Storytelling là gì? Bạn đã biết những gì về storytelling?

0
storytelling là gì
Storytelling là gì? 
Storytelling là gì? Bạn đã biết những gì về storytelling?
5 (100%) 1 vote

Storytelling là gì? Storytelling là công cụ marketing tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu? Đây liệu có phải là phương thức Marketing mới được áp dụng nhiều hiện nay? Lợi ích của phương pháp Storytelling Marketing là gì đối với việc quảng bá thương hiệu? Bài viết ngay sau đây sẽ giải đáp chi tiết từng thắc mắc liên quan đến Storytelling nhé.

storytelling là gì
Storytelling là gì?

Storytelling là gì?

Storytelling được hiểu đơn giản theo nghĩa đen là kể chuyện. 

Trong marketing, storytelling là cách kể chuyện, dẫn dắt thu hút, chạm đến cảm xúc, trái tim của người đọc, giúp họ hiểu và đồng cảm với những giá trị mà doanh nghiệp gửi gắm trong thông điệp của câu chuyện, từ đó tăng doanh số bán hàng cho sản phẩm.

storytelling là gì
Storytelling là cách kể chuyện thu hút, chạm đến trái tim của người đọc

Kể chuyện chính là phương thức quan trọng và hiệu quả để xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu mạnh phải được xây dựng dựa trên những giá trị rõ ràng và tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Trong khi đó, marketing kể chuyện có thể tác động tới cảm xúc và giúp khách hàng mục tiêu hiểu được những giá trị mà marketer muốn tạo ra. 

Storytelling có những định dạng nào?

storytelling là gì
Có 2 định dạng Storytelling

Data storytelling là gì?

Data storytelling là cách hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để chia sẻ những thông tin kinh doanh và vận động các kết quả mà họ mong đợi. Data storytelling là một hệ phương pháp đã được biến đổi để phù hợp với khách hàng mục tiêu dưới góc nhìn của một người dẫn truyện hấp dẫn, dùng để kết nối thông tin.

Với quá nhiều số liệu khiến ta bị rối, chỉ có mỗi data storytelling có thể biến những con số khô khan và nhàm chán trở nên sinh động, cảm xúc bởi chúng được kể từ góc nhìn của một con người.

Visual storytelling là gì?

Visual storytelling hay Visual narrative là câu chuyện được kể bằng việc sử dụng các hình ảnh minh họa. Câu chuyện sẽ sử dụng đến thuật nhiếp ảnh, hình minh họa, hoặc video và còn được hỗ trợ bởi kỹ thuật đồ họa, âm nhạc và giọng nói cùng các âm thanh phụ trợ khác.

Visual storytelling là một chiến lược marketing bậc cao dùng để nâng tầm cho câu chuyện hay trở nên có ý nghĩa bằng cách biến khách hàng thành nhân vật trung tâm của câu chuyện. Câu chuyện có bối cảnh tạo sự kích thích các trải nghiệm cảm xúc thông qua hình ảnh và được truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả xuyên suốt quá trình trải nghiệm của khách hàng (customer journey), với mục tiêu cao nhất là duy trì được mối quan hệ lâu dài của khách hàng đối với doanh nghiệp và kéo theo đó là những kết quả kinh doanh tích cực.

Storytelling đem đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay các doanh nghiệp đều áp dụng hình thức Storytelling để quảng bá thương hiệu. Vậy Storytelling  mang đến những lợi ích bất ngờ gì trong marketing?

Quảng bá thương hiệu

Những câu chuyện mà bạn kể giúp thể hiện được phần nào tính cách, định hướng của doanh nghiệp. Những nét độc đáo, riêng biệt là sẽ là điểm nhất – thứ khiến khách hàng tìm đến và nhớ đến bạn lâu dài hơn.

Thiết lập vị trí dẫn đầu

Biết sử dụng phương pháp storytelling hiệu quả, đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo dựng được một vị trí vững chắc trên thương trường. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ số phát triển như hiện nay. Hãy tận dụng các phương tiện truyền thông trực tuyến đa dạng như hiện nay để quảng bá thương hiệu. Thay vì những câu quảng cáo đơn thuần, việc kể chuyện nghệ thuật sẽ dễ dẫn dắt người xem hơn nhiều.

Đánh trúng tâm lý khách hàng

Với những câu chuyện dựa trên sự việc có thật, chi tiết thật sẽ tạo được cảm xúc hiệu quả nhất. Bạn càng đặt được nhiều cảm xúc vào câu chuyện, người đọc sẽ càng dễ dàng cảm nhận được và đồng cảm với điều đó. Hãy chân thật và thực tế để đạt được hiệu quả bất ngờ.

Duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới

Storytelling cũng là cách giúp bạn giữ được mối với khách hàng cũ của mình. Thông qua những câu chuyện thực tế, khách hàng như đang có cảm giác chính mình được trải nghiệm. Đặc biệt, những câu chuyện càng gần gũi với khách hàng, càng độc đáo cũng thì càng thu hút người mới tìm đến bạn.

Cách viết storytelling là gì?

Tìm ra góc nhìn của bạn

Đầu tiên, trong tất cả những câu chuyện, bạn cần phải có nhân vật chính, những gì bạn nghĩ, phác thảo ra chính là điều bạn cần có để tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Cần biết rằng, nhân vật chính của bạn là ai và thực sự có những yếu tố nào xoay quanh nó. Với mỗi một thương hiệu thì sản phẩm chính là nhân vật trung tâm tạo ra những ý tưởng để bạn khai triển ra nhiều thứ một cách độc đáo. Hãy nhìn theo cách của bạn hoặc từ góc nhìn của khách hàng xem, câu chuyện bạn vẽ ra liệu có đánh đúng vào mục tiêu, đúng những gì mà cộng đồng đang hướng tới hay không?

Hơn nữa, bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng thì mới thấu hiểu được những suy nghĩ của họ, từ đó mới tạo được câu chuyện hiệu quả. Bạn đang muốn truyền tải gì tới khách hàng, bạn đã có đủ “chất liệu” để tạo ra câu chuyện thực sự hiệu quả hay chưa? Nguyên tắc là, hãy nhìn từ khách hàng, bởi nếu bạn viết một Storytelling mà khiến cho họ thấy được mình ở trong đó, thì bạn đã thành công trong việc chạm tới cảm xúc của khách hàng rồi đó. 

Phác thảo nên cốt truyện riêng của mình

Nếu bạn đã hiểu được Storytelling là gì thì bạn cần phải có cốt truyện để tạo ra tổng thể dễ hình dung nhất cho mọi người hiểu được. Sự chỉn chu trong công đoạn lên kịch bản là điều quan trọng nhất. Kịch bản của bạn nên bao gồm brand benefit và brand promise. Chính những yếu tố này sẽ giúp thương hiệu của bạn tạo được niềm tin hơn với khách hàng, như vậy mới có thể khắc sâu vào tâm trí của họ về nhãn hàng có thể phục vụ tốt được cho cộng đồng, tạo ra được giá trị của thương hiệu trong lòng của họ.

Hãy học cách tư duy mang tính trực quan, dù bạn có biến nó thành video hay không? Cốt truyện thật dễ hiểu sẽ giúp bạn làm nổi bật được điểm mấu chốt. Sẽ có bắt đầu và kết thúc ở đâu? Trải nghiệm của nhân vật thay đổi ra sao và cuối cùng cảm xúc nào sẽ được tác động đến?

Suy nghĩ sâu xa hơn nữa

Khi bạn đã có một cốt truyện tốt, một câu chuyện tổng thể, thì bạn phải nghĩ xem mình sẽ kể nó như thế nào cho hợp lý nhất. Bạn sẽ kể nó dưới định dạng nào và nó có thể triển khai qua những kênh quảng cáo nào sẽ là điều bạn cần quan tâm khi thực hiện tạo Storytelling. Bạn có thể mở rộng phạm vi phủ sóng bằng cách đảm bảo rằng bạn có thể lặp lại câu chuyện thương hiệu của mình qua mạng xã hội, bởi đây cũng là một nền tảng truyền thông cực kỳ hữu ích để bạn hiện thực hóa câu chuyện.

Một câu chuyện thương hiệu hay phải có độ linh hoạt cao để có thể xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông. Những bức ảnh đẹp của câu chuyện đó phải được mọi người copy lại trên Instagram. Câu chuyện phải khiến người nghe tò mò, tự đặt câu hỏi hoặc thôi thúc họ chia sẻ trên Facebook hay Twitter. Hashtag của câu chuyện phải làm cho nội dung được người nghe nhớ đến. Bạn đã dành thời gian để sáng tạo ra một câu chuyện về thương hiệu. Vậy bạn cũng phải đảm bảo được rằng mình sẽ có thể kể nó lại thật nhiều lần.

Cách tạo sự hấp dẫn cho storytelling

Để thông điệp của doanh nghiệp nổi bật trong storytelling và giúp người đọc ghi nhớ được điều bạn gửi gắm phía sau câu chuyện, hãy áp dụng các kĩ thuật sau để tăng tính kết nối thông điệp với mạch truyện một cách mạch lạc và chặt chẽ nhất:

Tận dụng tối đa sức mạnh của multimedia

Multimedia là gì? Multimedia hay đa phương tiện là việc sử dụng nhiều thể loại và hình thức nội dung khác nhau bao gồm ngôn ngữ, âm nhạc, hình ảnh, âm thanh, hoạt họa, video và những nội dung có khả năng tăng tính tương tác (interactive content).

Sơn Tùng M-TP kết hợp cùng Biti's
Sơn Tùng MTP được lựa chọn làm gương mặt đại diện cho Biti’s

Điển hình Biti’s đã lựa chọn Sơn Tùng làm hình ảnh thương hiệu của mình. Đây là cách ghi dấu ấn tượng của Bitis’ khi họ muốn sử dụng tầm ảnh hưởng cùng cá tính âm nhạc độc đáo của Sơn Tùng MTP để miêu tả cho chính cá tính và sự đột phá trong thiết kế sản phẩm của họ.

Điều này cho thấy rằng, bên cạnh một nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng về ý tưởng, bạn cần phải biết kết hợp ý tưởng ấy với những loại hình nội dung chất lượng cao khác.

Đơn giản hóa câu chuyện

Để tăng được giá trị cho storytelling, bạn cần giải thích được cho khách hàng hiểu vì sao họ nên chọn doanh nghiệp của bạn. Bạn phải có sự minh bạch trong việc giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của mình.

Hãy nhớ, không ai muốn đọc một câu chuyện vừa dài vừa chán cả. Ngắn gọn và súc tích là những điều bạn cần!

Tăng yếu tố cảm xúc

Một câu chuyện giàu cảm xúc sẽ chạm được vào trái tim của tất cả mọi người, bởi chúng ta đều là con người và ai cũng có cảm xúc. Một câu chuyện mà người đọc thấy được chính họ ở trong đó, sẽ đưa họ đi tiếp tới cuối cùng của câu chuyện ấy.

Hằng trăm thông điệp marketing được truyền tải đằng sau những câu chuyện sinh hoạt hằng ngày của đời sống. Hãy nhìn cách mà Grab Food hay Grabbike sử dụng đặt để hình ảnh của họ trong những parodies hay web drama của các nghệ sĩ hài hiện nay.

Nghệ sĩ mang được tính đời sống vào trong mỗi sản phẩm văn nghệ của họ, khiến khán giả cảm thấy gần gũi và quan tâm đến họ cùng các văn hóa phẩm nhiều hơn. Dựa vào điểm đó, mà Grab khéo léo đặt từng sản phẩm của mình vào trong từng văn hóa phẩm ấy. Và họ đã rất thành công.

Tiêu đề gây chú ý mạnh

storytelling là gì
Đặt tiêu đề gây tò mò, tạo sự thu hút

Tuy việc đặt tiêu đề và giật tít là nhảm nhí, không nên được hưởng ứng và chia sẻ rộng rãi trong một cộng đồng thông tin lành mạnh, nhưng không thể phủ nhận rằng tiêu đề storytelling mang một sức ảnh hưởng lớn đến việc người đọc có muốn xem hay không.

Đặt một tiêu đề sao cho kích thích được sự tò mò của người đọc, nhưng lại không nên để họ hiểu hết tất cả những gì bạn sắp nói ra.

Sử dụng đến những thủ thuật marketing khác

Sáng tạo trong storytelling không giới hạn cơ hội để kết nối với khách hàng ở mỗi digital marketing, mà nó cho phép marketer kể được câu chuyện thương hiệu ở cả offline marketing.

Đừng coi nhẹ việc xuất hiện hay kể câu chuyện thương hiệu của bạn trên banner quảng cáo, trên bìa báo, tạp chí, trên radio và cả TV nữa, vì khi đó câu chuyện thương hiệu và chính thương hiệu của bạn cũng sẽ trở thành một phần cuộc sống của khách hàng.

Những phương pháp storytelling dễ dàng thuyết phục khách hàng

Điều chỉnh vốn từ vựng để phù hợp với đối tượng của bạn

Ví dụ, trong bài viết này, tôi định nghĩa đối tượng người Hồi giáo là bất cứ ai đang được kể câu chuyện – bao gồm các thành viên thuộc đa ngành, khách hàng, các bên liên quan, đối tác của bên thứ ba … Mục tiêu của chúng tôi khi kể chuyện là tạo được tiếng vang với khán giả, nhưng thật khó để làm điều đó khi chúng tôi không hiểu được ngôn ngữ của nó. Hiểu ngành và thuật ngữ các khán giả của bạn và kết hợp những từ này vào câu chuyện của bạn để họ có thể đặt mình vào đó. 

Ví dụ: nếu đối tượng của bạn là khách hàng làm việc trong ngành sản xuất sử dụng quy trình dây chuyền lắp ráp, bạn nên có hiểu biết về máy móc đang được sử dụng, các bước của dây chuyền lắp ráp và bất kỳ thuật ngữ nào về sản phẩm. Không sử dụng từ vựng chuyên ngành áp dụng cho các thành viên đối tượng của bạn, bạn có nguy cơ đánh mất sự chú ý của họ và uy tín của bạn.

Tập trung vào toàn bộ trải nghiệm omnichannel

Người dùng của bạn không phải chỉ tồn tại chỉ trong ứng dụng của bạn. Điều gì thúc đẩy họ sử dụng phần mềm của bạn? Họ sử dụng nó ở đâu? Xem xét bối cảnh sử dụng: người dùng của bạn làm gì trước, trong và sau thời gian họ gắn bó với sản phẩm của bạn? Điều gì làm họ phân tâm? Hiểu những yếu tố này sẽ giúp bạn đồng cảm được với những gì người dùng của bạn đang trải qua.

Ví dụ: đặt đối tượng của bạn vào địa vị của người dùng bằng cách nói: “Hãy tưởng tượng bạn là cha mẹ đơn thân, có hai con, công việc toàn thời gian rất bận rộn và bạn cần theo kịp tất cả các hoạt động ngoại khóa trên lịch của mình. Câu chuyện này cho phép các khán giả của bạn hình dung ra những trách nhiệm này, đưa họ ra được những quan điểm riêng của họ.

Ghép nối câu chuyện của bạn với một đồ vật để ghi nhớ và căn chỉnh

Đồ vật tạo ra một ấn tượng lâu dài sau mỗi câu chuyện được kể. Bảng phân cảnh, personas, bản đồ hành trình và báo cáo nghiên cứu cung cấp cho các khán giả một cái gì đó hữu hình để đề cập đến khi câu chuyện được kể, nó sẽ giúp họ nhớ lại các chi tiết cụ thể. 

Ví dụ: ghép câu chuyện của bạn với bản đồ hành trình giúp cho khán giả của bạn đánh giá mức độ hài lòng của người dùng khi bạn thảo luận về từng bước trong hành trình của người dùng. Ngoài ra, kể một câu chuyện kết hợp hiển thị bảng phân cảnh cho phép khán giả thấy được môi trường của người dùng.

Theo dõi quá trình bằng một Brief

Tóm tắt câu chuyện của bạn hoặc cuộc họp bằng một email ngắn gọn hoặc thông tin liên lạc khác để ghi nhớ thêm. Nếu quyết định được đưa ra dựa trên nội dung câu chuyện đó, bao gồm những gì đã được quyết định và tại sao lại đưa ra quyết định đó. Nếu một quyết định được đặt ra, bạn có thể có phần tiếp theo này để tham khảo lại.

phương pháp storytelling hiệu quả
Theo dõi quá trình bằng một Brief

5 nguyên tắc của storytelling

Xây dựng một câu chuyện thương hiệu chưa bao giờ là điều đơn giản. Xây dựng một câu chuyện thương hiệu khiến khách hàng chú ý, dừng lại tìm hiểu và ghi nhớ lại càng khó hơn. Do đó, để có được một câu chuyện hay và lôi cuốn thì doanh nghiệp cần chú ý đến 5 nguyên tắc cơ bản – G.R.E.A.T.

Kết nối (GLUE)

Thông điệp Marketing mà mỗi doanh nghiệp đưa ra trong từng câu chuyện cần phải có sự kết nối với những giá trị cốt lõi của thương hiệu, điều làm khách hàng tin tưởng là có thật. Công nghệ số ra đời và phát triển cho phép các thương hiệu dễ dàng tiếp cận với khách hàng thông qua các nền tảng trực tuyến. 

Tuy nhiên, khối lượng thông tin mỗi người có thể tiếp nhận trong một ngày là rất nhiều. Do đó, nếu câu chuyện của bạn không có sự kết nối giữa người xem và thương hiệu thì nó rất dễ bị bỏ qua. Xuyên suốt câu chuyện của mình, hãy đảm bảo rằng khi khách hàng tiếp nhận nội dung, họ không phải tự hỏi rằng “Chi tiết này thì có gì liên quan?”.

Phần thưởng (REWARD)

Phần thưởng ở đây chính là giá trị thương hiệu, giá trị sản phẩm. Phần thưởng không nhất thiết phải là hiện vật như quà tặng đặc biệt hay chương trình khuyến mãi mà có thể thay thế bằng những cam kết về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. 

Tâm lý của người tiêu dùng khi quyết định mua một sản phẩm là luôn quan tâm đến việc bản thân sẽ nhận lại những giá trị gì. Chính vì vậy, những câu chuyện đánh được vào nhu cầu của khách hàng như: sự tiện ích, an toàn, hay đẳng cấp,… sẽ luôn được đón nhận rộng rãi.

Cảm xúc (EMOTION)

Đây là một trong những yếu tố sống còn quyết định sự thành công hay thất bại của storytelling. Vì đa số khách hàng khi mua một sản phẩm sẽ dựa trên cảm xúc nhiều hơn là lý trí. Một câu chuyện được xây dựng tốt, nội dung hấp dẫn, bố cục mạch lạc sẽ khiến người nhận thể hiện rất nhiều cảm xúc. Mà cảm xúc là yếu tố trực tiếp chi phối tâm lý con người và thu hút sự chú ý của khách hàng về chiến dịch hay sản phẩm. 

cảm xúc quyết định đến hành vi
Cảm xúc là yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng

Cho dù cảm xúc đó là sự hạnh phúc, phẫn nộ hay thất vọng, thì nó sẽ đều đọng lại theo những cách khác nhau. Bên cạnh đó, những câu chuyện đánh vào cảm xúc sẽ dễ dàng lan tỏa hơn, từ đó giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

Tin cậy (AUTHENTIC)

Một câu chuyện thương hiệu hay thì đầu tiên, nó phải là câu chuyện đáng tin. Bởi vì khách hàng ngày càng thông minh và nhạy cảm, họ không hề thích cảm giác “Mình đang bị lừa”. 

Do đó, để xây dựng được niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp cần phải xây dựng câu chuyện “thật”. Không nên tạo ra một câu chuyện phi logic, quá phóng đại hay xa rời thực tế vì điều đó có thể khiến khách hàng thêm khó chịu. 

Mục đích (TARGET)

Một câu chuyện đáp ứng đầy đủ 4 nguyên tắc nêu trên nhưng không đi đến đúng mục tiêu và đối tượng thì vẫn có nguy cơ thất bại. Việc xác định sai đối tượng sẽ khiến tất cả những thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm trong câu chuyện trở nên vô nghĩa. 

Càng xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang nhắm đến, càng dễ dàng triển khai nội dung câu chuyện.

Storytelling khác content marketing ở điểm nào?

Storytelling rất hay bị nhầm lẫn với Content Marketing bởi cả hai đều là cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng một nội dung có mục đích, kích thích họ thực hiện hành vi tiếp theo trong quá trình mua sắm của họ (customer journey).

Tuy cả hai đều giống nhau về mục đích và cách thức tiếp cận nhưng chúng là hai khái niệm khác nhau. Business storytelling là kể chuyện về một doanh nghiệp là một hình thức sáng tạo nội dung hoàn toàn khác biệt, mà ở đó người dẫn chuyện phải nâng tầm diễn đạt của mình lên mức chỉn chu nhất khi cần phải kể một câu chuyện với đa dạng các hình thức nội dung.

Một đơn vị làm Dịch Vụ Seo Chuyên Nghiệp cần phải có đủ am hiểu về Storytelling và Content marketing.

Trong khi đó, content marketing mang phạm trù bao quát hơn. Doanh nghiệp sử dụng marketing để tiếp cận với khách hàng bằng những nội dung hấp dẫn và cung cấp thêm kiến thức cho người dùng.

>>> Bài viết tham khảo: Hic là gì? Những ý nghĩa khác nhau của hic

Đến đây thì bạn đã hiểu Storytelling là gì rồi đúng không nào? Đây chính là một phần quan trọng trong tổng thể chiến dịch Marketing. Muốn trở thành một nhà marketing giỏi, bạn cần biết cách kể chuyện thu hút, đi vào lòng người, gây dựng được vị thế của thương hiệu trong lòng khách hàng. Có vậy, doanh nghiệp của bạn mới có thể phát triển bền vững.