Mật độ dân số là gì? Cách tính và những thông tin cần biết

0
Tìm hiểu khái niệm mật độ dân số là gì?
Tìm hiểu khái niệm mật độ dân số là gì?
Mật độ dân số là gì? Cách tính và những thông tin cần biết
5 (100%) 1 vote

Mật độ dân số là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của một khu vực địa lý hay một quốc gia. Vậy mật độ dân số là gì? Cách tính ra sao và có mấy loại mật độ dân số? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của thegioimay.org để có được câu trả lời chi tiết bạn nhé!

Mật độ dân số là gì?

Tìm hiểu khái niệm mật độ dân số là gì?
Tìm hiểu khái niệm mật độ dân số là gì?

Để hiểu rõ mật độ dân số là gì trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nghĩa của hai từ “mật độ” và “dân số”.

“Dân số” là tập hợp một số người sinh sống trong một quốc gia, khu vực địa lý hay một đơn vị hành chính. Còn “mật độ” có thể hiểu là một đại lượng thể hiện cho số lượng vật chất trên mỗi đơn vị chiều dài, diện tích hay thể tích.

Như vậy, tổng hợp lại thì mật độ dân số là đại lượng thể hiện đặc trưng số dân trên một đơn vị diện tích. Trong đó, có thể tính mật độ dân số cho toàn quốc hoặc tính riêng từng khu vực hành chính: Tỉnh, quận, huyện, xã,… để phản ánh tình hình phân bố dân cư tại khu vực đó trong một thời gian nhất định.

Cách tính mật độ dân số ra sao?

Tính mật độ dân số đơn giản chỉ qua 3 bước
Tính mật độ dân số đơn giản chỉ qua 3 bước

Công thức chung nhất để tính mật độ dân số đó là: Lấy tổng số dân chia cho diện tích đất.

Vì thế, bước đầu tiên chúng ta cần làm đó là phải thu thập số liệu:

  • Xác định diện tích: Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ số và sự phổ biến của mạng Internet mà chúng ta có thể lấy ngay số liệu có sẵn trên mạng, không cần trực tiếp phải đi đo đạc mà con số vẫn có tính chính xác cao.

Nếu bạn muốn xác định diện tích của một xã, một huyện hay cả tỉnh, bạn chỉ cần lên Google rồi tìm kiếm trên thanh công cụ. Ví dụ: Khi bạn search từ khóa “Diện tích Hà Nội” thì ngay lập tức bạn đã nhận được một kết quả chính xác.

  • Xác định dân cư: Số liệu về diện tích thường mang tính cố định, ít thay đổi theo thời gian. Trong khi đó, số liệu về dân số thì thường xuyên biến động, tăng giảm từng ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ cần lấy một con số gần đây nhất có thể là được và không nên sử dụng số liệu đã quá cũ.

Mẹo: Nếu bạn muốn tìm hiểu dân số ở các tỉnh thành trên cả nước thì hãy ưu tiên sử dụng nguồn dữ liệu từ Tổng cục Thống Kê vì đây là nguồn thông tin uy tín. Còn nếu bạn muốn khảo sát dân số của một quốc gia trên Thế Giới thì hãy sử dụng CIA World Factbook.

Trong trường hợp bạn muốn có số liệu từ một khu vực nhỏ hẹp mà trước đây chưa từng công bố chi tiết về số dân thì bạn sẽ phải tự mình tìm hiểu, đưa ra ước lượng chính xác.

  • Đổi đơn vị đo cho đồng bộ: Sau khi đã có số liệu về số dân và diện tích của khu vực rồi thì bước tiếp theo bạn cần làm là cân đối dữ liệu. Lúc này, bạn sẽ phải quy đổi các đơn vị sao cho tương xứng và hợp nhau. Ví dụ: Nếu đã sử dụng km2 thì nên để diện tích của mọi khu vực là km2. Tránh trường hợp một nơi bạn dùng km2, một nơi bạn dùng là dặm vuông.

Những loại mật độ dân số thường gặp

Có những loại mật độ dân số nào?
Có những loại mật độ dân số nào?

Có hai loại mật độ dân số là:

  • Mật độ dân số sinh học: Đây là mật độ dân số dùng cho các loài vật nói chung. Nó cũng thể hiện số lượng sinh vật trên một đơn vị diện tích. Ví dụ: Mật độ dân số của bò trên đồng cỏ châu Phi là: 50 con/km2.
  • Mật độ dân số loài người: Mật độ dân số loài người thể hiện rằng trên một đơn vị diện tích, có bao nhiêu người đang sinh sống ở đó (Tại một khu vực cụ thể).

Về công thức tính, mật độ dân số loài người = Số dân/Diện tích (Đơn vị: Người/km2).

Ngoài hai mật độ dân số trên, còn có một số loại mật độ dân số khác như:

  • Mật độ số học = Tổng số dân/Diện tích đất nói chung
  • Mật độ sinh lý = Tổng số dân/Diện tích đất canh tác (Đất sử dụng để trồng cây)
  • Mật độ nông nghiệp = Tổng số dân/Diện tích đất nông nghiệp
  • Mật độ dân cư = Tổng số dân/Diện tích đất ở

Vai trò của mật độ dân số với quy hoạch đô thị

Mật độ dân số là một trong số tiêu chí cơ bản để phân loại đô thị
Mật độ dân số là một trong số tiêu chí cơ bản để phân loại đô thị

Mật độ dân số có vai trò khá quan trọng với quy hoạch đô thị vì theo Điều 3 luật Quy hoạch đô thị năm 2009 thì: Mật độ dân số là một trong các tiêu chí cơ bản quyết định tới việc phân loại đô thị.

Một số các tiêu chí khác bên cạnh mật độ dân số có ảnh hưởng tới xếp loại đô thị là: Quy mô dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển của hạ tầng đô thị, vị trí, vai trò, chức năng, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đô thị.

Từ các tiêu chí trên, đô thị sẽ được phân thành 6 loại, bao gồm:

  • Đô thị loại đặc biệt: Quy định có mật độ dân số 3.000 người/m2 trở lên
  • Đô thị loại I: Quy định có mật độ dân số 2.000 người/m2 trở lên
  • Đô thị loại II: Quy định có mật độ dân số 1.800 người/m2 trở lên
  • Đô thị loại III: Quy định có mật độ dân số 1.400 người/m2 trở lên
  • Đô thị loại IV: Quy định có mật độ dân số 1.200 người/m2 trở lên
  • Đô thị loại V: Quy định có mật độ dân số 1.000 người/m2 trở lên

Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Còn các tỉnh được xếp vào đô thị loại I là: 3 thành phố trực thuộc Trung Ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ), 18 thành phố trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Ninh, Nam Định, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột,…).

Ví dụ về mật độ dân số

“Mật độ dân số Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?” là câu hỏi thắc mắc của nhiều người
“Mật độ dân số Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?” là câu hỏi thắc mắc của nhiều người

Mật độ dân số Thế Giới bao nhiêu?

Hiện nay, dân số Thế Giới là khoảng 7,9 tỷ người và diện tích của Trái Đất là 510.000.000km2. Nếu chúng ta tính theo con số này thì mật độ dân số trên Thế giới sẽ là: 15 người/km2.

Tuy nhiên đây chỉ là kết quả tính sơ qua vì phần diện tích phía trên bao gồm cả phần biển.

Mật độ dân số Việt Nam là con số nào?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống Kê, năm 2019, Việt Nam là một nước có mật độ dân số cao trong khu vực và so với các nước trên Thế Giới. Cụ thể, mật độ dân số của nước ta lên đến 290 người/km2.

Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ là nơi tập trung đông dân nhất cả nước, tiếp theo là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Còn khu vực Tây Nguyên chính là khu vực tập trung ít người dân sinh sống nhất.

Còn trong năm 2022, theo một số liệu chưa chính thức, hiện tại, mật độ dân số của Việt Nam đã tăng lên 319 người/km2. (Nếu lấy số liệu dân số 99 triệu người và vẫn giữ nguyên con số về diện tích).

Cho tới nay, mật độ dân số nước ta vẫn có xu hướng tăng lên từng ngày.

Mật độ dân số Hà Nội ở mức bao nhiêu?

Là Thủ đô của cả nước, mật độ dân số của Hà Nội rất cao và xếp thứ hai trên cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, theo số liệu năm 2019, tổng dân số sinh sống tại Hà Nội là 8,05 triệu người. Toàn thành phố có diện tích 3.358km2 nên mật độ dân số tính ra được là: 2.398 người/km2.

Mặc dù mật độ dân số của Hà Nội đông nhưng lại không đồng đều và có sự khác nhau giữa từng khu vực quận, huyện. Trong khi quận Đống Đa có mật độ dân số lên đến 40.000 người/km2 thì những huyện ngoại thành như Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức lại chỉ có mật độ dân số khá thưa thớt: Dưới 1000 người/km2.

Có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ được mật độ dân số là gì và cách tính mật độ dân số nhanh chóng, chính xác. Hãy nhớ theo dõi website hàng ngày để chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm nhiều vấn đề bổ ích khác nhé!