Nhân sinh quan là gì? Ý nghĩa trong phật giáo, triết học và bài học

0
Nhân sinh quan là từ mà ít nhiều chúng ta đã nghe qua một lần
Nhân sinh quan là từ mà ít nhiều chúng ta đã nghe qua một lần
Nhân sinh quan là gì? Ý nghĩa trong phật giáo, triết học và bài học
5 (100%) 1 vote

Nhân sinh quan là một từ mà ít nhiều bạn cũng đã nghe qua. Đó có thể là do người khác nhắc đến hay do báo đài truyền tải. Vậy nhân sinh quan là gì? Nó có ý nghĩa gì trong Phật giáo và triết học nói chung? Cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!

Nhân sinh quan là gì?

Nhân sinh quan là từ mà ít nhiều chúng ta đã nghe qua một lần
Nhân sinh quan là từ mà ít nhiều chúng ta đã nghe qua một lần

Để biết chi tiết nhân sinh quan là gì thì mời bạn hãy theo dõi phần nội dung dưới đây:

Tìm hiểu khái niệm nhân sinh quan

Theo từ điển tiếng Việt, nhân sinh quan có nghĩa là một hệ thống quan điểm về cuộc đời, bao gồm: Lẽ sống, lý tưởng sống, mục đích sống,… Khi đã có nhân sinh quan thì ta sẽ trả lời được những câu hỏi như: “Ta sống trên đời để làm gì?”, “Sống với mục đích gì?”, “Sống như thế nào?”,…

Nhân sinh quan đóng vai trò quan trọng đối với cuộc đời con người vì ai cũng phải có mục đích sống, mục đích tồn tại của riêng mình. Nó chính là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, hành vi và chi phối hoạt động của mỗi người. 

Việc nghiên cứu về nhân sinh quan chính là nghiên cứu về tư tưởng, thái độ, hành vi, lối sống của con người. Nhân sinh quan không cố định mà sẽ thay đổi để phù hợp với yếu tố thời thế. Vì vậy, mỗi thời đại khác nhau thì con người cũng sẽ có nhân sinh quan khác nhau.

Nhân sinh quan là gì trong tiếng Anh?

Nếu bạn đang thắc mắc nhân sinh quan tiếng Anh là gì thì câu trả lời sẽ là: Humanism. 

Nhân sinh quan trong triết học nghĩa là gì?

Khái niệm nhân sinh quan trong triết học
Khái niệm nhân sinh quan trong triết học

Triết học thường đưa ra các lý luận, nguồn gốc, cách diễn giải về sự tồn tại của nhân sinh quan, thế giới quan.

Khác với động vật thông thường, con người là động vật bậc cao nhất nên có khả năng nhìn nhận về cuộc sống, đưa ra những quan điểm của riêng mình về thế giới xung quanh. Nếu xét ở cuộc sống thường nhật thì các quan điểm ấy là nhân sinh quan tự phát. Nhưng nếu nó được các nhà tư tưởng khái quát, đúc kết lại thì nó sẽ nâng cao thành lý luận và tạo nên một nhân sinh quan tự giác, mang đầy tính nguyên lý của triết học.

Trong triết học, nhân sinh quan và thế giới quan là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn với nhau. Thế nhưng, nếu xét về phạm vi thì nhân sinh quan nhỏ hơn thế giới quan rất nhiều, nó chỉ là một bộ phận của thế giới quan mà thôi. Ở đây, nhân sinh quan gồm các quan niệm về cuộc sống của con người như: Lẽ sống, mục đích, ý nghĩa, sứ mệnh,…

Nhân sinh quan thể hiện sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ đó, thể hiện nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong từng chế độ xã hội. Những điều mong muốn ấy thúc giục họ phải có sự hành động. Trong xã hội có giai cấp thì nhân sinh quan cũng có giai cấp để mang lại sự phù hợp cho xã hội.  

Nhân sinh quan trong Phật giáo là gì?

Tìm hiểu về nhân sinh quan trong Phật giáo
Tìm hiểu về nhân sinh quan trong Phật giáo

Trong Phật giáo, nhân sinh quan được gắn liền với sự hình thành và phát triển của Phật giáo trong tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ cổ xưa. Ngoài ra, nhân sinh quan Phật giáo còn xuất phát từ tấm lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn, giải thoát con người trong bể khổ.

Như vậy, nhân sinh quan trong Phật giáo chính là hệ thống các quan niệm, quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc, bản chất của con người. Nó sẽ chi phối cũng như định hướng mục tiêu, thái độ và giá trị sống của con người. Mục đích của nhân sinh quan Phật giáo chính là giúp con người tự nhận thức được chính mình, tìm ra con đường đi đúng đắn để thoát khỏi bể khổ trầm luân.

Nhân sinh quan Phật giáo tập trung vào 2 điểm cơ bản là: Sự khổ não và sự giải thoát con người ra khỏi nỗi khổ. Sự “khổ” ở đây là sự luân hồi, sự tất yếu không thể tránh khỏi. Đức Phật đã nói rằng “Đời là bể khổ”, cả cuộc đời con người sẽ đều gắn với nỗi khổ, chỉ tới khi nào chúng ta chịu được nỗi thống khổ đó thì mới có thể trưởng thành.

Muốn thoát ra khỏi bể khổ thì con người cần có quá trình tu tập, tu thân dưỡng tính, tích công đức để tự giúp mình thoát ra khỏi vòng luân hồi, nghiệp chướng.

Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo

Nhân sinh quan Phật giáo gồm hai nội dung chính là về con người và cuộc đời con người
Nhân sinh quan Phật giáo gồm hai nội dung chính là về con người và cuộc đời con người

Nhân sinh quan Phật giáo sẽ bao gồm những hệ thống luận điểm của con người, cụ thể là:

Luận điểm về con người

Phật giáo sẽ tập trung vào học thuyết cấu tạo ở con người cũng như học thuyết về sự xuất hiện và tái sinh. Theo đó, con người sẽ được cấu tạo từ những yếu tố trong thuyết Danh sắc và lục đại:

  • Thuyết Danh sắc: Con người được cấu tạo nên từ 2 phần là tinh thần và vật chất.
  • Thuyết Lục đại: Con người cấu tạo từ 6 yếu tố là Đại – Thủy – Hỏa – Phong – Không – Thức. Trong đó, 5 yếu tố: “Đại – Thủy – Hỏa – Phong – Không” đều thuộc về phạm trù vật chất còn yếu tố “Thức” thuộc về phạm trù tinh thần. 

Như vậy, nếu so sánh giữa thuyết Lục đại và thuyết Danh sắc, ta sẽ thấy thuyết Lục đại có phần nghiêng về yếu tố vật chất nhiều hơn trong khi thuyết Danh sắc có sự cân bằng giữa tinh thần và vật chất.

Luận điểm về cuộc đời con người

Nhân sinh quan Phật giáo cho rằng: Mọi sự mất đi ở chỗ này là để xuất hiện ở chỗ khác (Chính là luân hồi). Trong khi biểu hiện nghiệp sinh tử theo luân hồi và giải thoát cho chúng sinh khỏi nghiệp nhân quả luân hồi do sinh tử, Đức Phật đã nêu ra khái niệm Tứ diệu đế và thập nhị nhân duyên.

Trong đó, Tứ diệu đế là 4 chân lý con người cần phải nhận thức để được giải thoát là: Khổ đế, tập đế, đạo đế, diệt đế:

  • Khổ đế: Là mọi nỗi khổ của con người trong thế gian. Trong chúng ta, ai cũng đều có nỗi khổ riêng. Người giàu có nỗi khổ của người giàu (Sợ mất tiền, sợ bị cướp, sợ này sợ kia), người nghèo có nỗi khổ của người nghèo (Khổ vì thiếu ăn, thiếu mặc, khổ vì phải nay đây mai đó,…). Hoặc đó cũng có thể là nỗi khổ của sinh, lão, bệnh, tử,…
  • Tập đế: Là sự thật về nguyên nhân đằng sau nỗi khổ của con người, đó chính là sự vô minh, là cội nguồn của tham – sân – si, khiến cho con người ta rơi vào nỗi khổ tận cùng.
  • Diệt đế: Chính là sự tận diệt nỗi khổ đau, giúp con người kết thúc vòng luân hồi sinh tử, đạt được cảnh giới của sự giác ngộ, đó là Niết bàn tịch diệt.
  • Đạo đế: Đây chính là con đường đi tới sự giác ngộ. Một khi con người đã tới cấp bậc này thì có thể tự chấm dứt khổ đau của mình và đi theo con đường hạnh phúc mà Đức Phật đã vạch ra.

Thập nhị nhân duyên là phép tu hành của Duyên giác thừa, nó chủ yếu quan sát mọi sự vật cho đến luân hồi đều là do nhân duyên. Khi nhân duyên hội họp thì gọi là sinh, còn khi nhân duyên đứt đoạn, tan rã thì gọi là diệt. Thập nhị nhân duyên sẽ bao gồm: Vô minh (Sự u mê), hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới đời sống tinh thần

Những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới đời sống tinh thần người Việt Nam
Những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới đời sống tinh thần người Việt Nam

Vì Việt Nam là một đất nước mà Phật giáo đã du nhập vào rất sớm nên triết lý nhân sinh Phật giáo đã ảnh hưởng tới nhân sinh quan của chúng ta.

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới đạo đức

Phật giáo sớm đã trở thành một bộ phận hợp thành đạo đức và sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam, góp phần dựng nên một lối sống lành mạnh, nề nếp, giản dị. Lý do khiến Phật giáo có thể ảnh hưởng sâu đậm tới đạo đức của người Việt như vậy là vì nó có nhiều điểm tương đồng với chuẩn mực đạo đức của người Việt. 

Ví dụ như đề cao tinh thần: Giúp người giúp đời, khuyến khích làm việc thiện, đề cao sự bao dung, từ bi, đề cao chữ hiếu, lòng biết ơn,… Đồng thời nó cũng giúp hạn chế sự suy thoái đạo đức trong xã hội. Phật giáo cũng đưa ra những chuẩn mực đạo đức để con người rèn luyện, như: Không t.r.ộ.m c.ắ.p, không t.à d.â.m, không nói dối,…

Ảnh hưởng tới lối sống của người Việt Nam

Đức Phật đã dạy rằng: “Thi ân đừng cầu đền đáp vì cầu đề đáp là thi ân có mưu tính”. Nghĩa là đã mang sức mình đi giúp người, giúp đời, đi làm việc thiện rồi thì hãy mang tâm thế cho đi, không cầu người khác đền đáp lại mình. Nếu như có chút sự mong cầu trong đó thì không phải là việc làm xuất phát từ đáy lòng nữa rồi. Quan điểm này đang rất được coi trọng và lĩnh hội ở nước ta. 

Ảnh hưởng tới văn hóa của nhân sinh quan Phật giáo

Trong đời sống văn hóa Việt Nam, Phật giáo đã hòa nhập trong cộng đồng xã hội, trở thành một bộ phận văn hóa tinh thần. Từ đó, góp phần tạo nên một bản sắc văn hóa dân tộc phong phú. 

Một trong những đóng góp văn hóa nổi bật của Phật giáo chính là chùa chiền. Chùa rất gần gũi với nhân dân bởi mỗi ngôi làng đều có một ngôi chùa làng. Đây là nơi góp phần tích cực trong việc hình thành tư tưởng, đạo đức cho nhân dân.

Ngoài ra, Phật giáo cũng luôn gắn liền với các lễ hội dân gian, văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam nói chung. Ví dụ như: Lễ hội chùa Bái Đính, chùa Hương, chùa Tam Chúc, hội xuân Ngọa Vân, hội hoa Mẫu đơn Phật tích,… Những lễ hội này không chỉ có sự tham gia của các tăng ni, phật tử mà còn thu hút rất đông đảo người dân tới tham gia. 

Nhờ đó, lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu về tâm linh mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện sự “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn các thế hệ đi trước,… Đồng thời, đem lại cho con người trải nghiệm, giúp cân bằng và củng cố đức tin. Từ đó, hướng tới các giá trị chân – thiện – mỹ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể ban quan tâm:

Lời kết

Trên đây là nội dung mà thegioimay.org muốn chia sẻ với bạn về: Nhân sinh quan là gì? Có thể nói, nhân sinh quan đối với mỗi người chúng ta rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tới mọi suy nghĩ, thái độ hay hành vi của bạn. Đừng quên truy cập website thường xuyên để chúng ta cũng tìm hiểu thêm về nhiều chủ đề trong các bài viết khác bạn nhé!