Nhật thực là gì? Vì sao hiện tượng nhật thực lại xảy ra?

0
nhật thực là gì
Nhật thực là gì?
Nhật thực là gì? Vì sao hiện tượng nhật thực lại xảy ra?
5 (100%) 1 vote

Nhật thực được biết đến là một trong những hiện tượng thiên văn học thú vị và khiến nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ. Trong bài viết dưới đây, Thegioimay sẽ giải thích cho bạn nhật thực là gì, hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào, hãy cùng khám phá ngay nhé!

Nhật thực là gì?

nhật thực là gì
Nhật thực là gì?

Hiện tượng nhật thực là gì? Nhật thực có tên tiếng Anh là Solar eclipse, là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, tất cả đều nằm trên cùng một đường thẳng. Khi con người quan sát từ Trái Đất, lúc này Mặt Trăng đã che khuất một phần hoặc hoàn toàn Mặt Trời.

Nguyên nhân dẫn gây ra tượng nhật thực là gì?

Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự xuất hiện hiện tượng nhật thực? Như đã nói trên, nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực xuất hiện thì Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải đều nằm trên cùng một đường thẳng hoặc gần thẳng. Khi chúng ta quan sát nhật thực từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng che khuất đi một phần Mặt Trời hoặc có cũng có thể là che hoàn toàn Mặt Trời.

nhật thực là gì
Nguyên nhân xuất hiện nhật thực

Cụ thể: Trái Đất là hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trong khi Mặt Trăng lại xoay vòng quanh Trái Đất. Với mỗi chu kỳ chuyển động này, Mặt Trăng sẽ đi vào vị trí nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời một lần. Bởi hai quỹ đạo chênh lệch nhau khoảng 5 độ nên không phải lần nào Mặt Trăng cũng đều đi qua nằm trên 1 đường thẳng với Trái Đất và Mặt Trời. 

Hay nói cách khác, có rất nhiều lần Mặt Trăng đi cắt qua vào giữa thời điểm “trăng mới” (new moon). Vào những đêm không trăng mới có một lần 3 thiên thể là Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng với nhau. Và sự thẳng hàng của 3 thiên thể này được các nhà thiên văn học gọi là syzygy. Hiện tượng nhật thực cũng chỉ xảy ra vào thời kỳ trăng mới.

Phân loại hiện tượng nhật thực

Dựa theo các vùng bóng của Mặt Trăng trên bề mặt của Trái Đất mà các nhà thiên văn học đã chia chúng thành 4 loại nhật thực, đó là:

Nhật thực một phần

nhật thực là gì
Hiện tượng nhật thực một phần ngày 21/6 tại Việt Nam

Hiện tượng nhật thực một phần thường xảy ra khi Mặt Trăng không thể che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời mà chỉ là một phần. Và hiện tượng này chỉ hình thành nên một vùng bóng nửa tối trên bề mặt của Trái Đất.

Nhật thực toàn phần

nhật thực là gì
Hiện tượng nhật thực toàn phần

Hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh điểm cận quỹ đạo, khi đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời đã che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Lúc này, các vùng bóng tối và nửa bóng tối sẽ được hình thành trên bề mặt Trái Đất.

Để có thể quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần, những người xem phải đứng ở khu vực vùng bóng tối của Mặt Trăng di chuyển qua. Với những người đứng ở cùng bóng nửa tối sẽ chỉ quan sát được hiện tượng nhật thực một phần.

Nhật thực hình khuyên

nhật thực là gì
Hiện tượng hình khuyên

Nhiều người đánh giá rằng, nhật thực hình khuyên là hiện tượng thiên văn thú vị và hiếm gặp. Hiện tượng này xảy ra khi đĩa của Mặt Trăng che khuất đi trung tâm của đãi Mặt Trời, lúc này chỉ có phần rìa lên ngoài của Mặt Trời lộ ra. 

Khi bạn quan sát nhật thực hình khuyên từ Trái Đất, bạn sẽ thấy vùng rìa ngoài của Mặt Trời có hình dạng như một chiếc nhẫn. Khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo thì bạn mới có thể có cơ hội chứng kiến hiện tượng nhật thực hình khuyên.

Nhật thực lai

nhật thực là gì
Hiện tượng hiếm gặp – nhật thực lai

Nhật thực lai có lẽ là hiện tượng hiếm gặp nhất bởi nó rất ít khi xảy ra. Hiện tượng hiếm gặp này chỉ xuất hiện khi một nhật thực hình khuyên chuyển dần thành một nhật thực toàn phần.

Những sự thật về nhật thực chưa hẳn ai cũng biết

Nhật thực có tần suất xảy ra nhiều hơn nguyệt thực

Mỗi năm, mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và Trái Đất chỉ cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo. Do vậy, mỗi năm bạn chỉ có thể quan sát hiện tượng nhật thực ít nhất 2 lần, và tối đa sẽ là 5 lần.

Tuy nhiên, trên thực tế, số lần xuất hiện nguyệt thực có thể quan sát và ghi nhận lại nhiều hơn nhật thực. Lý do là một nửa số người trên Trái Đất nằm trong bóng tối có thể quan sát được nguyệt thực, nhưng với nhật thực thì chỉ quan sát trong bóng hẹp của Mặt Trời đổ xuống Trái Đất. Ngoài ra, thời gian diễn ra nhật thực thường rất ngắn, trong khi đó nguyệt thực lại kéo dài hơn do bóng đổ lên Trái Đất rộng.

Không phải lần “trăng mới” nào cũng diễn ra nhật thực

Điều kiện cần và đủ để hiện tượng nhật thực xuất hiện đó là Mặt Trăng phải nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời (ngày trăng non) và 3 thiên thể này phải nằm trên một đường thẳng.

Trên thực tế, quỹ đạo của Mặt Trăng sẽ bị nghiêng một góc khoảng 5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo. Do vậy, không phải lần trăng mới (trăng non) nào của 3 thiên thể cũng thẳng hàng. Đồng thời, mặt phẳng hoàng đạo chính là đường biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu, đây là cơ sở của hệ tọa độ hoàng đạo.

Bên cạnh việc đáp ứng được 2 điều kiện trên thì còn cần đến 2 điều kiện khác, đó là:

  • Khi đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất, Mặt Trăng không được nằm ở vị trí quá cao hoặc quá thấp, phải “vừa đủ” để thằng hàng với 2 thiên thể còn lại và che khuất được Mặt Trời.
  • Mặt Trời phải nằm gần với giao điểm Mặt Trăng.

Không thể quan sát hiện tượng nhật thực bằng mắt thường

So với những hiện tượng thiên văn khác, để có thể quan sát được nhật thực, bạn phải sử dụng đến kính thiên văn chứ không được nhìn bằng mắt thường. Trong quá trình nhật thực diễn ra, bức xạ ánh sáng Mặt Trời có thể tác động xấu đến mắt nếu quan sát trong thời gian lâu hơn bình thường.

những lưu ý khi quan sát nhật thực
Tuyệt đối không quan sát nhật thực với mắt thường

Do đó, bạn không nên quan sát hiện tượng nhật thực bằng mắt thường để tránh hư hại mắt. Để đảm bảo an toàn khi quan sát hiện tượng thú vị này, bạn nên mua kính quan sát nhật thực chuyên dụng, tuyệt đối không nhìn trực tiếp, không được quan sát qua ống nhòm hay kính thiên văn mà chưa lắp bộ kính lọc chuyên dụng.

Không khó để gặp nhật thực toàn phần 

Mặc dù đã có rất nhiều giải thích của các nhà thiên văn học cho rằng hiện tượng nhật thực toàn phần rất ít khi xảy ra, thế nhưng thực tế thì hiện tượng này không quá hiếm gặp. Trung bình sau khoảng 18 tháng, con người có thể được chứng kiến nhật thực toàn phần tại một vị trí vào đó của Trái Đất. Điều này có nghĩa là, một người sẽ có thể nhìn thấy nhật thực toàn phần tới 2 lần trong 3 năm.

Tuy nhiên, nhận định này chỉ là trên mặt lý thuyết bởi khi nhật thực toàn phần xảy ra, hiện tượng này chỉ được quan sát bởi một vùng đất rất nhỏ trên Trái Đất. Nếu bạn chỉ sống ở một thành phố thì phải trải qua rất nhiều năm thì bạn mới có thể chứng kiến nhật thực một lần, đặc biệt là nhật thực toàn phần.

Tại Việt Nam, để có thể quan sát được hiện tượng này, bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu khoảng 1 – 3 năm, thậm chí là 10 năm. Do vậy, những lần xuất hiện nhật thực, nguyệt thực luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt và mong chờ của mọi người, nhất là các bạn trẻ.

Một số hình ảnh về nhật thực

nhật thực toàn phần
Hiện tượng nhật thực toàn phần cuối cùng của thập kỷ diễn ra ngày 26/12/2021
nhật thực khuyên
Nhật thực hình khuyên đầu tiên của thập kỷ ngày 21/6
nhật thực tại Việt Nam
Hiện tượng nhật thực chụp lúc 12h36 phút tại Việt Nam, độ che phủ là 30%

>>> Bài viết tham khảo: Combat là gì? Làm thế nào để combat “trăm trận trăm thắng”?

Trên đây là những thông tin tổng hợp của Thegioimay về “Nhật thực là gì? Vì sao hiện tượng nhật thực lại xảy ra?” Hy vọng, bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích, thú vị cho bạn đọc về hiện tượng thiên văn này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được chúng tôi tư vấn nhanh nhất nhé!