Sám hối là gì? Ý nghĩa và cách thức sám hối như thế nào?

0
Cách thức sám hối hiệu quả
Cách thức sám hối hiệu quả
Sám hối là gì? Ý nghĩa và cách thức sám hối như thế nào?
5 (100%) 1 vote

Sám hối là từ mà chúng ta được nghe đến rất nhiều trong đạo Phật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nghĩa của từ này là gì? Vậy nên hãy cùng tìm hiểu bài viết này để hiểu rõ ý nghĩa và cách thức sám hối.

Sám hối là gì ?

Sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn về những lỗi lầm mà bản thân gây ra trong quá khứ. Từ đó sẽ không còn tái phạm những lỗi lầm đó lần nào nữa. Nếu giải thích theo cách khác thì trọng tâm của sám hối chính là ăn năn chừa bỏ.

Ngày càng có nhiều người sám hối để tâm hồn được thanh thản
Ngày càng có nhiều người sám hối để tâm hồn được thanh thản

Tuy nhiên, nếu các bạn vịn vào hai chữ sám hối để cho bản thân cứ phạm phải lỗi rồi đi cầu an sám hối thì sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Đây không phải là phương pháp sám hối mà Đức Phật đã dạy. 

Trong đạo Phật, mọi sai lầm đều phát sinh từ thân miệng ý. Thân làm điều sai, miệng nói điều ác và ý buông lung niệm ác. Khi các bạn nhận ra lỗi lầm của mình rồi  tha thiết hối lỗi quyết sẽ không tái phạm. 

Ý nghĩa của sám hối trong đạo Phật

Đức Phật đã nói rằng “Ý dẫn đầu các pháp” cho nên “Tội sẽ từ tâm sanh, tội từ tâm diệt”. Chúng ta thấy được ý thức của mình chính là sợi dây kéo những hành động và lời nói sai lầm. Cũng có nghĩa là những tội lỗi ấy đều là do thân, khẩu, ý mà gây ra.

Bởi chúng ta chỉ là người phàm luôn bị chi phối bởi nghiệp lực, sống trong sự vô minh tâm tối nên luôn có những ý nghĩ và hành động sai trái, dễ gây ra tổn thương cho mọi người ở xung quanh. Không những trẻ con gây ra lỗi lầm mà chính người lớn cũng thường hay mắc phải lỗi lầm.

Sám hối có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người
Sám hối có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người

Tuy nhiên, đạo Phật còn có cách nhìn xa hơn, đó là những tội nghiệp mà chúng ta gây tạo không phải từ đời này mà có từ nhiều kiếp trong quá khứ. Vậy nên chúng ta mãi luôn luân hồi trong sanh tử để trả lại những tội nghiệp đã tạo ra theo quy luật nhân quả. 

Do đó, là một người có đạo đức, là người Phật tử hiểu đạo lý nói riêng, ăn năn sám hối là điều tất nhiên cần phải thực hiện. Sám hối có những ý nghĩa như sau:

  • Chuyển hóa nghiệp lực và tiêu trừ các tội lỗi. Điều này mang đến cho cuộc sống ngày càng thăng hoa, tiến bộ hơn, đồng thời cũng đem lại cho những lợi ích không thể phủ nhận.
  • Diệt trừ những tính xấu, ngăn chặn những tội lỗi mới phát sinh trong tương lai.
  • Đem lại hạnh phúc an vui cho cuộc sống hiện tại. Đây cũng là điều kiện căn bản để đi được đến chỗ giải thoát. Những người gây nên tội lỗi thường sẽ cảm thấy không yên ổn trong cuộc sống bởi lương tâm họ day dứt hoặc sau đó gặp chuyện không may xảy ra. Vì thế, chỉ cần ăn năn sám hối một cách thành tâm thì sẽ làm cho tâm hồn được nhẹ nhàng và thanh thản.

Cách thức sám hối

Theo Phật giáo thì cách thức sám hối cũng rất đơn giản. Vào những ngày 14 và 30 của mỗi tháng, phật tử sẽ đến chùa để làm phước, bố thí, xin giới và làm lễ để sám hối, nghe pháp,…

Dịp này, các phật tử sẽ tụng kinh Tam Bảo, đối trước điện Phật hoặc đối trước Tăng đọc lời sám hối hay tụng bài kinh sám hối. Họ cũng xin Chư Tăng truyền thọ lại ngũ giới hoặc bát quan trai giới.

Xin thọ trì giới trở lại có thể vào bất cứ lúc nào trong các lễ trai tăng, cúng dường, nghe pháp hoặc các lễ chúc phúc an lành,…

Cách thức sám hối hiệu quả
Cách thức sám hối hiệu quả

Nếu không đến chùa được thì các phật tử có thể sám hối và xin giới ngay tại bàn thờ Phật ở trong nhà rồi nguyện thọ trì giới để cho được trong sạch từ nay về sau.

Với hàng xuất gia sẽ có 227 điều luật, tùy theo nặng nhẹ mà bị trục xuất, cấm phòng hay là sám hối. Những giới có thể sám hối được đều sẽ tương trợ nhau, nghĩa là vị tỳ – khưu phạm giới thì sẽ trình giới tội của mình với vị tỳ – khưu cao hạ.

Sự đối đáp xảy ra là như nhau: “Hiền giả đã thấy rõ tội chưa?” Vị phạm giới sẽ đáp: “Thưa vâng, bạch tôn giả, con đã thấy tội của mình rồi!”. Sau đó vị sư cao hạ khuyên pháp đệ của mình cố gắng giữ giới cho thật trong sạch.

Cách thức sám hối này vô cùng trong sáng, không mang màu sắc tín ngưỡng. Trái lại nó lại tỏ lộ tình cảm đạo lý, giúp cho người phạm giới sau khi thấy rõ tội của mình sẽ nguyện chừa bỏ để nỗ lực tu tập cho thật tốt hơn.

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ về sám hối và cách thức sám hối như nào? Nếu còn thắc mắc gì về nội dung trong bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để được giải đáp chi tiết nhé!