ngữ như “à, ừm” cũng cần được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi câu nói của bạn. Khi trò chuyện với người khác, hãy nói năng dứt khoát, biết ngắt nghỉ đúng chỗ họ kịp hiểu ý và cũng là lúc để lấy lại năng lượng cho bản thân.

Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, các bạn cũng nên sử dụng ngôn từ và giọng điệu khác nhau. Không phải lúc nào các bạn cũng phải sử dụng những từ ngữ chuyên môn, hãy nói sao cho dễ hiểu nhất. Các bạn cũng cần phải cực kỳ cẩn trọng với ngữ pháp khi giao tiếp bởi có thể khiến người nghe hiểu sai nghĩa.

Tuyệt đối không nói dài, nói dai, nói dại

Sự thao thao bất tuyệt trong quá trình giao tiếp cũng không giúp các bạn chứng minh được mình là người học cao hiểu rộng. Ngược lại, nó sẽ cho mọi người thấy khó chịu và thậm chí là bị áp đặt. Quá trình giao tiếp là để 2 bên trao đổi thông tin, cùng chia sẻ suy nghĩ và mối quan tâm chung. Vì vậy, nếu một bên chỉ nói quá nhiều với những suy nghĩ của mình thì chắc chắn đối phương sẽ thấy chán nản và gần như sẽ không có thêm các cuộc trao đổi sau đó nữa.

Không nên nói dài, nói dai sẽ khiến đối phương khó chịu
Không nên nói dài, nói dai sẽ khiến đối phương khó chịu

Hiểu và tìm ra điểm chung của nhau

Như đã nói ở bên trên, mục đích của mỗi cuộc trò chuyện là để mọi người cùng thấu hiểu và chia sẻ với nhau những suy nghĩ chung. Sẽ là một điều tuyệt vời nếu như các bạn có thể tìm thấy một người đồng hành thực sự hiểu mình và có thể chia sẻ về mọi điều trong cuộc sống. 

Điều này một lần nữa khẳng định cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Lắng nghe không chỉ là để hiểu và đưa ra lời khuyên, mà còn là để thể hiện sự tôn trọng với người đối diện đang nói chuyện với mình.

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác

Hầu hết chúng ta đều nói nhiều hơn nghe trong cuộc đối thoại. Đó có thể là bởi vì chúng ta chưa thực sự biết cách lắng nghe ý kiến của người khác.

Lắng nghe ý kiến của người khác để cuộc đối thoại được hiệu quả
Lắng nghe ý kiến của người khác để cuộc đối thoại được hiệu quả

Trong quá trình giao tiếp, hãy dừng lại một chút để có thể lắng nghe ý kiến, giọng điệu và chú ý tới cả ngôn ngữ cơ thể của đối. Khi họ nhận thấy, các bạn đang thực sự lắng nghe sẽ thấy tin tưởng và cởi mở hơn. Họ thậm chí sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nữa khi bạn đặt câu hỏi về nội dung đang nói chuyện. 

Nói đúng suy nghĩ và kết hợp với ngôn ngữ hình thể

Cách tốt nhất để thể hiện sự khéo léo và chuyên nghiệp trong giao tiếp chính là trung thực và nói đúng suy nghĩ của bản thân. Nếu như các bạn đang cảm thấy khó chịu, tâm trạng không tốt, hãy cho người kia biết điều này. Hay khi không muốn tiếp tục nói về một chủ đề nào đó nữa, các bạn cũng cần nói ra suy nghĩ. Tất nhiên là phải nói sao cho khéo léo, chứ đừng thẳng quá sẽ làm cho đối phương phật ý. 

Ngoài ra, khi giao tiếp, các bạn cũng không được quên sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Đôi khi, những cử chỉ đó còn có ý nghĩa hơn cả trăm ngàn lần lời bạn nói. Dù giọng của bạn có cay nghiệt, khuôn mặt đang thể hiện sự khinh thường hay ánh mắt thích thú với câu chuyện, ngôn ngữ cơ thể sẽ cho thấy rõ cảm xúc và suy nghĩ với người đối diện.

Những yếu tố gây ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp

Có nhiều loại hình kỹ năng mà các bạn cần phải lĩnh hội và thực hành để trở thành một người giao tiếp thành thạo. Các kĩ năng này có thể sử dụng kết hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lắng nghe tích cực

Lắng nghe là kỹ năng cần thiết trong quá trình giao tiếp với người khác, đặc biệt là đồng nghiệp. Kỹ năng này giúp các bạn tập trung vào câu chuyện đời thường, chia sẻ những khó khăn trong công việc bằng cách phân tích, đóng góp ý tưởng và hỏi thêm các thông tin,… Nhờ vậy có thể kéo gần khoảng cách và tăng sự thân mật với các đồng nghiệp và tạo cảm hứng làm việc.

Lắng nghe - yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng giao tiếp 
Lắng nghe – yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng giao tiếp

Các bạn cũng nên lưu ý rằng để đạt được hiệu quả giao tiếp tối ưu thì không nên sử dụng điện thoại hay mạng xã hội khi giao tiếp với người khác. Các bạn sẽ tập trung hơn vào nội dung cuộc trò chuyện và đối phương không cảm thấy khó chịu.

Sự thân thiện

Trong công việc, các bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với đồng nghiệp bằng những câu hỏi đời thường về quê quán, thời tiết hay tình trạng sức khỏe với thái độ tích cực và luôn nở nụ cười trên môi. Điều này sẽ giúp các bạn có được thiện cảm hơn trong mắt người đối diện và cuộc đối thoại được thoải mái hơn.

Sự tự tin

Tự tin cũng là yếu tố then chốt cho việc thể hiện ý tưởng như phát biểu hay đóng góp ý kiến tại cuộc họp. Sự tự tin còn được thể hiện qua tương tác bằng mắt, ngồi thẳng lưng và mở rộng vai khi trao đổi các thông tin với người khác. Bên cạnh đó, sự tự tin còn giúp các bạn thành công hơn trong việc thuyết phục các nhà tuyển dụng để đỗ vào vị trí mong ước.

Trao đi và tiếp nhận phản hồi

Hiệu quả của giao tiếp phần lớn được đánh giá qua chất lượng của các phản hồi. Phản hồi càng sâu sắc và mang tính phản biện thì vấn đề đưa ra sẽ càng thu hút và có chiều sâu. Phản hồi nên tập trung vào giải quyết vấn đề, cung cấp các giải pháp để củng cố thêm tính bền vững và khả thi cho các dự án.

Trao đổi ý kiến với nhau để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất
Trao đổi ý kiến với nhau để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất

Nói rõ ràng, không nói quá to hay quá nhỏ

Giao tiếp hiệu quả hay không còn phải phụ thuộc nhiều vào âm lượng của giọng nói có vừa đủ, hợp tình huống và truyền đạt rõ ràng chưa. Khi muốn truyền đạt một thông điệp, các bạn cần điều chỉnh giọng nói trực tiếp hoặc các phương tiện truyền tải thông tin sao cho âm thanh đủ nghe và rõ ràng. Nói quá to sẽ khiến cho thông tin truyền đi kém hiệu quả và người nghe cảm thấy không được tôn trọng.

Sự đồng cảm

Bày tỏ sự đồng cảm đúng lúc với đối tượng giao tiếp sẽ góp phần duy trì được cuộc trò chuyện và đạt được mục đích giao tiếp. Ví dụ, trong trường hợp cần ứng phó với khách hàng đang tức giận, nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là giúp họ hạ nhiệt và thay đổi cảm xúc theo hướng tích cực hơn bằng cách lắng nghe. Khi lắng nghe ý kiến của khách hàng, nhân viên bán hàng có thể tìm được những gợi ý để giải đáp yêu cầu của khách hàng.

Sự tôn trọng

Song hành với đồng cảm chính là sự tôn trọng được thể hiện trong việc không ngắt lời người khác đang nói. Về phía chủ thể giao tiếp, có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ để đảm bảo mọi người đều có thể nghe được. Bên cạnh đó, việc ăn mặc phù hợp hoàn cảnh cũng sẽ mang đến sự thoải mái cho người nghe, từ đó tăng hiệu quả giao tiếp lên.

Hiểu nghĩa của ngôn ngữ ký hiệu

Bên cạnh lời nói thì các ngôn ngữ ký hiệu cũng có thể phát huy tác dụng trong việc truyền đạt thông điệp. Một cái gật đầu hay hành động giơ ngón tay cái thôi cũng có thể là tín hiệu đồng tình với các quan điểm được đưa ra. 

Các thông tin bên trên được chúng tôi chia sẻ cho các bạn về kỹ năng giao tiếp. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể tự rèn luyện và nâng cao trình độ giao tiếp của bản thân.