Nhận thức là gì? Các khái niệm liên quan theo quan điểm Triết

0
Những thông tin cần biết về nhận thức 
Những thông tin cần biết về nhận thức 
Nhận thức là gì? Các khái niệm liên quan theo quan điểm Triết
5 (100%) 1 vote

Nhận thức là quá trình tiếp thu kiến thức và hiểu chúng thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm cùng các giác quan của con người. Vậy nhưng, còn rất nhiều người chưa thật sự hiểu rõ về quá trình này. Vậy nên bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết nhất về nhận thức là gì? để các bạn có thể hiểu rõ được.

Nhận thức là gì?

Quá trình nhận thức giúp cho chúng ta có thể phản ánh được bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện thực một cách khách quan, những khách thể đã tác động vào con người trong quá trình hoạt động của họ. Nhờ nhận thức mà con người mới có xúc cảm, tình cảm, đặt ra được mục đích và dựa vào đó để hành động được chính xác. 

Những thông tin cần biết về nhận thức 
Những thông tin cần biết về nhận thức

Như vậy, quá trình nhận thức được xuất phát từ các hành động và làm tiền đề cho các quá trình tâm lý khác. Đồng thời, tính chân thực của quá trình nhận thức cũng đã được kiểm nghiệm thông qua hành động, nếu có kết quả thì chứng tỏ chúng ta đã phản ánh đúng hành động còn không có kết quả thì chứng tỏ là phản ánh sai.

Nhờ quá trình nhận thức, chúng ta mới phản ánh được những hiện thực ở xung quanh và cả hiện thực của chính bản thân nữa. Ngoài ra, nó không chỉ phản ánh được cái bên ngoài mà còn phản ánh được cả cái bản chất bên trong; không chỉ phản ánh được cái hiện tại mà đến cả cái đã qua, cái sẽ tới và cái quy luật phát triển của hiện thực nữa. 

Như thế nghĩa là quá trình nhận thức gồm nhiều quá trình khác nhau và ở những mức độ phản ánh khác nhau. Cụ thể là: cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ và tưởng tượng. Những quá trình này sẽ cho chúng ta biết được những sản phẩm khác nhau, gọi là những cấu tạo tâm lý khác nhau (gồm hình tượng, biểu tượng và khái niệm). Đại thể cũng có thể chia toàn bộ các hoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn lớn là: nhận thức cảm tính (gồm có cảm giác, tri giác) và nhận thức lý tính. 

Trong hoạt động nhận thức của con người, giai đoạn cảm tính và lý tính có mối quan hệ chặt chẽ và tác động hỗ trợ lẫn nhau. V.I.Lênin đã tổng kết về quy luật đó như sau: “Từ trực quan sinh động cho đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng cho đến thực tiễn – Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý và của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

Ví dụ cụ thể về nhận thức

Nhận thức là nội dung rất quan trọng trong môn Triết học bởi hay xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra. Để các bạn có thể hiểu rõ nhận thức là gì hơn, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể để các bạn dễ hình dung. 

Nhận thức phản ánh về các hiện thực ở xung quanh
Nhận thức phản ánh về các hiện thực ở xung quanh
  • Ví dụ 1: Pháp luật chính là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, mọi người dân đều nhận thức được tầm quan trọng của Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt. Do đó, người dân sẽ luôn cố gắng sống và làm việc tuân thủ theo pháp luật của nhà nước.
  • Ví dụ 2: Tiền là một phương tiện mà chúng ta dùng để mua bán và trao đổi các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống. Vì vậy, mới có thể nhận thức được vai trò quan trọng của đồng tiền. Từ đó, chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện và làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền hơn, thậm chí còn có những người bất chấp cả đạo đức và pháp luật để kiếm nhiều tiền hơn như buôn bán hàng cấm hay cho vay nặng lãi,…

Một số quan điểm về nhận thức

Sau khi đã tìm hiểu rõ nhận thức là gì ở bên trên, tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các khái niệm của nhận thức theo quan niệm triết học. Mời các bạn theo dõi!

Một số khái niệm về nhận thức theo quan điểm triết họcMột số khái niệm về nhận thức theo quan điểm triết học
Một số khái niệm về nhận thức theo quan điểm triết học

Theo quan điểm duy tâm

Quan điểm duy tâm đã không thừa nhận thế giới vật chất có thể tồn tại độc lập được với ý thức. Do đó, cũng không thừa nhận nhận thức chính là sự phản ánh của hiện thực khách quan.

  • Theo duy tâm chủ quan, tất cả mọi cái đang tồn tại đều là phức hợp từ cảm giác của con người. Do đó, nhận thức chẳng qua là sự nhận thức về cảm giác và biểu tượng của con người.
  • Theo duy tâm khách quan, mặc dù không có phủ nhận về khả năng nhận thức thế giới, song lại coi nhận thức cũng không phải là sự phản ánh của hiện thực khách quan. Nó chỉ là sự tự nhận thức của ý niệm và tư tưởng tồn tại ở đâu đó ngoài con người.
  • Thuyết hoài nghi đã nghi ngờ tính xác nhận của tri thức, biến sự nghi ngờ này thành một nguyên tắc của nhận thức và thậm chí còn chuyển thành nghi ngờ về sự tồn tại của bản thân thế giới bên ngoài.
  • Thuyết không thể biết lại phủ nhận về khả năng nhận thức thế giới. Đối với họ, thế giới không thể biết được lý trí của con người cũng có tính chất hạn chế và ngoài giới hạn của cảm giác ra thì con người không biết thêm được gì nữa. Quan điểm của thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết cũng đã bị bác bỏ bởi thực tiễn và sự phát triển của nhận thức loài người.

Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu hình

Theo chủ nghĩa duy vật siêu hình thì họ đã thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức chính là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào bộ óc con người. 

Tuy nhiên, do hạn chế bởi tính siêu hình, máy móc và trực quan nên chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không thể giải quyết triệt để được những vấn đề của lý luận về nhận thức. Nhìn chung thì chủ nghĩa duy vật trước C.Mác chưa nêu ra đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Nhận thức cảm tính là gì?

Nhận thức cảm tính chính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, trong đó chúng ta chỉ có thể phản ánh được những đặc điểm ở bên ngoài của những sự vật và hiện tượng riêng lẻ khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của ta.

Nhận thức cảm tính phản ánh hiện tượng, sự vật thông qua các giác quan
Nhận thức cảm tính phản ánh hiện tượng, sự vật thông qua các giác quan

Nhận thức cảm tính là nhận thức sự vật, hiện tượng bằng các giác quan và một cách trực tiếp. Nhận thức cảm tính chưa thể cho chúng ta biết được bản chất, quy luật và những thuộc tính ẩn dấu sâu bên trong của các sự vật và hiện tượng. Vì vậy mà nó phản ánh vẫn còn hời hợt, chưa sâu sắc và còn nhiều sai lầm. 

Có thể bạn quan tâm:

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về nhận thức là gì? Các khái niệm về nhận thức theo các quan điểm triết học. Hy vọng bài viết mang đến những kiến thức bổ ích để các bạn có thể hiểu rõ hơn về nội dung này. Nếu vẫn còn thắc mắc về nội dung trong bài, các bạn có thể đặt câu hỏi ở bên dưới bài viết để chúng tôi giải đáp chi tiết hơn nhé!