Ý chí là gì? Duy ý chí là gì? Khác nhau như thế nào

0
Cùng thegioimay.org tìm hiểu ý chí là gì?
Cùng thegioimay.org tìm hiểu ý chí là gì?
Ý chí là gì? Duy ý chí là gì? Khác nhau như thế nào
5 (100%) 1 vote

Khi một người muốn gắng sức thực hiện một hành động nào đó thì đều cần tiêu hao ý chí. Vậy ý chí là gì trong tâm lý học? Nó có những tính chất cơ bản nào? Duy ý chí là gì? Có khác gì với ý chí? Không để bạn thắc mắc, tất cả các câu hỏi đều được giải đáp trong bài viết dưới đây, bạn hãy theo dõi nhé!

Tìm hiểu ý chí là gì?

Cùng thegioimay.org tìm hiểu ý chí là gì?
Cùng thegioimay.org tìm hiểu ý chí là gì?

Ý chí là mặt năng động của ý thức, nó biểu hiện năng lực tự thực hiện hành động bằng sự khắc phục những rào cản khó khăn. Ý chí cũng là hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người, nó cho phép chúng ta vượt qua khó khăn để đạt được mục đích đã đặt ra từ trước.

Chỉ có động vật bậc cao, phát triển về khả năng tư duy như con người chúng ta thì mới có thể có ý chí. Nó được hình thành trong suốt quá trình lao động. Ngay cả một hành vi đơn giản như săn bắt thời xa xưa cũng đòi hỏi con người phải có phẩm chất ý chí nhất định.

Giá trị chân chính của ý chí không phụ thuộc vào cường độ của nó (Mạnh hay yếu) mà quan trọng ở chỗ nó hướng tới điều gì.

Ví dụ: Ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ mang một nguồn năng lượng vô cùng to lớn, thúc đẩy con người ta làm nên những điều phi thường, bởi đây là một mục tiêu cao cả, có ý nghĩa.

Ngược lại, ý chí của một kẻ muốn làm giàu rất mạnh mẽ nhưng lại bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích thì đó không phải là ý chí chân chính. Do đó, chúng ta cần phân biệt giữa cường độ ý chí và nội dung đạo đức của ý chí.

Các phẩm chất cơ bản của ý chí là gì?

Ý chí có 4 phẩm chất cơ bản là: Tính độc lập, tính mục đích, tính quyết đoán và tính kiên trì tự chủ.

Tính mục đích của ý chí

Tính mục đích của ý chí giúp chúng ta tự nhận thức được điều bản thân muốn làm
Tính mục đích của ý chí giúp chúng ta tự nhận thức được điều bản thân muốn làm

Tính mục đích là một phẩm chất quan trọng của ý chí, đây là kỹ năng mà con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình. Nhờ có tính mục đích của ý chí mà họ biết điều mình muốn làm là gì.

Tính mục đích của ý chí sẽ phụ thuộc vào thế giới quan và những nguyên tắc đạo đức của người đó. Ngoài ra, nó còn mang đặc trưng của giai cấp. Vì thế, khi xem xét tính mục đích thì ta không chỉ quan tâm tới mặt hình thức mà còn cần phải chú trọng tới nội dung. 

Ví dụ: Cùng là mục đích làm giàu, kiếm được nhiều tiền: Có người không từ thủ đoạn, làm ra cả những việc trái với pháp luật để đạt được mục đích. Có người chọn con đường làm ăn chân chính, dù chậm mà chắc, từng bước đạt được mục tiêu ấy. Rõ ràng, nội dung của chúng hoàn toàn khác nhau.

Tính độc lập của ý chí

Tính độc lập chính là năng lực quyết định và thực hiện hành động như đã dự định mà không chịu sự ảnh hưởng của người khác.

Nói một cách đơn giản, tính độc lập sẽ giúp người thực hiện không trở nên a dua, ba phải. Họ biết được điều họ muốn hướng đến là gì và kiên trì thực hiện theo điều đó. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt tính độc lập và tính bảo thủ. Tính bảo thủ chính là việc một người không chịu nghe ý kiến của bất cứ ai, dù cho ý kiến của người khác là đúng hay sai. 

Còn tính độc lập không có nghĩa là không phục tùng theo ý kiến của người khác, tôn trọng lợi ích của tập thể. Khi cần thiết, người có tính độc lập vẫn có thể thay đổi quyết định của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

Nhờ có tính độc lập của ý chí mà con người có thể gia tăng sự tự tin cho chính mình, biết được năng lực của bản thân tới đâu và không bị dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Tính quyết đoán của ý chí

Tính quyết đoán chính là khả năng đưa ra quyết định dứt khoát, kịp thời, ít bị dao động hay phụ thuộc người khác. Tính quyết đoán không thể hiện ở sự thiếu suy nghĩ, bồng bột, cảm tính, thích gì làm nấy mà nó dựa trên sự cân nhắc, tính toán kỹ càng. 

Để có tính quyết đoán thì người sở hữu trước hết cần có sự dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Ngược lại, nếu là người thiếu quyết đoán thì sẽ biểu hiện rõ sự do dự, chần chừ, không dám quyết định hay đưa ra ý kiến.

Tính quyết đoán chính là một trong số những tính cách cần có của người thành công.

Tính kiên trì của ý chí

Tính kiên trì của ý chí 
Tính kiên trì của ý chí

Tính kiên trì thể hiện ở chỗ người sở hữu nó sẽ vượt qua khó khăn để đạt được mục đích như đã đề ra ban đầu. Họ không cảm thấy mệt mỏi, chán nản hay bế tắc mỗi khi phải đương đầu với trở ngại. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt tính kiên trì với sự lì lợm, bảo thủ vì ranh giới giữa chúng khá mong manh. Sự khác biệt chủ yếu là: Người có tính kiên trì vẫn sẽ biết dừng lại đúng lúc, chịu tiếp nhận ý kiến của người khác còn người có tính bảo thủ thì sẽ khăng khăng làm theo ý mình, dù người khác có làm gì đi chăng nữa.

Tính tự chủ

Hiểu một cách đơn giản, tính tự chủ là khả năng làm chủ bản thân, làm chủ chính mình. Người có tính tự chủ sẽ dễ dàng kiểm soát tốt cảm xúc của họ. Nhờ đó, tính tự chủ giúp người sở hữu khắc phục được sự cục cằn cũng như các trạng thái tâm lý khác: Hoang mang, lo sợ, hoài nghi,… trong mối quan hệ với những người khác.

Phẩm chất ý chí này thường biểu hiện rõ nhất trong phạm vi điều chỉnh cảm xúc và điều chỉnh hành vi của con người trong giao tiếp.

Tầm quan trọng của ý chí trong đời sống ra sao?

Ý chí rất quan trọng trong đời sống vì giúp ta vượt qua khó khăn
Ý chí rất quan trọng trong đời sống vì giúp ta vượt qua khó khăn

Trong cuộc sống, trở ngại thường xuyên xuất hiện và có thể đánh ngã chúng ta nếu chúng ta không thực sự kiên trì với mục tiêu ban đầu. Lúc này, ý chí sẽ giúp con người có thêm niềm tin và sức mạnh trong cuộc sống, có thêm năng lượng tích cực để đương đầu với khó khăn, thử thách.

Ai cũng có thể gặp phải thất bại nhưng điều quan trọng là ta phải biết đứng lên, làm tiếp, đi tiếp. Điều này sẽ cần tới một lượng ý chí vô cùng lớn. Tào Tháo đã có một câu nói nổi tiếng sau trận Xích Bích: “Trên thế gian này chưa từng có vị tướng nào trăm trận trăm thắng cả, chỉ có bại mà không nản, càng bại càng dũng cảm, tới cuối cùng sẽ là người giành chiến thắng”.

Có thể bạn quan tâm:

Chủ nghĩa duy ý chí là gì?

Chúng ta đã biết ý chí là gì qua phần nội dung phía trên. Có thể thấy, ý chí là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên phẩm chất của con người. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tuân theo ý chí mà không tuân theo quy luật khách quan hay chỉ coi ý chí là điều quan trọng mà không quan tâm tới thực tiễn thì đây lại là duy ý chí.

Nói một cách đơn giản, duy ý chí chính là việc một người nhìn nhận, đánh giá sự việc theo cảm tính chủ quan, tự coi ý kiến của mình là luôn đúng, thậm chí là “duy nhất đúng”. Họ thường có tư tưởng nóng vội, muốn nhanh đạt được kết quả mà “đốt cháy giai đoạn”. Vì vậy mà người duy ý chí không lường trước được khó khăn, trở ngại do cả yếu tố chủ quan và khách quan gây ra.

Hiện nay, có khá nhiều người mắc phải căn bệnh duy ý chí. Điều này sẽ càng tai hại nếu người mắc lại là cán bộ, người có chức, có quyền. Bởi họ sẽ dễ đưa ra các quyết định sai lầm, mặc dù “nghe rất lý tưởng” nhưng thực chất lại không khả thi, không phù hợp với hoàn cảnh, không áp dụng được cho thực tiễn.

So sánh giữa ý chí và duy ý chí

Như vậy điểm khác biệt cơ bản của ý chí và duy ý chí chính là mức độ xem xét, tôn trọng thực tiễn. Một người có ý chí vẫn có thể tôn trọng ý kiến người khác, đưa ra quyết định dựa theo thực tế, hoàn cảnh. Trong khi đó, người duy ý chí lại chỉ làm theo ý muốn của mình, không quan tâm gì tới sự khách quan hay thực tiễn.

Lời kết

Bài viết trên đây đã mang tới cho bạn câu trả lời cho: Ý chí là gì? Duy ý chí là gì? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn, đừng quên ghé qua website thegioimay.org thường xuyên hơn để cập nhật bài viết khác thú vị hơn nhé!