Quốc hội là gì? Nhiệm vụ và vai trò đối với đất nước như thế nào?

0
Quốc hội là gì? Tổng quan về Quốc hội
Quốc hội là gì? Tổng quan về Quốc hội
Quốc hội là gì? Nhiệm vụ và vai trò đối với đất nước như thế nào?
5 (100%) 1 vote

Nếu như xem chương trình thời sự thì chắc hẳn bạn đã nghe đến từ Quốc hội. Vậy Quốc hội là gì, là cơ quan nào? Có nhiệm vụ và vai trò gì đối với đất nước? Cùng thegioimay.org tìm hiểu về khái niệm này qua bài viết sau, bạn nhé!

Cùng tìm hiểu Quốc hội là gì?

Quốc hội là gì? Tổng quan về Quốc hội
Quốc hội là gì? Tổng quan về Quốc hội

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan thực hiện quyền lập pháp trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Đây cũng là cơ quan cao nhất của nhân dân Việt Nam, đồng thời là cơ quan quyền lực Nhà Nước cấp cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

Quốc hội Việt Nam do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra theo các nguyên tắc như: Phổ thông, trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Mỗi khóa Quốc hội sẽ có nhiệm kỳ 5 năm. Mỗi năm Quốc hội tiến hành họp thường kỳ 2 lần. 

Bộ máy hoạt động của Quốc hội sẽ bao gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, tổng Thư ký Quốc hội, hội đồng Dân tộc và các ủy ban và viện khác.

Sự hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam

Quốc hội Việt Nam từ khi thành lập tới nay đã trải qua 14 khóa làm việc với 12 đời chủ tịch Quốc hội.

Vào ngày 16 và 17/8/1945, tại Tân Trào – Tuyên Quang, Quốc dân đại hội đã được triệu tập gồm 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng. Trong cuộc triệu tập, có nhiều vấn đề quan trọng đã được quyết định, đồng thời Ủy ban dân tộc Giải phóng Trung Ương cũng được lập ra (Chính là Chính Phủ lâm thời). 

Như vậy, quốc dân đại hội được coi là tiền thân của Quốc hội Việt Nam. Cơ quan này cũng đã động viên toàn thể nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành thắng lợi, mở ra cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.

Theo chiều dài của thời gian, từ những năm đầu thành lập cho tới khóa VII (Trong những thập niên 1980), hoạt động của Quốc hội vẫn chưa được đẩy mạnh mà rất mờ nhạt. Cụ thể, mỗi năm, cơ quan này chỉ họp một lần và mỗi lần kéo dài chưa quá 5 ngày.

Cho tới năm 1985, Quốc hội ở Việt Nam mới bắt đầu có sự khởi sắc. Tuy Đảng và Ban chấp hành Trung Ương vẫn là cơ quan chi phối nhưng Quốc hội cũng có tiếng nói riêng dưới sự điều hành của chủ tịch Quốc hội. Đến năm 1990, Quốc hội mới bắt đầu có lệ chất vấn Chính Phủ và tới năm 1998, Quốc hội đã bắt đầu quay trực tiếp các kỳ họp để tiện cho công chúng theo dõi.

Đến năm 2013, Quốc hội bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm cho các thành viên của Chính Phủ. Từ nhiệm kỳ 2016 – 2021, truyền thông và người dân đã bắt đầu quan tâm hơn tới các cuộc chất vấn các lãnh đạo của Chính phủ, Quốc hội. Nhiều câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội đã trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội.

Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là gì với đất nước?

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội là gì?
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội là gì?

Một số chức năng chính của Quốc hội

Dưới đây là một số chức năng cơ bản của Quốc hội:

  • Thực hiện quyền về lập pháp và hiến pháp: Hiến pháp 2013 đòi hỏi Quốc hội phải tập trung hơn nữa về chức năng làm luật để tránh tình trạng vừa thiếu pháp luật, vừa xuất hiện mâu thuẫn, chồng chéo trong pháp luật,…
  • Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, ví dụ như: Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản về phát triển kinh tế –  xã hội, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định giới hạn an toàn về nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ,…
  • Giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước: Hoạt động này mang tính chất chính trị, thể hiện ý chí của cử tri cả nước và là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ của Quốc hội là gì?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội thì rất nhiều, bạn có thể tham khảo chính xác trong Điều 70 của Hiến pháp 2013. Dưới đây, thegioimay.org sẽ nêu một vài nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như:

  • Làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật.
  • Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản để phát triển kinh tế –  xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, quy định sửa đổi, bãi bỏ các loại thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương,…
  • Quyết định về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.

Tìm hiểu một số khái niệm khác liên quan tới Quốc hội

Đại biểu Quốc hội là những ai?
Đại biểu Quốc hội là những ai?

Chủ tịch Quốc hội là gì?

Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam. 

Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu ra từ các đại biểu có cùng nhiệm kỳ với Quốc hội cùng khóa. Chủ tịch Quốc hội của mỗi khóa/nhiệm kỳ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới.

Hiện nay, chủ tịch Quốc hội của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV là ông Vương Đình Huệ.

Đại biểu Quốc hội là gì?

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam mà không riêng gì nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình.

Đại biểu Quốc hội là người có địa vị pháp lý đặc biệt, vừa là đại diện chính thức cho nhân dân, lại vừa là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Họ là cầu nối quan trọng giữa chính quyền Nhà nước và nhân dân.

Người được bầu là đại biểu Quốc hội phải đủ từ 21 tuổi trở lên, có quyền ứng cử, được hiệp thương và đưa vào danh sách ứng cử viên chính thức và được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu. 

Họ được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, bỏ phiếu kín, đồng thời được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội là gì?

Ủy ban thường vụ Quốc hội chính là cơ quan thường trực của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi tháng, cơ quan này sẽ tiến hành họp một lần.

Ủy ban Thường vụ quốc hội có tổ chức gồm: Chủ tịch (Chủ tịch Quốc hội), các Phó chủ tịch là các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên.

Nghị quyết của Quốc hội là gì?

Nghị quyết là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay là một ý định của cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định nào đó.

Nghị quyết Quốc hội thường được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách dân tộc,…, để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp,… hay để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước.

>> Mặt trận tổ quốc Việt Nam là gì? Vai trò, nhiệm vụ và chức năng

Lời kết

Vừa rồi, bạn và thegioimay.org đã cùng nhau tìm hiểu về quốc hội là gì cũng như các nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của Quốc hội. Có thể nói, đây là cơ quan rất quan trọng, là cơ quan cao nhất của nhân dân Việt Nam. Để theo dõi nhiều bài viết hơn về các chủ đề khác, bạn đừng quên theo dõi, truy cập vào website hàng ngày nhé!