Kỹ năng đàm phán: Quy trình đàm phán luôn luôn thành công

0
Giai đoạn đưa ra kết quả cho buổi đàm phán
Giai đoạn đưa ra kết quả cho buổi đàm phán
Kỹ năng đàm phán: Quy trình đàm phán luôn luôn thành công
5 (100%) 1 vote

Kỹ năng đàm phán là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi người trong công việc. Trong các cuộc giao dịch, nếu có kỹ năng tốt thì các bạn sẽ dễ dàng đạt được thỏa thuận và mục tiêu đề ra. Vậy kỹ năng đàm phán là gì? Quy trình đàm phán hiệu quả diễn ra như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin ở dưới đây nhé!

Kỹ năng đàm phán là gì? 

Kỹ năng đàm phán chính là quá trình trao đổi và thảo luận giữa nhiều người để có thể đem đến một thỏa thuận chung có lợi cho các bên. Đây là một loại kỹ năng mềm kết hợp từ nhiều loại kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, lập kế hoạch,….

Tìm hiểu về kỹ năng đàm phán thuyết phục
Tìm hiểu về kỹ năng đàm phán thuyết phục

Trong công việc sẽ có những ý kiến bất đồng dẫn đến việc tranh chấp, căng thẳng. Lúc này, người có kỹ năng đàm phán có thể giải quyết được tình huống này và đưa ra những thỏa hiệp để cho cả hai bên đều cảm thấy hài lòng. 

Quy trình đàm phán luôn luôn thành công

Để kết quả cuộc đàm phán luôn thành công thì các bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng và có nhiều phương án để đề phòng cho bất cứ trường hợp nào xảy ra. Chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình đàm phán luôn mang đến thành công được nhiều người áp dụng để các bạn tham khảo.

Nghiên cứu và chuẩn bị trước khi đàm phán

  • Tìm hiểu đối tác: Trong một buổi đàm phán sẽ có sự góp mặt ít nhất là hai bên. Vì vậy các bạn cần phải chuẩn bị cho mình thông tin và tìm hiểu kỹ về đối tác của mình để buổi đàm phán được diễn ra suôn sẻ.
  • Xác định rõ vấn đề: Khi đàm phán, chúng ta sẽ cùng với đối tác, khách hàng xác định rõ những vấn đề còn đang thiếu sót trong hợp đồng. Từ đó tìm ra được hướng giải quyết trước và trong quá trình đàm phán sẽ tiến hành thương lượng.
  • Xác định mục tiêu đàm phán: Đàm phán là để cho các bên cùng đạt được mục đích mà mình mong muốn. Vì vậy, trước khi đàm phán các bạn cần phải xác định rõ mục tiêu của mình để đàm phán rõ ràng.
  • Xây dựng các phương án thay thế phù hợp: Không phải bất cứ một cuộc đàm phán nào cũng sẽ thành công. Vì vậy, các bạn nên chuẩn bị nhiều hướng xử lý cho các tình huống phát sinh sao cho phù hợp.

Tạo ấn tượng ban đầu tốt 

Ấn tượng ban đầu cũng rất quan trọng, vậy nên các bạn nên chuẩn bị trang phục và tác phong sao cho chỉn chu nhất. Nếu các bạn là một người có khiếu hài hước thì đừng ngại thể hiện nó ra, bởi vì đó cũng là cách khiến cho khách hàng cảm thấy thú vị hơn. 

Việc tạo ấn tượng ban đầu cũng ảnh hưởng đến kết quả của buổi đàm phánViệc tạo ấn tượng ban đầu cũng ảnh hưởng đến kết quả của buổi đàm phán
Việc tạo ấn tượng ban đầu cũng ảnh hưởng đến kết quả của buổi đàm phán

Trao đổi thông tin về buổi đàm phán

Ngoài việc sử dụng kỹ năng đàm phán thương lượng khi trao đổi các thông tin thì các bạn cần phải sử dụng thêm những kỹ năng khác như đặt câu hỏi, phân tích, lắng nghe, xử lý thông tin,…. Những kỹ năng này sẽ giúp buổi đàm phán diễn ra thuận lợi và hiệu quả tốt nhất.

Đưa ra lựa chọn để đôi bên cùng có lợi

Không phải cuộc đàm phán nào cũng mang lại kết quả đôi bên cùng có lợi, nhưng việc cân nhắc để đưa ra lựa chọn hướng tới các bên là điều chúng ta nên làm. Hành động này thể hiện rằng quan điểm của hai bên trong buổi đàm phán đó đều được cân nhắc. 

  • Học cách lắng nghe đối tác/khách hàng: Việc lắng nghe thể hiện được bạn tôn trọng đối tác và tôn trọng cuộc đàm phán đang diễn ra. Ngoài ra, việc lắng nghe đối tác và khách hàng còn giúp các bạn biết và hiểu rõ mục đích mà đối phương đang muốn khi đàm phán.
  • Không đưa ra lời đề nghị trước: Khi để cho đối tác đưa ra lời đề nghị trước, các bạn sẽ có cơ hội để thảo luận lại và chọn ra phương án tốt hơn. Do đó, đừng có vội vàng đồng ý ngay với phương án họ đưa ra đầu tiên, kể cả đó có là phương án mà chúng ta đang mong muốn. Hãy cùng thảo luận kỹ để xem có phương án tốt hơn nào không, rồi đưa ra quyết định chọn phương án cuối cùng.
  • Không vội chấp nhận lời đề nghị ban đầu: Thông thường, khi đưa ra lời đề nghị ban đầu thì họ sẽ chọn điều có lợi nhất, còn lời đề nghị thứ hai thì sẽ tốt cho cả hai bên. Vậy nên khi đàm phán, các bạn đừng vội vàng chấp nhận lời đề nghị đầu tiên của họ.
  • Không thương lượng quá nhiều: Việc thương lượng quá nhiều sẽ mất nhiều thời gian cho cả đôi bên mà chưa chắc có kết quả tốt hơn. Vậy nên, các bạn hãy hiểu rõ sản phẩm của mình, lắng nghe đối tác và thương lượng vừa đủ sẽ đem đến kết quả tốt nhất.
  • Sử dụng sự im lặng để tạo lợi thế: Im lặng cũng là một kỹ năng quan trọng được sử dụng nhiều khi đàm phán. Khi biết im lặng đúng lúc, các bạn sẽ có cơ hội nhận được kết quả mà mình mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng kỹ năng này để tạo lợi thế. Vì vậy, các bạn hãy nắm bắt thời điểm và chỉ dùng khi thật sự cần thiết thôi nhé!

Thỏa thuận kết quả chung cho buổi đàm phán

Đây là bước để đôi bên đưa ra được kết quả của buổi đàm phán. Vậy nên các bạn cần chú ý những điều sau đây để đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất.

Giai đoạn đưa ra kết quả cho buổi đàm phán
Giai đoạn đưa ra kết quả cho buổi đàm phán
  • Nắm bắt thời điểm đưa ra quyết định: Tất cả các buổi đàm phán đều có thời điểm vàng để các bên ra quyết định, kể cả là quyết định không tiếp tục tham gia đàm phán nữa. Việc chọn thời điểm để đưa ra quyết định rất quan trọng trong các cuộc đàm phán. Ngay khi nhận ra kết quả khó chấp nhận và phần thiệt nghiêng nhiều sang phía mình, thì tốt nhất là các bạn nên dừng thỏa thuận.
  • Không được để bản thân hối hận: Đàm phán là để đôi bên đều đạt được mục tiêu mà mình mong muốn. Thế nên, đừng vì đồng ý bất kỳ thỏa thuận nào hay kết thúc cuộc đàm phán mà các bạn cảm thấy hối hận. Thay vì gắng ép bản thân chấp nhận và hối tiếc thì các bạn nên tìm ra giải pháp khác để mình không thấy hối hận.

Ngoài ra bạn nên trau dồi thêm các kỹ năng:

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về kỹ năng đàm phán trong kinh doanh và quy trình thực hiện mang lại hiệu quả tốt nhất; hy vọng đã mang đến những kiến thức bổ ích để các bạn có thể rèn luyện nâng cao và áp dụng hiệu quả trong công việc.