Oracle là gì? Sự khác nhau giữa Oracle và SQL Server

0
oracle-sql-la-gi
Oracle SQL là gì?
Oracle là gì? Sự khác nhau giữa Oracle và SQL Server
5 (100%) 1 vote

Nhắc đến các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu lớn trên thế giới, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những cái tên như: Mysql, SQL Server và đặc biệt là Oracle. Vậy Oracle là gì? Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Oracle có những ưu nhược điểm gì? Cùng thegioimay.org tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!

Oracle là gì? Oracle Database là gì?

Oracle là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu lớn; được biết đến với tên gọi đầy đủ là Oracle Database. Thực tế, Oracle cũng là tên gọi của công ty Oracle Corporation – một trong những lá cờ tiên phong đầu tiên đưa phần mềm hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ vào thị trường công nghệ với sản phẩm chủ lực là Oracle Database. 

Phần mềm Oracle được xây dựng dựa trên cơ sở của SQL – một trong các ngôn ngữ lập trình chuẩn hóa, được xây dựng với mục đích hỗ trợ quản trị cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Đa phần các nhà phân tích đều sử dụng công cụ này nhằm quản lý cơ sở dữ liệu và truy vấn dữ liệu của mình. 

oracle-sql-la-gi
Oracle SQL là gì?

Hệ cơ sở dữ liệu Oracle được triển khai với mục đích tạo ra sự độc quyền khi bổ sung thêm các extension cho SQL chuẩn. Bên cạnh đó, những cơ sở dữ liệu này có hỗ trợ thêm ngôn ngữ lập trình Java và các chương trình được viết trên PL/SQL. 

Bên cạnh đó, kiến trúc của Oracle Database sử dụng cấu trúc bảng phân theo hàng và phân theo cột nhằm kết nối các phần tử, tạo sự liên kết trong nhiều bảng khác nhau. Từ đó, giúp cho người dùng không phải tốn nhiều công sức lưu trữ dữ liệu qua các bảng khác nhau để xử lý nữa

>>> Bài viết tham khảo: Phần mền Dropbox là gì? Cách sử dụng dropbox trên điện thoại

Các phiên bản hiện hành của Oracle

Theo tìm hiểu trên thị trường, Oracle hiện đang lưu hành 4 phiên bản chính là:

Enterprise Edition

Đây là phiên bản cao cấp nhất, mất phí nhưng sở hữu nhiều tính năng hiện đại, cao cấp nhất như:

  • Xây dựng kiến trúc Multitenant mới; cho phép người dùng thực hiện hợp nhất các đám mây mà không cần tốn nhiều kiều chi phí như phí thiết kế, phí đổi mới khi ứng dụng hiện đại hiện hành. 
  • Quản lý dữ liệu và tự động tối ưu hóa nên đem lại hiệu suất cao, chi phí thấp.
  • Tăng cường chuỗi sự kiện nằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng và phục vụ cho hoạt động phân tích cơ sở dữ liệu lớn. 
  • Lưu trữ các thông tin liên quan đến địa chỉ an ninh, quy định bảo mật an toàn thông tin,….

Standard Edition

Là phiên bản trả phí của Oracle với đầy đủ các tính năng sau:

  • Cung cấp cho khách hàng cơ sở dữ liệu, tạo điều kiện cho việc kết nối các đám mây một cách đơn giản, dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu khác nhau như JSON, XML,… và rất nhiều các công cụ giúp phát triển ứng dụng. 
  • Phiên bản này phù hợp với những doanh nghiệp sở hữu quy mô nhỏ, các chi nhánh, văn phòng nhỏ hay các bộ phận đều có thể sử dụng được.

Express Edition

Là phiên bản miễn phí, dù không có quá nhiều tính năng như các phiên bản trả phí nhưng phiên bản này có ưu điểm là: dung lượng nhẹ, hoạt động ổn định trên Linux và Window. 

Một số tính năng của Express Edition:

  • Multitenant: giúp quản lý nhiều cơ sở dữ liệu cùng lúc, tiết kiệm thời gian và không gian lưu trữ hiệu quả. 
  • Bộ nhớ: Có tác dụng giúp phân tích thời gian thực, tạo báo cáo bằng cách lưu trữ những dữ liệu quan trọng trong kho lưu trữ.
  • Phân vùng: giúp tăng khả năng quản lý vùng, phân vùng dữ liệu cơ sở dữ liệu người dùng,…
  • Tính bảo mật cao: Nhằm đảo an toàn thông tin, an toàn dữ liệu của người dùng. 

Oracle lite

Là phiên bản miễn phí dùng trên thiết bị di động smartphone. 

Kiến trúc của Oracle

Ở phần nội dung trên, chúng ta đã được tìm hiểu Oracle là gì và các phiên bản hiện hành của Oracle. Đến phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu kiến trúc tổng quát của hệ cơ sở dữ liệu Oracle với 3 lớp chính là: 

File systems 

 Là nơi giữ nhiệm vụ chứa các dữ liệu đã được lưu trữ tại đĩa cứng của máy. Một số loại tệp tin được lưu là:

  • Tập tin khởi đồng (Init file): Thường chứa thông tin tên, tham số của tập tin và vị trí của tập tin.
  • Tập tin điều khiển (Control file): Thường là thông tin về vị trí tạo cơ sở dữ liệu, thông tin về ngày – giờ
  • Tập tin cơ sở dữ liệu (Database file): Đây là tập tin quan trọng nhất bởi nó chứa dữ liệu thật sự của cơ sở dữ liệu.
  • Tập tin lặp lại các thao tác (Redo log file): Chứa các thao tác của lập trình viên như chỉnh sửa, xóa, thêm, hủy,…

Background processes

Đây là lớp thứ hai trong kiến trúc của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Oracle, giữ nhiệm vụ đảm bảo sự trùng khớp dữ liệu giữa chi tiết được hiển thị trong bộ nhớ với Oracle. Background processes được chia ra làm hai phần chính:

  • Database writer: Bộ phận này giữ vai trò đọc, ghi dữ liệu có sự thay đổi khi dữ liệu này ở trên vùng đệm đầy và bị giải phóng. 
  • Log writer: Thông tin xảy ra trong quá trình thực thi thao tác sẽ được ghi nhận ở tập log nhằm mang đến sự an toàn hơn cho dữ liệu. 
kien-truc-cua-oracle-database
Kiến trúc của Oracle Database

Memory

Dữ liệu được lưu trữ trên nhiều thành phần khác nhau giúp làm tăng tốc độ xử lý của Oracle. Cụ thể như sau:

  • Dictionary Cache: Lưu trữ những thông tin chung thường được sử dụng.
  • Database buffer cache: Đây là vùng đệm dùng để lưu trữ cơ sở dữ liệu.
  • SQL Area: Là vùng đệm dùng để lưu trữ các lệnh SQL. 

Các ưu nhược điểm của Oracle

Về ưu điểm

  • Độ ổn định cao, thông tin dữ liệu luôn trong trạng thái sẵn sàng.
  • Có khả năng đáp ứng nhanh chóng, chính xác
  • Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh
  • Khả năng bảo mật cao, chống xâm nhập trái phép
  • Hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau với hệ thống dữ liệu lớn, phức tạp.
  • Hỗ trợ từ phía nhà phát triển: Mỗi khi gặp sự cố sẽ được hãng hỗ trợ giải quyết. 

Hạn chế

  • Chi phí bản quyền lớn, nhất là đối với những công ty đang trên đà phát triển.
  • Rào cản công nghệ chưa có sự tương thích
  • Ngôn ngữ lập trình Java khó khăn trong việc tiếp cận với các công cụ lập trình, thiết kế

So sánh Oracle Database và Microsoft SQL Server

SQL và Oracle là hai hệ thống cơ sở dữ liệu lớn và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, chúng cũng sở hữu nhiều điểm khác biệt nhau như:

Oracle Database Microsoft SQL Server
Ngôn ngữ Procedural Language/ SQL (PL/ SQL) Transact SQL (T-SQL)
Khả năng cài đặt Có thể cài đặt trên Window, Unix, Linux,… Window
Tính năng Sequences (Trình tự) và Where Rownum Auto-increment column (Cột tự tăng) và Select Top (lấy cột theo mong muốn) 
Bản quyền
  • Yêu cầu 2 Lakhs với số người dùng cho phép là 10 user.
  • Đối với bản trả phí có thể mua theo tháng. 
  • Yêu cầu từ 2 – 3 Lakhs với số lượng người không không giới hạn.
  • Trả phí toàn bộ trong một lần mua. 
so-sanh-oracle-database-va-microsoft-sql-server
So sánh Oracle Database và Microsoft SQL Server

>>> Bài viết tham khảo: Nghề tester là gì? Những điều cần biết về nghề tester

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ Oracle là gì và so sánh sự khác nhau giữa Oracle và SQL Server. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về chủ đề này, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!