Lên thác xuống ghềnh là gì? Những điều cần biết về câu thành ngữ này

0
Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”
Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”
Lên thác xuống ghềnh là gì? Những điều cần biết về câu thành ngữ này
5 (100%) 1 vote

Lên thác xuống ghềnh là câu thành ngữ được ông cha ta sử dụng để răn dạy con cái về ý chí bền bỉ. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của lên thác xuống ghềnh là gì? Vậy nên trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết để các bạn có thể hiểu rõ hơn về câu thành ngữ này nhé!

Lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì?

Câu thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” dùng để chỉ những hành động dám vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống của một ai đó. Chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích chi tiết về từng từ cấu thành nên câu thành ngữ này để hiểu được ý nghĩa mà nó đem lại. 

Theo đó, “lên” và “xuống” chính là 2 từ dùng để chỉ 2 hành động trái ngược nhau với 2 chiều hướng hoàn toàn khác nhau. Thác – ghềnh đều là những nơi vô cùng nguy hiểm ở sông núi.

Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”
Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”

Từ đó, chúng ta có thể thấy được câu thành ngữ này đang nói đến những sự khó khăn, cực khổ và nguy hiểm khi làm một việc gì đó khiến con người cảm thấy mệt nhọc. 

Câu thành ngữ này thực chất là dùng để nhắc đến những người lao động tay chân, làm nổi bật lên sự khó khăn như lên núi đao xuống biển lửa mà họ đã phải trải qua. Ngoài ra, câu thành ngữ này còn dùng để nói tới sự cố gắng, nỗ lực để vượt qua khó khăn, trở ngại và gian nan để tiếp tục hoàn thành công việc.

Tóm lại, ý nghĩa của lên thác xuống ghềnh là chỉ các hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự vượt qua được mọi khó khăn, vất vả. Đồng thời, nó cũng thể hiện được ý chí của những người tuy có cuộc đời bấp bênh, vất vả nhưng họ đã biết vượt lên trên nghịch cảnh để có thể tiến lên. 

Đặt câu với thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”

Sau khi tìm hiểu các thông tin bên trên chắc chắn các bạn đã phần nào hiểu được ý nghĩa của câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh là gì rồi. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số câu được đặt với thành ngữ này.

Đặt câu chứa thành ngữ lên thác xuống ghềnh
Đặt câu chứa thành ngữ lên thác xuống ghềnh
  • Cha mẹ đã phải lên thác xuống ghềnh, trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả để nuôi chúng ta khôn lớn như ngày hôm nay.
  • Ông cha ta đã phải lên thác xuống ghềnh mới có thể cho chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay.
  • Để có thể thoát khỏi cảnh nghèo khổ, anh ấy đã phải lên thác xuống ghềnh và chịu biết bao gian nan, vất vả. 

Một số câu thành ngữ tương tự như câu “Lên thác xuống ghềnh”

Sau khi tìm hiểu lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số câu thành ngữ, tục ngữ khác có ý nghĩa tương tự như câu này. Cụ thể như sau:

  • Chân cứng đá mềm: Đây là câu thành ngữ dùng để nói về sức lao động của con người có thể chiến thắng được mọi khó khăn, thử thách.
  • Ba chìm bảy nổi: Câu này nói về cuộc đời vất vả, phải sống cuộc sống phiêu bạt, long đong và chịu nhiều khổ sở cùng khó khăn. 
  • Có vất vả mới thanh nhàn – Không dưng ai dễ cầm tàn che cho: Câu ca dao này có ý nghĩa là phải vất vả lao động thì mới có thể gặt hái được những thành công. Không phải tự nhiên mà nhiều người có thể thành đạt, được nhiều người kính trọng và có người hầu hạ cầm tàn lọng che cho, họ đã phải trải qua vất vả, gian nan mới có lúc được thanh nhàn và có ngày thành đạt. 
Một số câu thành ngữ tương tự với câu lên thác xuống ghềnh
Một số câu thành ngữ tương tự với câu lên thác xuống ghềnh
  • Nước lã mà vã nên hồ – Tay không nổi được cơ đồ mới ngoan: Ý nghĩa của câu nói này là chỉ từ nước lã mà có thể làm thành hồ, từ tay không mà có thể tạo dựng nên sự nghiệp thì mới thật sự là những người tài giỏi và ngoan cường. Từ đó, muốn nhắn nhủ tới chúng ta rằng đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Từ bàn tay trắng mà chúng làm nên chuyện được thì mới đáng trân trọng và đáng khâm phục. 
  • Ai ơi giữ chí cho bền – Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai: Câu ca dao này muốn khuyên chúng ta là dù làm việc gì thì cũng phải luôn giữ vững lập trường của bản thân. Dù có gặp phải khó khăn hay những người xung quanh có thay đổi hướng thì việc của ta thì ta cứ làm. Như vậy thì mới có thể đi tới đích và có kết quả được.
  • Có chí làm quan, có gan làm giàu: Nếu chúng ta thật sự có quyết tâm và lòng gan dạ, gặp khó khăn nguy hiểm gì cũng không bị chùn bước thì sẽ làm nên được sự nghiệp. Muốn có danh vọng, địa vị và trở nên thành công thì cần phải có chí hướng, hoài bão lớn. Cũng giống như việc muốn làm giàu thì cần phải chấp nhận có rủi ro, phải thông minh và sáng suốt khi đầu tư.
  • Chớ có vì nghẹn một miếng mà bỏ cả bữa ăn – Chớ có vì ngã 1 lần mà chân không bước tiếp: Đang ăn cơm dù có bị nghẹn thì khi hết nghẹn rồi vẫn nên ăn tiếp. Mới có vấp ngã một lần mà sợ sệt đứng yên một chỗ không đi tiếp thì sẽ không thành công được. Câu nói này có ý muốn khuyên con người ta là không nên nhụt chí. 
  • Ai đội đá mà sống ở đời: Câu thành ngữ này thường hay được cha mẹ sử dụng để răn dạy con cái cần phải sớm tự lực cánh sinh, không nên quá ỷ lại vào người khác. 
  • Kiến tha lâu đầy tổ: Câu này đã lấy hình ảnh những con kiến tuy nhỏ bé nhưng nhờ có sự kiên trì, bền bỉ mà có được những thành tựu. Các cụ đã khuyên răn con cháu của mình rằng nếu chịu khó tích lũy thì cũng sẽ sớm có được những thứ mình muốn. Sự kiên nhẫn chính là điều cần thiết trong cuộc sống, nó có thể mang lại cho cho chúng ta một kết quả bất ngờ và thú vị. 

Có thể bạn quan tâm:

Như vậy qua những thông tin trong bài viết này, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của câu thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” rồi đúng không nào? Nếu còn thắc mắc gì về nội dung trong bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để được chúng tôi giải đáp chi tiết nhất.