Quân đội là gì? Tất tần tật thông tin quân đội mà bạn cần biết

0
tìm hiểu quân đội là gì?
tìm hiểu quân đội là gì?
Quân đội là gì? Tất tần tật thông tin quân đội mà bạn cần biết
5 (100%) 1 vote

Quân đội là lực lượng quan trọng đối với mỗi quốc gia trong việc giữ gìn hòa bình, độc lập. Vậy quân đội là gì? Có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu về quân đội nhân dân Việt Nam trong bài viết sau, bạn nhé!

Cùng

tìm hiểu quân đội là gì?
tìm hiểu quân đội là gì?

Theo nghĩa chung thì quân đội là một tập đoàn người có tổ chức, bao gồm những người được vũ trang, được Nhà Nước đào tạo bài bản để dùng vào việc chiến tranh tấn công hoặc phòng ngự.

Quân đội là tổ chức vũ trang tập trung, thường trực, mang tính chuyên nghiệp do một Nhà Nước hoặc một phong trào chính trị xây dựng với mục đích giành lại chính quyền, giải phóng đất nước, bảo vệ lãnh thổ,… bằng đấu tranh vũ trang hay tiến hành chiến tranh. Việc đấu tranh vũ trang sẽ mang mục đích chính trị của Nhà Nước hoặc phong trào chính trị nào đó.

Sức chiến đấu của quân đội sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ chính trị – xã hội, sức mạnh, trình độ phát triển kinh tế,  trình độ phát triển khoa học – kỹ thuật. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào những yếu tố nội hàm: Quân số, chất lượng sĩ quan, binh sĩ, vũ khí trang bị, trình độ tổ chức của người chỉ huy, trình độ khoa học – kỹ thuật quân sự,…

Tìm hiểu quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang tập trung, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu để giành độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Đồng thời bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng với nhân dân xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của quân đội nhân dân là “Vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.

Lịch sử hình thành nên quân đội nhân dân Việt Nam

Hình ảnh: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân năm 1944
Hình ảnh: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân năm 1944

Vào ngày 22/12/1944, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (Là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) đã được thành lập.

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng thuộc huyện Nguyên Bằng, tỉnh Cao Bằng. Ban đầu, toàn đội chỉ có 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng, số lượng quan trang cực kỳ thiếu thốn nhưng với tinh thần quả cảm, lòng yêu nước mãnh liệt, ý chí chiến đấu quật cường mà đội đã làm nên nhiều kỳ tích đáng nể.

Cụ thể, đó là việc giành chiến thắng trong hai trận đấu đầu tiên tại Phay Khắt (25/12/1944) và Nà Ngần (26/12/1944). Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đánh tan 2 đồn địch của Pháp, giết chết cả 2 tên đội trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính của chúng và thu được nhiều quân trang, quân bị.

Đây chính là phát súng đầu tiên, mở màn của quân đội ta, là tiền đề quan trọng để quân dân ta giải phóng dân tộc, đánh thắng thực dân và đế quốc sau này.

Từ đó, ngày 22 tháng 12 hàng năm được lấy làm ngày kỷ niệm quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là ngày mà Chính Phủ đặt là ngày quốc phòng toàn dân. Đây là ngày hội lớn, là dịp để tuyên truyền truyền thống đánh giặc giữ nước, giáo dục về lòng yêu nước,… Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân trong việc xây dựng, đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc.

Tìm hiểu khẩu hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam

Khẩu hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam mà chúng ta thường thấy là: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Chức năng, nhiệm vụ của quân đội nhân dân ra sao?

Quân đội thực hiện phòng thủ dân sự, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai
Quân đội thực hiện phòng thủ dân sự, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Quân đội nhân dân Việt Nam chính là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Trong đó, bao gồm lực lượng thường trực (Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương) và lực lượng dự bị động viên.

Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ là: 

  • Sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
  • Thực hiện các công tác vận động, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của đảng và pháp luật của Nhà Nước.
  • Lao động kết hợp với sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội.
  • Tham gia phòng thủ dân sự, cùng với toàn dân xây dựng, phát triển đất nước.
  • Tham gia thực hiện những nghĩa vụ quốc tế.

Các câu hỏi khác liên quan tới quân đội

Qua nội dung phía trên, chúng ta đã biết khái niệm quân đội là gì, lịch sử hình thành của quân đội thế nhưng còn những câu hỏi khác mà nhiều bạn còn thắc mắc. Hãy theo dõi phần dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!

Sĩ quan quân đội là gì?

Trong quân đội, sĩ quan là cán bộ thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia có chủ quyền, hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Người này đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hay trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác. 

Sĩ quan được Nhà Nước của quốc gia đó phong, thăng quân hàm theo 3 cấp: Úy, Tá, Tướng. Tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, dưới cấp sĩ quan thường có: Hạ Sĩ, Trung Sĩ, Thượng Sĩ.

Tùy theo tính chất nghiệp vụ, tùy theo từng quốc gia mà sĩ quan thường được phân ra làm hai ngạch như: Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.

Kỷ luật quân đội là gì?

Kỷ luật quân đội hệ thống các quy tắc, quy định được cụ thể hóa thành điều lệnh hay điều lệ của quân đội. Kỷ luật quân đội hoạt động theo khuôn khổ của nhà nước và đảm bảo các hoạt động của quân đội được thực hiện thống nhất, đạt hiệu quả.

Kỷ luật là điều không thể thiếu trong một quân đội vì nó giúp làm nên sức mạnh của quân đội. Nó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của một quân nhân cách mạng.

V.I.Lê nin đã từng nói: Trong chiến tranh, kẻ nào có kỷ luật cao hơn, có trình độ tổ chức cao hơn,… thì kẻ đó chiến thắng”. Còn chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng nếu “bộ đội không có kỷ luật thì đánh giặc nhất định thua”. Như vậy, chúng ta có thể thấy kỷ luật trong quân đội đóng vai trò quan trọng như thế nào.

A trưởng trong quân đội là gì?

A trưởng trong quân đội thực chất là tiểu đội trưởng
A trưởng trong quân đội thực chất là tiểu đội trưởng

A trưởng trong quân đội thực chất là viết tắt của tiểu đội trưởng. Đây là người đứng đầu của một tiểu đội, làm nhiệm vụ trực tiếp nắm bắt lý tưởng và duy trì chiến sĩ thực hiện các chế độ quy định của quân đội. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ của tiểu đội mình.

Vậy một tiểu đội thì có quy mô bao nhiêu người? Tiểu đội là một đơn vị rất nhỏ trong quân đội, gồm khoảng 10 – 12 chiến sĩ. Tiểu đội có thể chia thành các toán hay tổ có quy mô nhỏ hơn, gồm từ 1 đến 4 lính. Cứ khoảng 2 – 3 tiểu đội thì có thể kết hợp thành một trung đội.

Trong quân đội nhân dân Việt Nam, tiểu đội thường được xây dựng trên cơ sở 3 tổ, 3 người, tức là “tam tam chế”. Do đó, thông thường một tiểu đội sẽ có 9 người.

Ngoài đơn vị tiểu đội thì trong quân đội còn có nhiều tổ chức đơn vị quân đội lớn hơn như:

  • Trung đội: Quy mô từ 20 người trở lên.
  • Đại đội: Quy mô từ 70 người trở lên
  • Tiểu đoàn: Quy mô từ 300 người trở lên.
  • Trung đoàn: Quy mô từ 3000 người trở lên.
  • Lữ đoàn: Quy mô từ 5000 người trở lên.
  • Đại đoàn: Quy mô từ 7000 người trở lên.
  • Sư đoàn: Quy mô từ 10.000 người trở lên.
  • Quân đoàn: Quy mô từ 20.000 người trở lên.
  • Quân khu: Quy mô từ 40.000 người trở lên.
  • Tập đoàn quân: Từ trên 100.000 người trở lên

Chứng minh thư quân đội là gì?

Trong quân đội, những người là quân nhân chuyên nghiệp hay sĩ quan sẽ được cấp chứng minh thư, bao gồm các thông tin như: Tên, chức vụ, bộ phận công tác, số chứng minh nhân dân,… với mục đích như sau:

*Đối với chứng minh quân nhân chuyên nghiệp thì mục đích của nó là:

  • Chứng minh người được cấp Chứng minh thư là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội nhân dân.
  • Phục vụ công tác quản lý các quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
  • Phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự.

*Đối với chứng minh sĩ quan quân đội:

  • Chứng minh người được cấp giấy chứng minh là sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Phục vụ cho công tác chiến đấu, bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời phục vụ cho việc thực hiện giao dịch dân sự.
  • Phục vụ cho công tác quản lý sĩ quan.

Có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Hy vọng rằng, qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu được quân đội là gì và những thông tin có liên quan tới quân đội. Bạn hãy nhớ theo dõi, ghé thăm website thegioimay.org thường xuyên để cập nhật các tin tức, bài viết mới nhất về kiến thức bạn nhé!